Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 64/TANDTC-PC 2019 kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự

Số hiệu: 64/TANDTC-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành: 03/04/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/TANDTC-PC
V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính.

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2019

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 09-01-2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức buổi giải đáp trực tuyến toàn quốc về một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và hành chính. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp vướng mắc như sau:

I. Về hình sự

1. Tình tiết “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật Hình sự được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự thì không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án đã nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù chung thân là loại hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tử hình, nên “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật Hình sự được hiểu là đã bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp, người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thỏa thuận khác của phía bị hại (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.

2. Tình tiết “chứa mại dâm 04 người trở lên” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 327 và “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Hình sự được hiếu như thế nào (người bán dâm hay bao gồm cả người mua dâm)?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “mại” là “bán”, “mãi” là “mua” và “chứa mại dâm” là “chứa bán dâm”. Như vậy, tình tiết định khung tăng nặng “chứa mại dâm 04 người trở lên” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 327“đi với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 328 của Bộ luật Hình sự được hiểu là đối với người bán dâm. Cách hiểu này là phù hợp với các tình tiết định khung tăng nặng khác quy định tại tại Điều 327 và Điều 328 của Bộ luật Hình sự, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn xử lý đối với hành vi chứa mại dâm mà có 01 người bán dâm với 03 người mua dâm trong cùng một khoảng thời gian thì bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của điều luật này nếu không có tình tiết định khung tăng nặng.

3. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có xử lý về hình sự hay không?

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về việc lấy trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự. Trước đây, nội dung này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hiện nay, chưa có Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định này của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vận dụng Thông tư liên tịch số 02 này thì trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác đtruy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

4. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu, mà trị giá tài sản của các lần phạm tội đã được cộng lại để xử lý trách nhiệm hình sự theo khung tăng nặng, thì họ có bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” hay không?

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu (ví dụ: nhiều lần phạm tội trộm cắp tài sản), mà tổng trị giá tài sản của các lần phạm tội thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Việc áp dụng khung hình phạt tăng nặng trong trường hợp này là căn cứ vào trị giá tài sản chiếm đoạt, còn việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” là căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội, nên hoàn toàn không trái với quy định tại khoản 2 Điều 52 của Bộ luật Hình sự (các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng). Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự), bảo đảm sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng như các chế định nhân đạo khác đối với người phạm tội.

Ví dụ: Một người trộm cắp 02 lần mỗi lần 2.000.000 đồng. Do thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự nên theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì họ không được hưởng án treo. Tuy nhiên, giả sử hai lần trộm cắp đó có tổng trị giá tài sản là 50.000.000 đồng, nếu Tòa án chỉ căn cứ vào trị giá tài sản để áp dụng tình tiết định khung “chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”, mà không căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội để áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” thì họ vẫn có thể được hưởng án treo. Việc áp dụng như vậy sẽ không bảo đảm nguyên tắc công bằng và phù hợp trong việc xử lý.

5. Khi xem xét, áp dụng tình tiết định khung “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự ngoài việc chứng minh, làm rõ các bị cáo sử dụng trang mạng đánh bạc trực tuyến không được phép hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam để đánh bạc thì có phải chứng minh các bị cáo nhận, trả tiền thắng, thua bạc qua tài khoản mạng hay không?

Khi xem xét, áp dụng tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự thì chỉ cần chứng minh các bị cáo sử dụng trang mạng đánh bạc trực tuyến không được phép hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam để đánh bạc là đã đủ điều kiện để áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này. Việc chứng minh các bị cáo nhận, trả tiền thắng, thua bạc bằng phương thức nào chỉ nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khác của vụ án.

6. Trường hợp người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tức là dùng vốn vay với mục đích ban đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất nhưng sau đó tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại dẫn đến không trả được nợ thì có được coi là “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và có bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian di hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng ctình không trả”. So với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy, người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy...) mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại...) dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản...) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

7. Người chấp hành án đã chấp hành xong hình phạt tù, đã đủ thời gian được xem là đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự nhưng chưa thi hành hình phạt bổ sung, chưa nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm và các quyết định khác của bản án do không nhận được thông báo và quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp này có được đương nhiên xóa án tích không?

Điều 70 của Bộ luật Hình sự quy định về các điều kiện đương nhiên được xóa án tích, trong đó có điều kiện: người bị kết án nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách của án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án. Như vậy, Bộ luật Hình sự không quy định trường hợp loại trừ việc người bị kết án chưa chấp xong hành hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án với bất kỳ lý do gì. Hơn nữa, pháp luật thi hành án dân sự quy định nhiều phương thức thi hành đngười phải thi hành án có quyền lựa chọn như: tự nguyện thi hành, thỏa thuận thi hành án hoặc nhờ thân nhân nộp thay.

Do vậy, trường hợp người bị kết án (sau này là bị can, bị cáo trong một vụ án mới) không nhận được thông báo và quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự nên chưa thi hành hình phạt bổ sung, chưa nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm và các quyết định khác của bản án là chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Trong trường hợp này, người bị kết án không đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự.

8. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội trước không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì “người tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay không?

Theo quy định tại Điều 323 của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30-11-2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì: 1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hi lộ...) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua); 2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có ” là có cần cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 323 của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn nêu trên thì mặt chủ quan của tội phạm này chỉ bắt buộc người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết tài sản đó do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có, mà không buộc người tiêu thụ, chứa chấp phải biết rõ ai là người đã trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội để có được tài sản đó và họ đã bị xử lý hình sự hay chưa. Do vậy, trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội trước không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do chưa đtuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng có đủ chứng cứ chứng minh được ý thức chủ quan của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ biết rõ các tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ là do người khác phạm tội mà có thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

9. Trường hợp xác định được ngày, giờ, phút sinh của người bị buộc tội thì tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội là theo ngày sinh hay theo ngày, giờ, phút sinh?

Theo quy định tại Điều 417 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì tuổi của người bị buộc tội được xác định theo ngày sinh mà không tính theo giờ, phút sinh. Mặt khác, theo nguyên tc có lợi cho người bị buộc tội nên mặc dù xác định được ngày, giờ, phút sinh của người bị buộc tội nhưng việc tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội là theo ngày sinh.

II. Về dân sự

1. Trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Vậy giao dịch thế chấp đó có bị vô hiệu không?

Tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự quy định:

“...2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thm quyn, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thm quyn thì giao dịch dân sự vi người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đu giá tại tổ chức có thm quyn hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. …”

Theo Bản thuyết minh Dự án Bộ luật Dân sự năm 2015 của Ban soạn thảo thì quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự là nhằm: ...Bảo đảm công bằng, hợp lý đối với người thiện chí, ngay tình và bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự (các Bộ luật dân sự trên thế gii đều ghi nhận việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự)...”. Cho nên, cụm từ chuyn giao bng một giao dịch dân sự khác” tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự phải được áp dụng theo nghĩa rộng. Có nghĩa là: Không chỉ có những giao dịch nhằm chuyển giao quyền sở hữu như: Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn nhà ở; chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất... mà cả những giao dịch nhằm chuyển giao những quyền vsở hữu đối với tài sản hoặc quyền về sử dụng đối với thửa đất.

Đồng thời, thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm, theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật Dân sự thì nội hàm của thế chấp tài sản là việc người thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp mà không giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 320 của Bộ luật Dân sự quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản là: Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bo đm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này...”; khoản 7 Điều 323 của Bộ luật Dân sự quy định quyền của bên nhn thế chấp: “Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này”. Như vậy, mục đích của thế chấp là người có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đbảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp, trong trường hợp nghĩa vụ đó không được bên thế chấp thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp. Vì vậy, phải xem thế chp tài sản là một giao dịch chuyển giao tài sản có điều kiện; để bảo đảm quyền li cho bên nhận thế chấp ngay tình thì phải hiểu quy định “chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác” tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự được áp dụng cả trong trường hợp giao dịch về thế chấp tài sản.

Cho nên, trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chp nhà, quyn sử dụng đất đó cho Ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật thì giao dịch thế chấp đó không vô hiệu.

2. Trường hợp, trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất đó cho người nhận chuyển nhượng, nhận chuyển đổi, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Sau đó, các bên tranh chấp và Tòa án xét thấy hợp đồng nói trên bị vô hiệu hoặc chấp nhận yêu cầu hủy bỏ, như vậy khi giải quyết Tòa án có phải áp dụng Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự đưa những cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người nhận chuyển nhượng, nhận chuyển đổi, nhận tặng cho quyền sử dụng đất không?

Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự là giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Trên cơ sở đó, Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khi giải quyết các vụ việc dân sự, mà trong vụ việc đó có quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và nội dung của quyết định đó liên quan đến vụ việc Tòa án giải quyết thì Tòa án phải hủy quyết định đó để khôi phục quyền, lợi ích hp pháp của đương sự.

Quy định này tạo cơ sở cho Tòa án chủ động trong việc hủy quyết định cá biệt trái pháp luật có ảnh hưởng tới quyn lợi hợp pháp của đương sự, nhằm giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, toàn diện ”. (Mục 3 Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 10-4-2015 của Tòa án nhân dân tối cao).

Tại mục 1 Phần I của Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao về Giải đáp nghiệp vụ đã hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính...” cá biệt. Như vậy, theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự khi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà trong đó có việc cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất đang tranh chấp không đúng, gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự thì Tòa án phải đưa cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

Tuy nhiên, tại điểm d khoản 2 của Điều 106 của Luật Đất đai quy định cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp “...người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.... Theo Điều 195 của Luật Đất đai thì trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận nội dung biến động do chuyển quyền sử dụng đất do Chính phủ quy định. Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định việc đăng ký biến động, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chuyển quyền dựa trên cơ sở hồ sơ hợp đồng, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ thì việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận nội dung biến động trong trường hợp thực hiện hợp đồng (các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 105 của Luật Đất đai) là thủ tục hành chính trong giao dịch dân sự, không mang tính chất của quyết định hành chính cá biệt; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ thực hiện việc đăng ký biến động, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở kết quả giao dịch có hiệu lực. Cho nên, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất mà hợp đồng đó bị vô hiệu, nhưng người nhận chuyển quyền đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã được xác nhận nội dung biến động thì không đưa cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy tham gia ttụng và không cần phải tuyên hủy giấy chứng nhận cấp cho người nhận chuyển nhượng. Khi Tòa án tuyên hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vô hiệu thì Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án đgiải quyết điều chỉnh biến động hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với kết quả giải quyết của Tòa án.

3. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn có phải chịu án phí không? Đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn mới nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử?

a) Về việc chịu án phí

Khoản 3 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.”

Khoản 3 Điều 18 của Nghị quyết số 326/2016/LHBTVQH14 ngày 30-12- 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án cũng quy định: Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

Điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.”

Quy định tại khoản 3 Điều 218 của Bộ luật Tố tụng dân sựkhoản 3 Điều 18 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 không chỉ rõ là áp dụng cho giai đoạn chuẩn bị xét xử hay tại phiên tòa thì phải được hiểu bao gồm cả giai đoạn tại phiên tòa. Không thể áp dụng tương tự quy định của giai đoạn xét xử phúc thẩm cho phiên tòa sơ thẩm vì sẽ là việc đặt ra một quy định mới về trách nhiệm pháp lý nặng hơn của đương sự. Do đó, trường hợp đình chỉ xét xử sơ thẩm do nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, dù là trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa sơ thẩm thì nguyên đơn vẫn được trả lại tiền tạm ứng án phí; các đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm.

b) Về thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Điều 219 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là:

1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định...

2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định...”

Vậy đến ngày mở phiên tòa đã được coi là “tại phiên tòa” hay chưa? Mục 2 Chương XIV Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa. Theo quy định tại Mục này thì phiên tòa bắt đầu bằng thủ tục “Khai mạc phiên tòa” (Điều 239). Do đó, đến ngày mở phiên tòa (được triệu tập) nhưng chưa khai mạc phiên tòa thì chưa coi là “bắt đầu phiên tòa”, chưa coi là “tại phiên tòa”. Nếu nguyên đơn nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện trước khi khai mạc phiên tòa thì Thẩm phán vẫn có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chứ không phải là Hội đồng xét xử.

4. Trường hợp con của người để lại di sản vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự là những trường hợp không được quyền hưởng di sản nhưng người con này lại chết trước hoặc cùng người để lại di sản thì con của người này có được hưởng thừa kế thế vị đối với di sản do ông bà để lại hay không?

Điều 652 của Bộ luật Dân sự quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với ngưi đlại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sng...”.

Theo quy định tại Điều 652 nêu trên thì: Không phải cứ con chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng di sản. Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sng”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưng thế vị.

5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án, nếu người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá thì có quyền khởi kiện “tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản” không?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự thì chỉ có hai đối tượng, cụ thể là người mua được tài sản bán đấu giá và chấp hành viên, mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá.

Như vậy, Luật Thi hành án dân sự không quy định người phải thi hành có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản. Do vậy, người phải thi hành án nếu không đồng ý với kết quả bán đấu giá tài sản thì họ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết loại tranh chấp này.

Vấn đề đặt ra là tại sao Luật lại quy định như vậy? Vấn đề này có thể giải thích như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Đấu giá tài sản thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này. Theo quy định tại khoản 5 thì người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; theo quy định tại khoản 6 thì người mua được tài sản đấu giá là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản; theo quy định tại khoản 8 thì người trúng đấu giá là người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm nếu không có người trả giá cao hơn theo phương thức trả giá lên; hoặc là người chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. Thực chất, đây là một giao dịch dân sự mà chủ ththam gia là người có tài sản hoặc có quyền đưa tài sản ra đấu giá và người tham gia đấu giá và người trúng đấu giá theo quy định của pháp luật. Chỉ giữa những người này mới phát sinh quyền, nghĩa vụ có khả năng tranh chấp với nhau có liên quan đến kết quả đấu giá và chỉ người này mới có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy kết quả đấu giá nếu họ cho rằng có vi phạm pháp luật trong quá trình đấu giá làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Xem xét trường hợp cơ quan thi hành án bán đấu giá tài sản thì Cơ quan thi hành mà cụ thể là Chấp hành viên là bên có quyền đưa tài sản của người phải thi hành án ra bán đấu, mà không phải là người phải thi hành án có tài sản bị cơ quan thi hành án kê biên và đưa ra bán đấu giá để thi hành án, bên trúng đấu giá tài sản là người tham gia đấu giá trả giá cao nhất theo phương thức trả giá lên hoặc chấp nhận mức giá đã giảm theo phương thức đấu giá xuống. Vì vậy, chỉ có Chấp hành viên và người trúng đấu giá đã ký hợp đồng mua tài sản đấu giá mới có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch bán đấu giá và có thể trở thành các bên tranh chấp với nhau về kết quả bán đấu giá tài sản. Người phải thi hành án không phải là người đưa tài sản ra bán đấu giá, tức là không tham gia, không phải là một bên trong giao dịch này nên không có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch và do đó họ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản. Chỉ trong trường hợp duy nhất là họ tham gia và trúng đấu giá thì lúc này với tư cách là người mua được tài sản đấu giá thì họ mới có quyền khởi kiện.

Thứ hai, nếu người phải thi hành án có căn cứ cho rằng cơ quan thi hành án có hành vi, quyết định kê biên, định giá và bán đấu giá đối với tài sản của họ để thi hành án trái pháp luật thì họ có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 140 của Luật Thi hành án dân sự. Việc giải quyết khiếu nại của họ được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Thi hành án dân sự.

6. Theo khoản 4 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì khi quyết định đình chỉ vụ án “Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có)”, trường hợp nguyên đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án có giải quyết việc thi hành án trong quyết định đình chỉ hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thm sau khi có quyết định giám đốc thm, tái thm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chgiải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định nêu trên thì trong trường hợp vụ án đã có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy án để xét xử lại, quá trình giải quyết lại sơ thẩm, nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nhưng họ không đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải được sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nhưng họ không đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, Tòa án phải hỏi ý kiến của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về việc có đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án hay không, có yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan không và tùy từng trường hợp xử lý như sau:

- Trường hợp bị đơn không đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vn đkhác có liên quan thì Tòa án ra quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn, xác định lại tư cách bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

- Trường hợp bị đơn đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vn đkhác có liên quan, yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn, đình chỉ yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có); người có quyền, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án giải quyết thì trở thành bị đơn. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

- Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, không yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vấn đề án phí, không giải quyết vấn đề hậu quả của việc thi hành án.

- Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để hỏi ý kiến về việc có đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án hay không, có yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan không nhưng vẫn vắng mặt nhưng không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì coi như đồng ý đình chỉ việc giải quyết vụ án.

III. Về tố tụng hành chính

1. Trong vụ án hành chính, một thành viên hộ gia đình khởi kiện quyết định hành chính thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình thì Tòa án có phải đưa các thành viên khác của hộ gia đình tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay không?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính thì: “Người có quyn lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyn lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia ttụng với tư cách là người có quyn lợi, nghĩa vụ liên quan”;

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 của Luật Đất đai thì: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thng, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đt”.

Do đó, khi xem xét tính hp pháp của quyết định hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì Tòa án phải đưa các thành viên còn lại của hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất tham gia tố tụng với tư cách người có quyn lợi nghĩa vụ liên quan đbảo đảm quyn và lợi ích hợp pháp cho họ.

2. Để ban hành quyết định hành chính thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã căn cứ trên cơ sở ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện (tại một số công văn, báo cáo...). Trường hợp quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị khởi kiện thì Tòa án có phải đưa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính thì: “Người có quyền li, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Khiếu nại thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 193 của Luật Tố tụng hành chính thì:

“1. Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính... quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.

2. Hội đồng xét xử có quyền quyết định:

...b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có)... ”

Theo các quy định nêu trên thì khi xem xét yêu cầu khởi kiện mà Tòa án phải xem xét tính hp pháp của quyết định hành chính có liên quan do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, thì phải đưa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia tố tụng với tư cách người có quyn lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đi với trường hợp này, các văn bản hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành (công văn, báo cáo...) không phải là quyết định hành chính có liên quan nên Tòa án không đưa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

3. Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính bị khiếu kiện nhưng người khởi kiện không rút đơn khởi kiện thì Tòa án xử bác đơn khởi kiện do đối tượng khởi kiện không còn có đúng không?

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 57 của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 187 của Luật Tố tụng hành chính để tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngng phiên tòa mà người bị kiện ban hành quyết định hành chính mới, người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện xuất trình quyết định hành chính mới sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện mà người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải tiếp tục xem xét tính hp pháp của quyết định hành chính bị khởi kiện và quyết định hành chính mới. Trong trường hợp này, Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 193 của Luật Tố tụng hành chính để tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác yêu cầu khởi kiện nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật hoặc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện nếu quyết định hành chính bị khởi kiện, quyết định hành chính mới trái pháp luật. Trường hợp quyết định hành chính mới có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải tạm ngừng phiên tòa để đưa cơ quan, tổ chức, cá nhân đó tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

4. Trong vụ án hành chính đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng người khởi kiện chỉ khởi kiện đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Vậy xác định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Theo quy định của Điều 193 của Luật Tố tụng hành chính thì khi giải quyết vụ án hành chính, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét tính hp pháp của quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Trong trường hợp này, Tòa án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong điều kiện hiện nay, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đang bị áp lực lớn về công việc, đtránh việc chuyên quá nhiều vụ án hành chính lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với các quy định của pháp luật thì trong trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn thụ lý, xem xét giải quyết vụ án hành chính. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trái pháp luật và phải hủy quyết định hành chính này mới bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý, giải quyết vụ án đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và không phải hủy quyết định hành chính này thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý, xem xét tiếp tục giải quyết vụ án.

5. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính cấp xã có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không? Nếu thuộc đối tượng khởi kiện thì xác định người bị kiện trong trường hợp này là ai?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 và khoản 3 Điều 31 của Luật Đất đai thì việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính thuộc nội dung quản lý nhà nước về đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính ngày 19-05-2014 và điểm e khoản 5 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28-8-2014 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc lập, chỉnh lý và ký duyệt nghiệm thu bản đồ địa chính.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì bản đồ địa chính cấp xã được xác định là quyết định hành chính, nếu việc chỉnh lý bản đồ địa chính cấp xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Việc lập, chỉnh lý, ký duyệt bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc do cơ quan, tổ chức khác thực hiện thì người bị kiện được xác định là cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc lập, chỉnh lý, ký duyệt bản đồ địa chính mà người khởi kiện cho rằng việc chỉnh lý đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính.

Trên đây là kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc của Hi đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo để các Tòa án nghiên cứu tham khảo trong quá trình giải quyết các vviệc thuc thẩm quyền.


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đồng chí Chánh án TANDTC (để b/c);
- Các đồng chí Phó Chánh án TANDTC;
- Các đồng chí Thẩm phán TANDTC;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- C
ng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Trí Tuệ

THE PEOPLE’S SUPREME COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 64/TANDTC-PC

Hanoi, April 03, 2019

 

To:

- People’s Court and Courts Martial;
- Units of the People’s Supreme Court .

On January 09, 2019, the Council of Judges of the People’s Supreme Court organized a nationwide online session to answer some questions regarding criminal, civil and administrative proceedings. Below are the results of the session:

I. Criminal proceedings

1. What does “partial fulfilment of civil liability” mean in Clause 1 Article 63 of Criminal Code?

According to Point c Clause 3 Article 40 of Criminal Code, the death sentence will not be carried out if the convicted has returned at least three fourths of the property embezzled or bribes taken and closely cooperates with the authorities in the process of investigation or trial or has made reparation in an effort to atone for the crime. However in the case of community sentence, determinate imprisonment or life imprisonment, these are more lenient than death sentence, thus “partial fulfillment of civil liability” mentioned in Clause 1 Article 63 of Criminal Code means fulfilment of at least half of the civil liability under the judgment or court decision. This also applies when the convicted has fulfilled less than half of the civil liability under the judgment or court decision but he/she has a decision to reduce part of the civil liability or an agreement with the plaintiff (confirmed by a competent authority) that half of the civil liability has been fulfilled.

2. In  the phrases “The offence involves ≥ 04 people engaged in prostitution” mentioned in Point d Clause 2 Article 327 and “The offence involves more than one person” mentioned in Point dd Clause 2 Article 328 of Criminal Code, do the “people” or “person” include both the prostitute and the customer?

According to the Vietnamese dictionary, “mại” means selling, “mãi” means buying, thus “chứa mại dâm” means “harboring prostitutes” Thus the people mentioned in phrases “The offence involves ≥ 04 people engaged in prostitution” in Point d Clause 2 Article 327 and “The offence involves more than one person” in Point dd Clause 2 Article 328 of Criminal Code are the prostitutes. This interpretation is appropriate for other aggravating circumstances in Article 327 and Article 328 of Criminal Code, and is also practical in the case there is 01 prostitute and 03 customers at the same time, in which case Clause 1 of Criminal Code shall apply if there are not aggravating circumstances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Regulations of the 2015’s Criminal Code are similar to those of the 1999’s Criminal Code regarding the value of property illegally obtained as the basis for criminal prosecution, which have been elaborated in Joint Circular No. 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP.

The Council of Judges has not issued any Resolution to elaborate these regulations of the 2015’s Criminal Code. However, according to the Joint Circular, if a person commits the same act of appropriation of property multiple times though the value of property illegally obtained each time is below the level liable to criminal prosecution, the offence is not liable to criminal prosecution in any other cases, no administrative penalties have been imposed while the time limit for imposition of administrative penalties has not expired and the total value of property illegally obtain is equal to or more than the level liable to criminal prosecution, the person who commits the act will be liable to criminal prosecution if the act is committed repeatedly and continually.

4. If a person commits the same act of appropriation of property multiple times and the value of property illegally obtained already constitutes an aggravating circumstance, would the aggravating circumstance the offence has been committed more than once” also apply?

If a person commits the same act of appropriation of property multiple times (i.e. multiple thefts), the total value of property illegally obtained already constitutes an aggravating circumstance, none of the offences has been prosecuted and the time limit for criminal prosecution has not expired, the aggravating circumstance “the offence has been committed more than once” mentioned in Point g Clause 1 Article 52 of Criminal Code will also apply together with the sentence bracket for the value of property illegally obtained.

The aggravating circumstance is applied according to the total value of property appropriated. Whether “the offence has been committed more than once” depends on the offender’s records and compliance. This does not contradict Clause 2 Article 52 of Criminal Code (in which the acts that are the basis for determination of a crime or sentence bracket shall not be considered aggravating circumstances). Furthermore, this also ensure the rules for criminal proceedings mentioned in Article 3 of Criminal Code, classification of criminals, individualization of criminal liability, equality in granting probation or parole and other humane treatment of criminals

Example: A person commits theft 02 times, 2.000.000 VND each time. Because “the offence has been committed more than once” according to Point g Clause 1 Article 52 of Criminal Code, this person is not eligible for probation according to Article 65 of Criminal Code and instructions in Resolution No. 02/2018/NQ-HDTP. However, if the total value of property stolen after two times is 50.000.000 VND, he/she might be still eligible for probation for the fact that “the property obtained is from VND 50,000,000 to under VND 200,000,000” if the court fails to apply the aggravating factor “the offence has been committed more than once” considering his/her records or compliance with law. This will result in unequality.5. When applying the aggravating factor “The offence is committed using the Internet, a computer network, telecommunications network or electronic device” mentioned in Point c Clause 2 Article 321 and Point c Clause 2 Article 322 of Criminal Code, is it necessary to prove that the defendant receives and pays gambling money through an online account?

The application of these aggravating factors only requires evidence that the defendant uses an online gambling website that is not permitted in Vietnam to gamble. The evidence that the defendant receives and pays gambling money through an online account might help clarifying other factors of the case.

6. A person used a loan for personal purchases instead of business operation as initially declared, and then defaulted on the loan. Is this considered use of property “for illegal purposes which result in the offender's inability to repay the loan or return the property”, which is liable to criminal prosecution, as mentioned in Article 175 of the 2015’s Criminal Code?

Point a Clause 1 Article 175 of the 2015’s Criminal Code: “Taking a loan, borrowing, leasing property of another person or receiving property of another person under a contract, then uses deception to appropriate it or refuses to repay the loan or return the property when the repayment or return of property is due despite he/she is capable of doing so”. The factor “when the repayment or return of property is due despite he/she is capable of doing so” was not present in Point a Clause 1 Article 140 of the 1999’s Criminal Code. Thus, the loan is not used for illegal purposes (smuggling, money laundering, drug manufacturing or drug trafficking, etc.) though they are still different from the initially declared purposes. This is not considered use of property for illegal purposes and thus not liable to criminal prosecution. However when the repayment is due and the borrower is capable of repaying the loan but refuses to make the repayment (the borrower has a house, land or other property but still avoids repayment or oppose the foreclosure of the property), he/she will be liable to criminal prosecution in accordance with Article 175 of the 2015’s Criminal Code.7. A person had served the imprisonment sentence for a period long enough for conviction expungement as prescribed in Article 70 of Criminal Code. However, he/she has not served the additional punishment, paid the criminal court fees or served other decisions of the judgment due to the fact that he/she did not received any notification or decision from the civil judgment enforcement authority. Is he/she still eligible for automatic conviction expungement?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The convict (later the defendant in another case) who has not served the additional penalties or has not paid the criminal court fees due to the fact that he/she did not received any notification or decision from the civil judgment enforcement authority is not eligible for automatic conviction expungement under Article 70 of Criminal Code.

8. If a crime previously committed by a person was not prosecuted because he/she was under the age of criminal responsibility, will the person who “stores or buys a piece of property in the knowledge that it is obtained through another person's commission of a crime” be prosecuted?

Pursuant to Article 323 of Criminal Code: “1. Any person who, without prior promise, stores or buys a piece of property in the knowledge that it is obtained through another person's commission of a crime shall be liable to a fine of from VND 10.000.000 to VND 100.000.000 or face a penalty of up to 03 years' community sentence or 06 - 36 months' imprisonment”. Pursuant to Joint Circular No. 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC, which elaborate the 1999’s Criminal Code: “1. “property obtained through another person's commission of a crime” means property obtained by a person through direct commission of a crime (e.g. illegal appropriation, embezzlement, receiving bribes, etc.) or through exchange with property obtained through direct commission of a crime (e.g. a motorbike purchased with embezzled money); 2. “in the knowledge that it is obtained through another person’s commission of a crime” means there is evidence that the offender knows the property was obtained by another person through direct commission of a crime or through exchange with property obtained through direct commission of a crime”.

Pursuant to Article 323 of Criminal Code and the aforementioned instructions, the constitution of this offence only requires the offender to know that the property being stored or bought was obtained through direct commission of a crime; it does not require the offender to know who obtained the property or he/she has been criminally prosecuted. If a crime previously committed by a person was not prosecuted because he/she was under the age of criminal responsibility but there is evidence that another person stores or buys that property in the knowledge that it is obtained through another person's commission of a crime, the latter will be prosecuted accordingly.

9. If the exact time of birth (day, hour, minute) of a charged person can be determined, will the age of criminal responsibility of that person be determined according to the date of birth or the exact time of birth?

According to Article 417 of the Criminal Procedure Code, an offender person’s age shall be determined according to his/her date of birth instead of the exact time of birth. On the other hand, for the advantage of the offender, the age of criminal responsibility of that person will be determined according to the date of birth even if the exact time of birth can be determined.

II. Civil proceedings

1. A property transfer is invalid but the transferee is already granted the certificate of ownership of house or land use right (LUR) and has mortgaged the property to bank. Will this mortgage be invalidated too?

Pursuant to Clause 2 Article 133 of the Civil Code:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In cases where the transacted property which is required to be registered has not registered at a competent authority, the transaction with the third party shall be invalid, except for cases the bona fide third party received such property through an auction or a transaction with an another party being the owner of such property pursuant to a judgment or decision of a competent authority but thereafter such person is not the owner of the property as a result of the judgment or decision being amended or annulled. …”

According to the description of the bill of the 2015’s Civil Code, Clause 2 of Article 133 is meant to “Ensure fairness and rationality for bona fide parties; protect stability of civil relationships (civil codes of other countries also protect the bona fide third party in civil transactions, etc. " The phrase “transferred… through another transaction“ in Clause 2 Article 133 should be interpreted  in a broader sense: It includes not only transfer of ownership such as sale, donation contract, capital contribution contract, capital transfer, conversion or contribution in the form of LUR, etc., but also transfer of ownership-related rights or land use-related right.

Moreover, mortgage is a form of guarantee, in which a person (the mortgagor) put up his/her property as a guarantee for fulfillment of certain liability to the mortgagee without transferring the property to the mortgagee. However in Clause 6 Article 320 of the Civil Code, the mortgagor has the responsibility to “Deliver the mortgaged property to the mortgagee for realization” in one of the cases prescribed in Article 299 of the Civil Code; Clause 7 Article 323 of the Civil Code: “Follow procedures for realization of mortgaged property as prescribed in Article 299 of this Code.” Thus, the mortgagor uses the mortgaged property to guarantee fulfillment of his/her liability to the mortgagee. In case the liability is not fulfilled or properly fulfilled, the mortgaged property shall be delivered to the mortgagee to protect the mortgagee’s interests. For this reason, mortgaging should be considered a conditional transfer of property. The phrase “transferred through another transaction” in Clause 2 Article 133 of Criminal Code should also apply to mortgage of property to protect bona fide mortgagees

If the transferee of an invalid property transfer is already granted the certificate of ownership of house or land use right (LUR) and has mortgaged the property to a bank in accordance with regulations of law, the mortgage will not be invalid.

2. According to a LUR transfer/conversion/donation contract, a competent authority granted the LUR certificate to the LUR transferee. A dispute arose afterwards and the court found that the aforementioned contract is invalid or agrees to invalidate the contract. Do the court have to apply Article 34 of the Civil Procedure Code, which requires the authority that granted the LUR certificate to participate in the proceeding as a person with relevant interests and duties to consider invalidating the granted LUR certificate?

 “This regulation enables the court to invalidate illegal individual decisions that affect the lawful rights and interests of litigants to resolve civil cases and matters accurately and comprehensively (Section 3 of the 2015’s Civil Procedure Code).

In Section 1 Part 1 of Official Dispatch No. 02/GD-TANDTC dated September 19, 2016 of the People’s Supreme Court: “The LUR certificate is an individual administrative decision…” Pursuant to Article 34 of the Civil Procedure Code, during settlement of a dispute over LUR, if the LUR certificate issued by a regulatory authority is illegitimate and affects the litigant’s interest, the court shall request the issuing authority to participate in the proceedings as a person with relevant interests and duties and consider invalidating such LUR certificate.

However, Point d Clause 2 Article 106 of the Land Law prescribes that the issuer of the LUR certificate must not revoke the LUR certificate if “the LUR certificate holder has transferred the LUR and the right to ownership of property on land in accordance with land laws…” Pursuant to Article 195 of the Land Law, procedures for certifying or confirming changes due to transfer of LUR shall  be decided by the Government. Article 79 of Decree No. 43/2014/ND-CP prescribes that in case of reissuance of the LUR certificate due to LUR transfer under a contract, the land registration office shall inspect the documents and confirm the changes on the granted LUR, or send documents to the LUR issuer.

Pursuant to the Land Law and Decree No. 43/2014/ND-CP, the reissuance of the LUR certificate or confirmation of changes (except the cases in Clause 3 Article 105 of the Land Law) are administrative procedures in civil transactions and not individual administrative decisions;  the registration of changes or reissuance of the LUR certificate shall be carried out by a competent authority according to the successful transaction. If a LUR transfer contract is invalid but the transferee has been granted the LUR certificate or the changes have been confirmed, the LUR certificate issuer is not required to participate in the proceedings and invalidation of the LUR certificate is not necessary. When the court declares that the LUR transfer contract is invalid, the land registration office and the natural resources and environment authority, on the basis of the court’s judgment or decision, shall register the changes or reissue the LUR certificate accordingly.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Regarding court fees

Clause 3 Article 218 of the Civil Procedure Code: “In cases where the Court issue decisions to terminate the resolution of civil lawsuits because the litigators withdraw all application for lawsuit initiation as provided for in point c and other cases specified in points d, dd, e and g clause 1 Article 217 of this Code, the Court fee advance money paid by the involved parties shall be refunded to the payers”

Clause 3 Article 18 of Resolution No. 326/2016/LHBTVQH14 of Standing Committee of the National Assembly: In case the court issues a decision to suspend the civil case because the plaintiff drops the application for lawsuit initiation according to Point c Clause 1 Article 217 of the Civil Procedure Code, the advanced court fees shall be refunded to the payer.

Point b Clause 1 Article 299 of the Civil Procedure Code: “Approving the withdrawal of lawsuit petitions by the plaintiffs if the defendants agree. The Appellate Trial Panels shall issue decisions to abrogate first-instance judgments and terminate the resolution of the cases. In this case, the involved parties are still required to pay the first-instance court fees as decided by the first-instance courts and half of the appellate court fees as provided for by law.”

Since the time of application is not specified in Clause 3 Article 218 of the Civil Procedure Code and Clause 3 Article 18 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14, this should also be applied during the court session. Regulations applied to the appellate court cannot be applied to the first-instance court to avoid introduction of new regulations that demand heavier legal liability of litigants. If the first-instance court is suspended because the plaintiff withdraws the application for lawsuit initiation, whether before or during the court session is held, the advanced court fees will be refunded.

b) Regarding the power to issue the decision to suspend the case:

Article 219 of the Civil Procedure Code:

“1. Before the opening of the trial, the Judges who are assigned to resolve the civil lawsuits has the power to make decisions …

2. In the court session, the trial panels has the power to make decisions … “

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A child of the testator violates the provisions of Clause 1 Article 621 of the Civil Code and thus loses the right to inheritance. If this child dies before or at the same time as the testator, will his/her children have the rights of succeeding heirs of their grandparent?

In Article 652 of the Civil Code: “Where a child of a testator died prior to or at the same time as the testator, the grandchildren of the testator shall inherit that part of the estate which their father or mother would have been entitled to inherit had such father or mother still been alive.”

Pursuant to Article 652, the testator’s child dies before the testator does not mean the testator's grand children will have the right of inheritance. The succeeding heir is the person who inherits the “part of the estate which their father or mother would have been entitled to inherit had such father or mother still been alive”. Once a person loses his/her right to inheritance according to Clause 1 Article 621 of the Civil Code, such as being convicted of intentionally causing harm to the health of the parent, he/she will not inherit the parent’s estate. For this reason, even this person would not have the right to inheritance even if he/she was still alive when the parent died, thus the estate to which he/she is entitled to inherit had the parent still been alive does not exist.

5. In the case where a civil judgment enforcement authority put up a judgment debtor’s property up for auction and the judgment debtor does not agree with the auction result, is he/she entitled to file a lawsuit against the auction result?

Pursuant to Clause 13 Article 26 of the Civil Procedure Code, the court is entitled to settle disputes over auction results, pay the cost of registration of purchased of property sold at auction in accordance with civil judgment enforcement laws.

Pursuant to Clause 2 Article 102 of the Civil Procedure Code, only the buyer and the enforcement officer are entitled to file a lawsuit over property auction result if they have evidence of violations committed during the auction process.

The Law on Civil judgment enforcement does not prescribe the right of the judgment debtor to file a lawsuit over property auction results. Therefore, the judgment debtor does not have the right to file a lawsuit over the property auction result even if he/she does not agree with it.

Explanation:

Pursuant to Clause 2 Article 5 of the Law of Property Auction, property auction means the sale of a piece of property that involves more than one buyer under the rules and procedures specified thereof, except the cases in Article 49 therein.  Pursuant to Clause 6, the successful buyer or auction winner will sign a sale contract or has the auction result approved by a competent authority. Pursuant to Clause 8, the auction winner will be the person who offers the highest bid (which can be equal to the starting price if no higher bids are offered); this can also be the person who accepts the starting price or a reduced price in case of reverse auction. This is a civil transaction by nature in which the participants are people who owners of property or have the right to put up the property for auction, and the bidders. Only these people have the rights and obligations over which a dispute can arise, thus they are the only people who have the right to complain or file a lawsuit over the auction result if they believe there are violations that affect their rights and interests. In this case, the property is put up for auction by a civil judgment enforcement authority, particularly the enforcement officer, instead of the judgment debtor, whose property is distraint and put up for auction. Therefore, only the enforcement officer and the auction winner who have signed the sale contract have the rights and obligations to the auction and dispute over the auction result. The judgment debtor is not a participant since he/she is not the one who puts up the property for auction, and thus has no rights and obligations to the transaction and also no right to file a lawsuit over property auction result. The judgment debtor may file such a lawsuit if only he/she is the auction winner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Clause 4 Article 217 of the Civil Procedure Code prescribes that when terminating the resolution of a case, “the court shall also resolve the consequences of the enforcement of judgments and other relevant matters (if any)”. If the plaintiff is still absent after being duly summoned for the second time, will the court proceed with the judgment enforcement in the termination decision?

Clause 4 Article 217 of the Civil Procedure Code: “Regarding cases that are re-settled according to first-instance procedures, immediately when decisions to conduct cassation or reopening trials have been issued, if the Courts decide to terminate the resolution of the cases, the Courts shall also resolve the consequences of the enforcement of judgments and other relevant matters (if any); if the plaintiffs withdraw the petitions or are absent though have been duly summoned twice, the termination of the resolution of the cases must be agreed by the defendants and persons with relevant interests and duties.”

Therefore, if the plaintiff withdraws the petition or is absent after being duly summoned twice without demanding a trial in absentia or the absence is not caused by a force majeure event, the court has to ask the defendant and persons with relevant interests and duties whether they agree with the termination of the case or request resolution of consequences of the enforcement of judgments and other relevant matters, then follow these instructions:

- If the defendant does not agree with termination of the case and request resolution of the consequences of the judgment enforcement and other relevant matters, the court shall issue a decision to reject the plaintiff’s request, change the status of the defendant into plaintiff and vice versa.

- If the defendant agrees with termination of the case but a person with relevant interests and duties does not and requests resolution of the consequences of the judgment enforcement and other relevant matters or has an independent request, the court shall issue a decision to reject the plaintiff’s request, reject the defendant’s request; the person with relevant interests and duties will become the plaintiff, and the people affected by such request of the person with relevant interests and duties (now the plaintiff) will become defendants. The court shall then resolve the case under common procedures.

- If the defendant and persons with relevant interests and duties agree to terminate the case and do not request resolution of the consequences of the judgment enforcement and other relevant matters, the court shall terminate the case, settle issues over court fees, and do not resolve consequences of the judgment enforcement.

- If the defendant or a person with relevant interests and duties whose absence after being duly summoned twice by the court is not caused by a force majored event, it will be considered that they agree to terminate the case.

III. Administrative proceedings

1. In an administrative lawsuit, a household member files a lawsuit against an administrative decision to withdraw the household's land issued by a competent authority. Does the court have to request other members of the household to participate in the proceedings as persons with relevant interests and duties?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Clause 29 Article 3 of the Land Law: “Land-using household means those who share a marital, family or foster relationship as prescribed by the marriage and family law, are living together and have joint land use rights (LUR) at the time of being allocated land or leased land, or having land use rights recognized by the State; or acquiring LUR.”

Therefore, when considering the validity of a LUR-related administrative decision, the court shall request other household members to participate in the proceedings as persons with relevant interests and duties in order to protect their lawful rights and interests.

2. The President of the People’s Committee of a province, based upon the opinions of the People’s Committees of a district or the Presidents thereof (under some certain official dispatches, reports, etc.), and issued an administrative decision. In case a lawsuit against this administrative decision is filed, would the court request the aforementioned People’s Committee or the President thereof to participate in the proceedings as a person with relevant interests and duties?

Pursuant to Clause 10 Article 3 of the Law on administrative procedures: “Person with related interests and obligations means an agency, organization or individual that, though being neither the plaintiff nor the defendant, has his/her/its interests and obligations related to the settlement of an administrative case and, therefore, participates at his/her/its own initiative or at the request of another involved party approved by a People’s Court (hereinafter referred to as court) or on summoned by the court to participate in procedures in the capacity as a person with related interests and obligations”;

Pursuant to Clause 2 Article 21 of the Law on Complaining, Presidents of the People’s Committees of provinces are entitled to settle complaints against administrative decisions or administrative acts of Presidents of the People’s Committees of districts for the second time; pursuant to Point a Clause 3 Article 203 of the Land Law, Presidents of the People’s Committees of provinces are entitled to settle complaints against decisions on resolution of land disputes issued by Presidents of the People’s Committees of districts.

Clause 1 and Clause 2 Article 193 of the Law on administrative procedures:

“1. Trial panels shall examine the legality of administrative decisions, ... decisions on settlement of relevant complaints.

2. Trial panels may decide to:

...b) Accept part or whole of lawsuit petitions, pronounce cancellation of part or whole of unlawful administrative decisions and decide to settle relevant complaints (if any)…”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. During a first-instance court session, if the defendant revises or cancels the administrative decision against which the lawsuit is filed but the plaintiff does not withdraw the lawsuit petition, is the court entitled to reject the petition due to the fact that the subject of the lawsuit no longer exists?

During the process of administrative lawsuit settlement, the defendant is entitled to revise or cancel the administrative decision in accordance with Clause 4 Article 57 of the Law on administrative procedures.

If the defendant, during the first-instance court session, promises to revise, replace or cancel the  administrative decision against which the lawsuit is filed and the plaintiff promises to withdraw the lawsuit petition, the court shall suspend the court hearing according to Article 187 of the Law on administrative procedures. At the end of the suspension period, if the defendant issues a new administrative decisions and the plaintiff agrees to withdraw the lawsuit petition, the trial panel shall issue a decision to terminate the lawsuit.

If the defendant, during the first-instance court session, presents a new administrative decision which revises, replaces or cancels the administrative decisions against which the lawsuit is filed and the plaintiff agrees to withdraw the lawsuit petition, the court shall issue a decision to terminate the lawsuit. If the plaintiff does not withdraw the lawsuit petition, the court shall continue to consider the legality of the administrative decision against which the lawsuit is filed and issued a new administrative decision. In this case, the court, pursuant to Clause 2 Article 193 of the Law on administrative procedures and on a case-by-case basis, shall reject the lawsuit petition if it is not legally based, or accept part of or the whole petition if the administrative decision against which the lawsuit is filed or the new administrative decision is issued against the law. If the new administrative decision involves rights and obligations of other organizations and individuals, the court must be suspended to invite such organizations and individuals to participate in the proceedings as persons with relevant interests and duties and then the case shall be settled under common procedures.

4. In an administrative lawsuit, Presidents of the People’s Committee of the district has issued a decision on complaint settlement, but the plaintiff only files a lawsuit against the administrative decision issued by the President of the People’s Committee of a commune. Will this lawsuit be handled under first-instance process by the People’s Court of the district or the province?

Pursuant to Article 193 of the Law on administrative procedures, the trial panel, during administrative lawsuit settlement, is entitled to consider the legality of relevant administrative decisions and complaint settlement decisions.

Pursuant to Clause 4 Article 32 of the Law on administrative procedures, the provincial court shall handle complaints against administrative decisions and administrative acts of the People’s Committee of the district or the Presidents thereof in the same administrative division as the court under first-instance procedures.

In this case, the court shall consider the legality of administrative decisions of the People’s Committees of communes and complaint settlement decisions of Presidents of the People’s Committees of districts. To avoid overburdening provincial courts, administrative lawsuits can also be handled by district courts. If there is evidence that a complaint settlement decision of Presidents of the People’s Committee of a district is issued against the law and thus has to be canceled to protect the lawful rights and interests of the litigants, the district court handling the case shall suspend the hearing and transfer the case to the competent provincial court for further handling. If there is evidence that a complaint settlement decision of Presidents of the People’s Committee of a district is issued in accordance with the law, does not violate the lawful rights and interests of the litigants and thus will not be canceled, the district court handling the case shall continue handling the case.

5. Can an adjustment to the commune cadastral map be filed a lawsuit against? In such cases, who will be the defendant?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Clause 6 Article 22 of Circular No. 25/2014/TT-BTNMT and Point e Clause 5 Article 2 of Joint Circular No. 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, Departments of Natural Resources and Environment have the responsibility to prepare, revise and sign cadastral map acceptance records.

Pursuant to the aforementioned regulations, cadastral maps of communes are administrative decisions and administrative lawsuits can be filed against adjustments to cadastral maps of communes in the cases specified in Clause 2 Article 3 of the Law on administrative procedures .

In such lawsuits, the defendant is the organization that prepares, adjusts or approves the cadastral map if the plaintiff finds that such adjustments infringe upon his/her the lawful rights and interests according to Clause 9 Article 3 of the Law on administrative procedures.

The above are contents of the online session held by the Council of Judges. The People’s Supreme Court recommends that the Courts to use this document as reference during settlement of cases under their jurisdiction.

 

 

PP EXECUTIVE JUDGE
DEPUTY EXECUTIVE JUDGE




Nguyen Tri Tue

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Official Dispatch No. 64/TANDTC-PC dated April 03, 2019 the results of the session of Criminal, civil, Administrative proceedings

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.862

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.7.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!