Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01TCT/PCCS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Phạm Duy Khương
Ngày ban hành: 05/01/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: 01TCT/PCCS
V/v: Hạch toán án phí và lãi trả chậm do vi phạm HDKT

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2005

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bình Dương

Trả lời công văn số 4770 CT/TT&HT ngày 07/10/2004 của Cục thuế tỉnh Bình Dương về hạch toán khoản án phí và lãi trả chậm do vi phạm hợp đồng kinh tế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại Điểm 11, Mục V, phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì “Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế” thuộc các khoản thu nhập chịu thuế khác và Tại Điểm 5, Mục IV, phần B Thông tư số nêu trên cũng hướng dẫn “Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác” không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ vào hai điểm hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế bị tòa án quyết định phải nộp án phí và trả tiền lãi do thanh toán chậm tiền hàng theo hợp đồng kinh tế cho bên bán thì khoản án phí và lãi trả chậm được bù trừ vào khoản thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Trường hợp sau khi bù trừ, khoản án phí và lãi trả chậm vẫn còn thì không được tính vào chi phí hợp lý. Trường hợp không có khoản thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc số tiền bị phạt lớn hơn số tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc số tiền bị phạt lớn hơn số tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng kinh tế thì khoản tiền bị phạt hoặc số tiền chênh lệch giữa tiền bị phạt lớn hơn số tiền thu về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế tính thuế TNDN.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Bình Dương được biết và thực hiện.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP (HC), PCCS (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 01TCT/PCCS ngày 05/01/2005 về việc về hạch toán khoản án phí và lãi trả chậm do vi phạm hợp đồng kinh tế do Tổng cục Thuế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.206

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.87.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!