Kính
gửi:
|
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
|
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc
gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15 (Thông báo số 205/TB-VPCP
ngày 15/7/2022 của Văn phòng Chính phủ); chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường
công tác phòng, chống dịch bệnh (Công văn số 3652/BYT-DP ngày 10/7/2022). Để đảm
bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân
Thành phố yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị
trấn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ về chủ động phòng, chống dịch bệnh, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách
nhiệm của người đứng đầu, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác
trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch
bùng phát trở lại, tập trung tổ chức triển khai các nội dung như sau:
1.1. Dịch bệnh COVID-19
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách ly,
điều trị); Công thức 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị +
công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, gắn với thực hiện tốt việc
khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
- Triển khai quyết liệt các giải pháp
đẩy mạnh công tác tiêm chủng, không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp
thời, gây lãng phí, giao chỉ tiêu tiêm chủng tới các xã, phường, thị trấn; thực
hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để đảm bảo không bỏ sót đối
tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người
dân; phát huy tính chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, chiến sỹ, quân
nhân, công nhân viên chức, người lao động trong việc tiêm vắc xin; tổ chức chiến
dịch tiêm vắc xin tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu
chế xuất, cụm công nghiệp; tiếp tục vận động người dân tham gia tiêm vắc xin đầy
đủ, đúng lịch; hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4, theo chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo hướng
dẫn của Bộ Y tế.
1.2. Dịch sốt xuất huyết
- Huy động các Ban, ngành, đoàn thể,
đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản và cộng đồng tham
gia các hoạt động phòng chống dịch; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tới tận
các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch, chú trọng triển
khai công tác phòng, chống dịch tại các khu vực di biến động về dân cư, khu vực
có ổ dịch cũ.
- Triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ
sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và
duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại
các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/1 lần tại các
khu vực còn lại. Vận động toàn thể người dân cùng tham gia.
2. Ủy ban nhân dân
các quận, huyện, thị xã
- Tiếp tục triển khai, thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung vào một số nội dung
cụ thể như sau:
+ Triển khai tốt công tác tiêm chủng
mở rộng, tiêm chủng phòng, chống dịch, trong đó tập trung đảm bảo bao phủ các
loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và đẩy mạnh công tác tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
+ Chủ động triển khai các biện pháp
chống dịch tại các khu vực có dịch và phòng dịch, phun hóa chất diệt muỗi tại
các khu vực ổ dịch và các khu vực nguy cơ cao căn cứ tình hình dịch tễ theo hướng
dẫn của ngành y tế.
+ Kiện toàn và duy trì hoạt động thường
xuyên của đội ngũ cộng tác viên/tổ phòng, chống sốt xuất huyết cộng đồng/đội
xung kích diệt lăng quăng (bọ gậy); tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện đề
án phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.
+ Đẩy mạnh công tác truyền thông
phòng, chống dịch, trong đó bao gồm các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền
thông vận động các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia công tác phòng, chống dịch,
đặc biệt công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và vệ sinh môi trường - diệt
bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế y tế
cơ sở; xây dựng phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế, hỗ trợ
công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong trường học. Quan tâm triển khai các
hình thức động viên, khen thưởng đối với đội ngũ nhân viên y tế và mạng lưới cộng
tác viên tham gia tư vấn, giám sát, điều trị, chăm sóc người bệnh tại y tế cơ sở,
các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên
ngành để kiểm tra và hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong
công tác phòng, chống dịch bệnh. Xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch
bệnh.
3. Sở Y tế
- Tăng cường giám sát dịch tễ, thu thập
mẫu bệnh phẩm xét nghiệm phát hiện bệnh nhân, tác nhân gây bệnh, đặc biệt lấy mẫu
giải trình tự gen các trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện bất thường để phát
hiện sớm các biến thể mới nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2; chủ động đánh giá
nguy cơ, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp phòng, chống dịch kịp
thời, phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn.
- Điều tra, xử lý kịp thời, triệt để
các ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để dịch lan
rộng, kéo dài.
- Tiếp tục triển khai tốt công tác
tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng phòng chống dịch COVID-19, trong đó tập trung đảm
bảo bao phủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và đẩy mạnh
công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức tốt việc phân tuyến, thu
dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong; xây dựng
kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn
chế chuyển tuyến khi không cần thiết, tránh quá tải bệnh viện tuyến trên.
- Hướng dẫn việc triển khai các biện
pháp phòng, chống dịch như vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi chống dịch
tại ổ dịch và phòng dịch tại khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế,
trên cơ sở chỉ định dịch tễ.
- Thường xuyên cập nhật, tập huấn kiến
thức về phòng, chống và điều trị dịch bệnh tại tất cả các tuyến để nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất
là y tế cơ sở; xây dựng phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế, hỗ
trợ công tác phòng chống dịch, đặc biệt trong trường học.
- Đảm bảo cơ số thuốc, vắc xin, sinh
phẩm, vật tư, hóa chất, dịch truyền cao phân tử, trang thiết bị cho các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh đáp ứng công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân đảm bảo tiết
kiệm, tránh lãng phí.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm đúng quy định tại Thông tư số
54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế. Rà soát, báo cáo trường hợp tử vong
do sốt xuất huyết (bao gồm cả các trường hợp nặng tiên lượng không qua khỏi được
gia đình xin về) trên hệ thống báo cáo trực tuyến, tránh thống kê thiếu, bỏ sót
các trường hợp tử vong.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách, quan tâm động viên,
khen thưởng đối với đội ngũ nhân viên y tế và mạng lưới cộng tác viên tham gia
tư vấn, giám sát, điều trị, chăm sóc người bệnh tại y tế cơ sở, các cơ sở y tế
dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Sở Thông tin và
Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và chỉ đạo các cơ quan báo, đài
của Thành phố:
- Tăng cường công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống
dịch đến tận hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố,
họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí,
truyền hình...
- Tổ chức các chiến dịch truyền
thông, tuyên truyền về diệt lăng quăng (bọ gậy), các hoạt động dọn bỏ vật dụng
phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh đẻ trứng và phát triển để phòng, chống
dịch bệnh.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền
thông về tiêm vắc xin, lợi ích, hiệu quả của vắc xin; thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng, chống dịch. “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị
+ công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”; cảnh báo về các biến thể
mới của Omicron; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19.
5. Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng
tại các cơ sở giáo dục, giáo dục dạy nghề, cho học viên, học sinh và phụ huynh
học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung vào một số bệnh
có nguy cơ cao trong thời gian tiếp theo như: dịch bệnh COVID-19, sốt xuất huyết
Dengue, cúm, tay chân miệng (đối với các trường mầm non, mẫu giáo)... Trong đó
tập trung vào các nội dung như tiêm chủng phòng, chống dịch đối với các loại vắc
xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin phòng COVID-19, vệ sinh
môi trường - diệt bọ gậy trong phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, vệ sinh môi
trường, vệ sinh đồ chơi đối với bệnh tay chân miệng...
- Phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân
các quận, huyện, thị xã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho
trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tổ chức định kỳ tổng vệ sinh, khử
khuẩn môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại trường học.
- Phát hiện, thông báo cho cơ quan y
tế các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, phối hợp tổ chức khám, điều
trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
6. Sở Tài chính
Tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành
phố bổ sung kinh phí trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan đảm
bảo nhu cầu đáp ứng phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp các đơn vị tiếp tục
triển khai hiệu quả các chính sách xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động nhằm ổn định và phát triển thị trường lao động,
đảm bảo an sinh xã hội
8. Các Sở, ban,
ngành Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động
triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung tại Thông báo số
205/TB-VPCP ngày 15/7/2022 của Văn phòng Chính phủ, Công văn số 3652/BYT-DP
ngày 10/7/2022 của Bộ Y tế, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Triển khai quyết liệt công tác tiêm
chủng vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động thuộc lĩnh vực quản lý; phát huy tính chủ động, gương mẫu
của các lực lượng cán bộ, chiến sỹ, quân nhân, công nhân viên chức, người lao động
trong việc tiêm vắc xin; tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đầy đủ, đúng lịch
theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ động triển khai các biện pháp vệ
sinh môi trường diệt bọ gậy trong khuôn viên cơ quan, đơn vị định kỳ hàng tuần;
chủ động phối hợp triển khai phun hóa chất diệt muỗi khi xuất hiện ổ dịch hoặc
thuộc khu vực có nguy cơ cao theo chỉ định dịch tễ.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp chỉ đạo các đơn vị, thành viên
tăng cường vận động cán bộ, nhân viên, người dân và chủ động phối hợp thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, yêu cầu các Sở, ban, ngành
Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Y tế;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch TT Lê Hồng Sơn;
- Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng;
- UBMTTQVN TP HN;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng ĐĐBQH&HĐND TP;
- Đài PT&TH HN, các Báo: HNM, KT&ĐT;
- VPUB; CVP, PCVP P.T.T.Huyền,
Phòng KGVX, TH;
- Lưu: VT, KGVXAN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Chử Xuân Dũng
|