Kính
gửi:
|
- Sở Y tế;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
|
Trong thời gian qua, nhằm bảo vệ người
thuộc nhóm nguy cơ trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Ủy ban nhân dân
Thành phố đã phát động “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, tập trung
nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế
thấp nhất tỷ lệ mắc, chuyển nặng và tử vong do COVID-19.
Sau hơn 02 tháng triển khai Chiến dịch,
trên địa bàn Thành phố có 647.979 người thuộc nhóm nguy cơ đã được lập danh
sách và quản lý, trong đó, phát hiện gần 25.000 người chưa tiêm vắc xin phòng
COVID-19 (chiếm tỷ lệ 4,0%), xét nghiệm tầm soát phát hiện 5.638 người mắc
COVID-19 (chiếm tỷ lệ 0,9%). Qua chiến dịch, hơn 21.000 người chưa tiêm vắc xin
đã được thuyết phục tiêm tại nhà hoặc tại cơ sở y tế, người mắc COVID-19 nhưng
không biết đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút. Chiến dịch bảo vệ người
thuộc nhóm nguy cơ đã góp phần cải thiện tình hình chuyển nặng và tử vong do
COVID-19 tại Thành phố.
Thực hiện Công văn số 10815/BYT-DP
ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người
thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19, theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1008/TTr-SYT
ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các
đơn vị tiếp tục triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trong năm
2022, theo đó mở rộng đối tượng quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế (người có bệnh
nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc xin phòng
COVID-19 ở người trên 18 tuổi), với các hoạt động cụ thể như sau:
1. Hoạt động 1: Lập
danh sách và quản lý người thuộc nhóm nguy cơ
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức rà soát, cập nhật danh
sách người thuộc nhóm nguy cơ chưa được quản lý (người có bệnh nền, người trên
50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 ở người trên
18 tuổi), hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn.
Điều tra xác định các yếu tố: Tình trạng
bệnh nền đang được điều trị; tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm
sóc bản thân); tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); nhu cầu hỗ trợ
(chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác).
- Khi thu lại các phiếu khảo sát, Ban
Chỉ đạo phường, xã, thị trấn cần lưu ý các cộng tác viên phải kiểm tra và đảm bảo
thông tin thu thập đầy đủ và chính xác (đặc biệt các thông tin như họ tên, ngày
tháng năm sinh, CMND/CCCD, giới tính, số điện thoại liên hệ); nhập đầy đủ dữ liệu
vào “Hệ thống hỗ trợ báo cáo tình hình COVID-19”
(https://thongtinpcd.tphcm.gov.vn) để chuẩn bị liên thông dữ liệu vào nền tảng
Hồ sơ sức khỏe điện tử theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Lưu trữ các phiếu thu thập
thông tin của người thuộc nhóm nguy cơ tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
- Hoạt động 1 được hoàn thành trước
ngày 10 tháng 3 năm 2022.
2. Hoạt động 2:
Xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19 trong nhóm nguy cơ
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19
phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên
SARS-CoV-2 đối với những người thuộc nhóm nguy cơ theo danh sách trên địa bàn.
Khuyến khích thành viên các hộ gia đình làm xét nghiệm nhanh cho người thuộc
nhóm nguy cơ; trường hợp không tự làm xét nghiệm được, giao Trạm y tế, Trạm y tế
lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng thực hiện xét nghiệm
cho người thuộc nhóm nguy cơ.
Số lần làm xét nghiệm: Người thuộc
nhóm nguy cơ thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên 01 lần. Nếu kết quả xét
nghiệm âm tính thì sẽ được tư vấn và theo dõi sức khỏe từ xa qua mạng lưới “Thầy
thuốc đồng hành”. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì báo ngay cho Trạm y tế,
Trạm y tế lưu động để được cấp ngay thuốc kháng vi rút và theo dõi, chăm sóc điều
trị (Hoạt động 5).
- Thời gian hoàn thành xét nghiệm trước
ngày 17 tháng 3 năm 2022. Căn cứ kết quả xét nghiệm, giao Sở Y tế đề xuất Ủy
ban nhân dân Thành phố về tần suất xét nghiệm cho người thuộc nhóm nguy cơ trên
địa bàn trong năm 2022.
3. Hoạt động 3: Tổ
chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID- 19 cho nhóm nguy cơ và người sống
chung, người cùng gia đình
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành
phố chịu trách nhiệm xây dựng nội dung truyền thông cho đối tượng nhóm nguy cơ
và người sống chung, người cùng gia đình:
(1) Biết cách tự theo dõi sức khỏe;
thực hiện tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với
người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người; thực hiện
khai báo y tế.
(2) Thông tin đầy đủ về lợi ích của
việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; thuyết phục, động viên người thuộc nhóm nguy
cơ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để khẩn trương tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19.
(3) Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu
chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm,
chẩn đoán và điều trị sớm.
(4) Khi có biểu hiện sốt; ho; đau họng;
tức ngực, khó thở; đau mỏi người, mệt mỏi; mất vị giác hoặc khứu giác thì báo
ngay cho Trạm y tế phường, xã, thị trấn; Trạm y tế lưu động để được hướng dẫn,
kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi và điều trị theo quy định.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tăng cường triển
khai truyền thông đến các đối tượng đích là những người thuộc nhóm nguy cơ, người
thân hoặc người chăm sóc cho người thuộc nhóm nguy cơ.
4. Hoạt động 4: Tổ
chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống
chung, người cùng gia đình
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19
cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình của người
thuộc nhóm nguy cơ; đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn
của Bộ Y tế; tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di
chuyển được.
- Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin
cho người thuộc nhóm nguy cơ trước ngày 17 tháng 3 năm 2022.
5. Hoạt động 5:
Chăm sóc người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ
- Thực hiện quản lý, chăm sóc người mắc
COVID-19 tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế về “Hướng dẫn gói thuốc Chăm sóc sức
khỏe tại nhà cho người F0”.
- Sau khi nhận được thông báo người
thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID- 19, cấp phát ngay thuốc kháng vi rút (gói thuốc
C) và thuốc hạ sốt, nâng đỡ thể trạng (gói thuốc A). Hướng dẫn người bệnh sử dụng
ngay thuốc Molnupiravir, đánh giá tình trạng sức khỏe, phân loại mức nguy cơ
theo Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế để quyết định
người bệnh cách ly tại nhà hoặc cách ly tại cơ sở, bệnh viện thu dung, điều trị
COVID- 19. Trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở thu dung, bệnh viện
điều trị COVID-19, hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc Molnupiravir đã
được cấp phát; ghi rõ thông tin sử dụng thuốc Molnupiravir vào phiếu chuyển viện
hoặc thông báo cho cơ sở tiếp nhận biết để tiếp tục theo dõi.
- Xem xét cho người mắc COVID-19 thuộc
nhóm nguy cơ được cách ly điều trị tại nhà hay tại bệnh viện trên nguyên tắc đảm
bảo hài hòa giữa các yếu tố: tình trạng bệnh, điều kiện chăm sóc và cách ly tại
nhà, nguyện vọng của người bệnh và gia đình.
- Theo dõi sát tình hình sức khỏe của
người mắc COVID-19 được cách ly điều trị tại nhà để xử lý kịp thời; đồng thời cập
nhật thông tin về việc sử dụng thuốc điều trị COVID-19, tình hình sức khỏe của
người mắc COVID-19 trên Nền tảng số quản lý COVID-19.
- Đối với các trường hợp mắc COVID-19
được chuyển đến cơ sở điều trị phải nhập thông tin trên Nền tảng số quản lý
COVID-19, cập nhật thông tin sử dụng thuốc Molnupiravir vào phần mềm và bấm
chuyển thông tin người bệnh đến cơ sở điều trị.
- Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền
cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị;
tiếp tục điều trị bệnh nền (nếu có) cho người bệnh.
- Tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định
kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao và người sống
chung, người cùng gia đình.
6. Hoạt động 6: Bảo
vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc
COVID-19
- Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ
để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất
nguy cơ mắc COVID-19.
- Thực hiện việc theo dõi, cách ly,
điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi
khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm
nguy cơ.
7. Hoạt động 7: Hỗ
trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội
- Hướng dẫn, hỗ trợ người mắc
COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông
thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng.
- Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc
nhóm nguy cơ trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của
các thuốc điều trị.
- Hỗ trợ và động viên tinh thần cho
người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.
8. Giao Sở Y tế phối hợp Sở Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong việc chuyển đổi dữ liệu
của người thuộc nhóm nguy cơ sau khi thu thập được lên nền tảng Hồ sơ sức khỏe
điện tử theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Trên đây là nội dung triển khai Chiến
dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị
các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo đề
xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, các PCT;
- BCĐ phòng chống, dịch Thành phố;
- BCĐ phòng chống, dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- VPUB: CVP, PCVP/VX;
- Các sở, ban, ngành;
- Phòng VX;
- Lưu: VT, (VX-TH)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI THUỘC
NHÓM NGUY CƠ
(Ban hành kèm theo Công văn số: 485/UBND-VX ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
I. THÔNG TIN HÀNH CHÍNH
Họ tên: ...........................................................................................................................
Địa chỉ: ……………………………………………..phường/xã: ...............................................
quận/huyện: ……………………………………… tỉnh/thành phố: ...........................................
Ngày tháng năm sinh: ……………/……………/...................................................................
Giới tính: □ □ □ □ □ □Nam □ Nữ
Có thai: □ Có □ Không
Số CMND/CCCD: ............................................................................................................
Số điện thoại: .................................................................................................................
II. TIỀN SỬ-BỆNH SỬ
1. Tiền sử tiêm vắc xin phòng
COVID-19:
□ 1 mũi
Loại
vắc xin: ………………………………… Ngày tiêm:.............................
□ 2 mũi
Loại
vắc xin: ………………………………… Ngày tiêm:.............................
□ 3 mũi
Loại
vắc xin: ………………………………… Ngày tiêm:.............................
□ Chưa tiêm □
Lý do chưa tiêm:
□ Không đồng ý
□ Không thể di chuyển đến điểm tiêm.
□ Khác: ...........................................................................................................................
2. Tiền sử mắc COVID-19:
□ Không
□ Có Thời gian nhiễm: ..................................................................................
3. Ông bà có bệnh lý nền hay
không?
□ Không
□ Có
Vui
lòng đánh dấu "X" vào bệnh tương ứng ở trang 2
4. Tình trạng sức khỏe, sống chung
và nhu cầu hỗ trợ
- Tình trạng sức khỏe:
□
Có tự đi lại được
□
Tự chăm sóc bản thân
- Tình trạng sống chung:
□ Sống một mình
□
Sống chung
- Nhu cầu hỗ trợ:
□
Chăm sóc, điều trị bệnh nền □ Thuốc
- Nhu cầu khác: ...............................................................................................................
Người
thuộc nhóm nguy cơ ký và ghi rõ họ tên
DANH
MỤC CÁC BỆNH LÝ NỀN CÓ NGUY CƠ CAO
(Theo
Quyết định 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế)
Các bệnh lý nền
|
Có
bệnh nền
|
1. Tăng huyết áp
|
|
2. Đái tháo đường
|
|
3. Ung thư
|
|
4. Bệnh thận mạn tính
|
|
5. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và
các bệnh phổi khác, bệnh hen suyễn
|
|
6. Béo phì
|
|
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động
mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
|
|
8. Bệnh lý mạch máu não
|
|
9. Hội chứng Down
|
|
10. HIV/AIDS
|
|
11. Bệnh gan
|
|
12. Sử dụng corticosteroid hoặc các
thuốc ức chế miễn dịch
|
|
13. Các loại bệnh hệ thống, thiếu hụt
miễn dịch
|
|
14. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa
sút trí tuệ
|
|
15. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào
gốc tạo máu
|
|
Ghi chú: Nếu có bệnh nền thì đánh dấu "X" vào ô tương ứng.
Lưu
ý: "Phiếu thu thập thông tin người thuộc nhóm nguy cơ" gồm 2 trang in
2 mặt