ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 4644/SYT-NVY
V/v Phân tuyến điều trị Cúm A(H1N1) trên địa bàn
TPHCM
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08
năm 2009
|
Kính gửi: Các cơ sở khám chữa bệnh trên
địa bàn TPHCM
Căn
cứ:
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Phân tuyến điều trị Cúm A (H5N1) ban hành kèm QĐ số 30/2008/QĐ-BYT ngày
19/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm Cúm A (H1N1) ở người được ban
hành kèm theo Quyết định số 2762/QĐ-BYT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Tình hình dịch Cúm A (H1N1) trên địa bàn TPHCM.
Nhằm giảm thiểu các trường hợp mắc
do lây lan và hạn chế biến chứng cũng như tử vong do Cúm A (H1N1), Sở Y tế đề
nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện việc thu dung, cách ly và điều trị các trường hợp mắc Cúm A (H1N1) theo
phân tuyến điều trị sau đây:
I. QUY ĐỊNH PHÂN TUYẾN ĐIỀU TRỊ CÚM A (H1N1)
1. Tuyến Phường/Xã
- Cơ sở KCB: Trạm Y tế Phường/Xã, Phòng khám tư nhân, khu cách ly
tại cộng đồng/Bệnh viện dã chiến.
- Đối tượng bệnh: ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh có thể hoặc ca bệnh xác
định thể nhẹ nhưng không thuộc nhóm có nguy cơ cao (Phụ lục)
- Hướng xử trí:
+ Điều trị: Tamiflu, kháng sinh
+ Theo dõi: nhiệt độ, nhịp thở SpO2
(nếu có)
+ Cách ly: tại Khu cách ly tại cộng
đồng, Bệnh viện dã chiến, Trạm y tế (nếu có)
* Chỉ điều trị tại nhà khi đáp ứng
các điều kiện: bệnh nhẹ, không thuộc đối tượng nguy cơ, nơi ở của bệnh nhân đảm
bảo đáp ứng đầy đủ các quy định về cách ly bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, được
bác sỹ của cơ sở y tế khám và theo dõi hàng ngày, được tư vấn đầy đủ về bệnh dịch
cúm để tự theo dõi sức khỏe và có cam kết được điều trị tại nhà.
2. Tuyến Quận/Huyện
- Cơ sở KCB: Bệnh viện Quận/Huyện.
- Đối tượng bệnh: ca bệnh xác định (nhẹ đến trung bình)
- Hướng xử trí:
+ Xét nghiệm: X-Quang phổi, CTM, đo
SpO2, lấy mẫu xét nghiệm Virus
+ Điều trị: Oxy, Tamiflu, kháng
sinh, thở máy (nếu có)
+ Cách ly tại bệnh viện
3. Tuyến Thành phố
- Cơ sở KCB: Bệnh viện đa khoa TP, Bệnh viện đa khoa tư nhân
- Đối tượng bệnh: ca bệnh xác định (trung bình đến nặng nhưng không
thuộc nhóm có nguy cơ cao)
- Hướng xử trí:
+ Xét nghiệm: X-Quang phổi, CTM, đo
SpO2, lấy mẫu xét nghiệm Virus và các XN khác
+ Điều trị: Oxy, Tamiflu, kháng
sinh, thở máy (xâm nhập và không xâm nhập)
+ Cách ly tại bệnh viện.
* Riêng đối với các bệnh viện
chuyên khoa Thành phố, bệnh viện chuyên khoa tư nhân phải có buồng cách ly điều
trị những trường hợp xác định Cúm A (H1N1) và có bệnh lý chuyên khoa cần theo
dõi điều trị tại bệnh viện.
4. Bệnh viện tuyến cuối trong mạng lưới điều trị dịch cúm
- Cơ sở KCB: BV, Bệnh nhiệt đới, BV. NĐ 1, BV. NĐ 2, BV. Phạm Ngọc
Thạch thuộc SYT và BV. Chợ Rẫy, BV. Thống Nhất, BV. 175, BV 30/4.
- Đối tượng bệnh: ca bệnh xác định (nặng và đối tượng bệnh thuộc
nhóm có nguy cơ cao
- Hướng xử trí:
+ Xét nghiệm: X-Quang phổi, CTM, đo
SpO2, Phân tích khí máu, lấy mẫu xét nghiệm virus và các XN phục vụ chẩn đoán,
điều trị và nghiên cứu.
+ Điều trị: Oxy, Tamiflu, kháng
sinh, thở máy xâm nhập và không xâm nhập, điều trị suy đa tạng (lọc máu liên
tục)
+ Cách ly tại bệnh viện.
II. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ GIỮA CÁC TUYẾN
1. Chỉ chuyển tuyến khi vượt quá
khả năng điều trị và phải báo trước cho nơi tiếp nhận để chuẩn bị.
2. Thực hiện chế độ hội chẩn liên
khoa, liên bệnh viện và tham vấn của tuyến trên để giải quyết các trường hợp
khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
3. Khi có yêu cầu, tuyến trên có
thể cử cán bộ tăng cường tại chỗ cho tuyến dưới.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các bv TW, Bộ, Ngành đóng trên địa bàn TP (để phối hợp);
- BGĐ SYT;
- Lưu Văn phòng Sở, PVN, NTP “150”.
|
GIÁM ĐỐC
BS. Nguyễn Văn Châu
|
PHỤ LỤC
Nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc Cúm A (H1N1)
1. Trẻ em < 5 tuổi.
2. Người già trên 65 tuổi.
3. Phụ nữ đang mang thai.
4. Người < 18 tuổi có điều trị Aspirin
lâu dài.
5. Trẻ em và người lớn có bệnh mãn
tính phổi, tim mạch, máu, thần kinh, các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường,
béo phì ...
6. Trẻ em và người lớn bị suy giảm
miễn dịch (do thuốc hoặc do nhiễm HIV)
Phân độ lâm sàng
Căn cứ:
1. Mức độ thiếu oxy máu.
2. Mức độ tổn thương trên phim
X-quang phổi
Phân
độ
|
Mức
độ thiếu oxy máu
|
Mức
độ tổn thương trên phim X-quang phổi
|
Nhẹ
|
- Không khó thở
- SpO 2 > 92%
- PaO 2 > 80 mmHg
|
Không có thâm nhiễm phổi hoặc thâm
nhiễm nhẹ khu trú 1 bên phổi
|
Trung bình
|
- Khó thở
- SpO 2 = 88 - 92%
- PaO 2 = 60 - 80 mmHg
|
Thâm nhiễm khu trú 2 bên hoặc lan
tỏa 1 bên phổi
|
Nặng
|
- Khó thở, tím
- SpO 2 < 88%
- PaO 2 < 60 mmHg
|
Thâm nhiễm lan tỏa 2 bên phổi
|