Kính gửi: Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021
của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Quyết định
1719/QĐ-TTg). Để triển khai Nội dung 2, Tiểu Dự án 2, Dự án 3 - Đầu tư,
hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý đúng tiến độ và đạt hiệu
quả, Bộ Y tế kính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp
triển khai các nội dung sau:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung đầu tư, hỗ
trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại địa phương căn cứ theo hướng dẫn về
nguyên tắc dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại Phụ lục I đính kèm.
2. Cho ý kiến góp ý về Dự thảo khung thuyết minh dự
án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại Phụ lục II đính kèm.
3. Cử đơn vị đầu mối liên hệ của tỉnh, thành phố để
phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế triển khai nội dung về Đầu tư, hỗ trợ phát
triển vùng trồng dược liệu quý: Tên đơn vị, tên cán bộ đầu mối, địa chỉ email,
số điện thoại liên lạc.
4. Ý kiến góp ý Dự thảo khung thuyết minh dự án và
thông tin đầu mối liên hệ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi về Bộ Y
tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) trước ngày 20/4/2022.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Ths. Ds Nguyễn Thị
Phương Lan - Phó trưởng Phòng Quản lý Dược cổ truyền, Cục Quản lý Y, Dược cổ
truyền, Bộ Y tế; số điện thoại: 0906.278.189, email: [email protected].
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Ủy ban dân tộc (để p/h);
- Lưu: VT, YDCT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
PHỤ LỤC I
HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC, DỰ ÁN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU QUÝ
(ban hành kèm theo Công văn số 1881/BYT-YDCT ngày 14 tháng 04 năm 2022)
1. Giải thích từ ngữ
a) Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược
liệu là dự án liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất,
thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm từ dược liệu.
b) Chuỗi giá trị dược liệu: là chuỗi giá trị được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết bằng văn bản giữa các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ gia đình, các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động
là người dân tộc thiểu số trong hoạt động nuôi trồng, chế biến, sản xuất, và
tiêu thụ dược liệu, và các sản phẩm từ dược liệu.
c) Chuỗi giá trị dược liệu đã có: là chuỗi giá trị
dược liệu đã được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết bằng văn bản giữa
doanh nghiệp, HTX với các hộ gia đình, HTX, trang trại hoặc các tổ chức, cá
nhân khác trong hoạt động nuôi trồng, chế biến sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm của
chuỗi giá trị.
d) Chuỗi giá trị dược liệu mới: là chuỗi giá trị dược
liệu chưa hình thành hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng văn bản
giữa các doanh nghiệp, HTX với các đối tượng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm khác.
2. Một số nguyên tắc và điều kiện
hỗ trợ
2.1. Về hoạt động tổ chức thực hiện chung
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động
đầu tư công, sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.
b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cấp ở địa phương; đảm bảo phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.
c) Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy vai trò
chủ thế và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình tổ chức thực
hiện; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để đóng góp thực hiện các dự án
liên kết sản xuất dược liệu; tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quản
lý và điều hành thực hiện các dự án liên kết sản xuất.
d) Gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình MTQG phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030 với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo
bền vững và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn; gắn với
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với quy hoạch
chung của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Về nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ dự án
a) Dự án liên kết phải xác định được kết quả về chỉ
số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
b) Đơn vị chủ trì liên kết (chủ đầu tư) và các đối
tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật,
cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến,
thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
c) Dự án dược liệu phải đảm bảo các mô hình hỗ trợ
phát triển sản xuất phải tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của
các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án,
mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ
nữ thuộc hộ nghèo.
d) Hoạt động liên kết phải được xây dựng trên cơ sở
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và phải được thể hiện qua Hợp đồng
liên kết (bằng văn bản) giữa các bên liên quan trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
đ) Doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất phải
có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và được thành lập trước thời điểm
dự án được phê duyệt, hoạt động phù hợp với đối tượng được Dự án hỗ trợ, phải
có năng lực phù hợp với vai trò của mình trong liên kết sản xuất.
e) HTX được thành lập trước thời điểm Dự án được
phê duyệt, hoạt động phù hợp với đối tượng được Dự án hỗ trợ và phải có năng lực
phù hợp với vai trò của mình trong liên kết sản xuất, trực tiếp ký hợp đồng
liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh khác) Trang trại, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động phù hợp với
đối tượng được Dự án hỗ trợ, trực tiếp ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp hoặc
HTX.
g) Hoạt động hỗ trợ phải được xây dựng thành Dự án,
được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (được quy định cụ thể trong Phần 2).
h) Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư những nội
dung thiết yếu nhằm xây dựng mới hoặc củng cố liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị đã có. Các địa phương tự đánh giá, lựa chọn và quyết định nội dung hỗ trợ phù
hợp trên cơ sở điều kiện thực tế và nguồn lực của mình.
i) Tập trung nguồn vốn, hỗ trợ có trọng điểm, đúng
nhu cầu và tránh dàn trải. Nguồn vốn đối ứng là tài sản hoặc tiền mặt của các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án, không bao gồm các tài sản đã
được hình thành trước khi dự án được phê duyệt (máy móc, nhà xưởng, đất đai,
phương tiện vận chuyển...); công lao động trực tiếp của các đối tượng tham gia
vào dự án; các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình, dự án khác của Nhà nước.
k) Các quy trình sản xuất, các sản phẩm phải thực
hiện theo các nguyên tắc thực hành tốt sản xuất, đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường, ít sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Khuyến khích và ưu tiên các hình thức sản xuất áp dụng công nghệ công nghệ cao,
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, kinh doanh
l) Hoạt động hỗ trợ có thể nhiều hơn một chuỗi giá
trị trong 01 dự án, nhưng nội dung hỗ trợ của dự án lần sau sẽ không được trùng
với các nội dung hỗ trợ của các dự án lần trước đó; dự án hỗ trợ sau phải cách
ít nhất 12 tháng sau khi kết thúc dự án hỗ trợ lần trước.
3. Đối tượng và phạm vi triển
khai thực hiện Dự án
3.1. Đối tượng
- Cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số,
hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển dược
liệu quý;
- Thôn, bản, xã, huyện, tỉnh nơi triển khai dự án.
- Doanh nghiệp triển khai dự án phát triển vùng trồng
dược liệu quý hoặc Trung tâm nhân giống hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn
(đăng ký hoạt động và nộp thuế tại địa bàn), có cam kết sử dụng tối thiểu 50%
lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ (phấn đấu có ít nhất 50% lao động là
nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua và tiêu thụ dược liệu sản xuất trong vùng.
3.2. Phạm vi triển khai dự án
+ Các huyện triển khai thực hiện dự án phải đảm bảo
đáp ứng các tiêu chí sau:
- Huyện có xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí tại
Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ
phát triển giai đoạn 2021-2025;
- Huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người
dân tộc thiểu số;
- Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu có giá
trị kinh tế và y tế cao;
- Có nhu cầu, kế hoạch, định hướng phát triển dược
liệu cụ thể;
- Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng,
phát triển Sâm Việt Nam, cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển;
có ít nhất 1.000 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ.
+ Phạm vi cụ thể:
- Vùng 1: Miền núi phía Bắc 02 Trung tâm giống (Hà
Giang, Yên Bái) và 10 Vùng trồng dược liệu quý (Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang);
- Vùng 2: Miền Trung và Duyên hải Nam Trung Bộ 01
Trung tâm giống (Quảng Nam) và 04 Vùng trồng dược liệu (Nghệ An, Huế, Quảng
Ngãi, Ninh Thuận);
- Vùng 3: Tây Nguyên 01 Trung tâm giống (Kontum) và
03 Vùng trồng dược liệu quý (Gia lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,).
- Vùng 4: Đông Nam Bộ 01 Vùng trồng dược liệu (Trà
Vinh);
4. Nội dung triển khai
Dự án tập trung hỗ trợ phát triển 2 đối tượng là
chuỗi giá trị dược liệu mới và chuỗi giá trị dược liệu đã có cụ thể:
a) Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị dược liệu mới
gắn nuôi trồng, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; hỗ trợ hình
thành các liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
b) Củng cố, nâng cấp liên kết theo chuỗi giá trị gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã có tại các địa phương, trong đó ưu tiên tập
trung xây dựng vùng dược liệu ổn định, chất lượng; hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và
quản lý chất lượng đồng bộ; nâng cấp năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị
trường.
5. Hướng dẫn các nội dung hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước thực hiện Dự án
Hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược
liệu quý có thể bao gồm một hoặc một số trong các nội dung hỗ trợ dưới đây. Các
địa phương căn cứ vào thực trạng sản xuất, chế biến và kinh doanh, định hướng
phát triển sản phẩm và nguồn lực của địa phương để quyết định lựa chọn nội dung
hỗ trợ phù hợp;
Các nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ, và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đủ
môi trường rừng để triển khai dự án căn cứ thực tế của từng tỉnh.
- Hỗ trợ đầu tư vật tư, trang thiết bị phục vụ sản
xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo đất vùng
nguyên liệu đạt GACP. Ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình
thành vùng nguyên liệu;
- Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng
dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông kết
nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước) để phục vụ dự án
phát triển vùng nguyên liệu.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến dược liệu
quý đạt GMP để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, xử lý chất thải, giao
thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu để đầu
tư xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu quý (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh,
bảo quản sinh học...)
- Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho
lao động tại chỗ.
- Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản
phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh: Hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ đề tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ chi phí nhận chuyển giao, ứng dụng khoa học
kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi,
tối đa không quá.
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối
đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm.
- Hỗ trợ chi phí sản xuất giống gốc, và chi phí sản
xuất giống thương phẩm đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ
cao.
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng
hệ thống kết nối chuỗi giá trị dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền được truy
xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho dự án đầu tư, hỗ trợ
vùng trồng dược liệu quý theo quy định.
6. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước thực hiện dự án
Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà
nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo các quy định tại Nghị định
của Chính phủ ban hành về quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia và Thông tư số 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai
đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
7. Mức hỗ trợ ưu đãi tín dụng
Mức hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho dự án đầu tư, hỗ trợ
phát triển vùng trồng dược liệu quý được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ
ban hành về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
8. Thời gian thực hiện các dự
án
Thời gian thực hiện các dự án từ 2021-2025
PHỤ LỤC II
KHUNG THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÙNG
TRỒNG DƯỢC LIỆU QUÝ
(ban hành kèm theo Công văn số 1881/BYT-YDCT ngày 14 tháng 04 năm 2022)
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.1. Chủ trì dự án:
...............................................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật:
.........................................................................................
- Chức vụ: ...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số
...................................., ngày cấp
........................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại:
....................................Fax:
....................................Email: ..............................
1.2. Các bên tham gia dự án (đối với trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)
a) Tên đơn vị tham gia liên kết:
...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: ..........................................................................................
- Chức vụ:
............................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ....................................,
ngày cấp: ........................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................
Fax: .................................... E-mail .............................
b) Tên đơn vị tham gia liên kết:
...........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật: .........................................................................................
- Chức vụ:
...........................................................................................................................
- Giấy đăng ký kinh doanh số ....................................,
ngày cấp: .......................................
- Địa chỉ:
..............................................................................................................................
- Điện thoại: ...................................
Fax: .................................... E-mail ............................
1.3. Số lượng người dân tham gia liên kết (đối với
trường hợp có nông dân tham gia liên kết) ...
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
- Tên dự án
- Địa điểm thực hiện dự án
- Tổng diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến:
- Tổng mức đầu tư: vốn tự có, vốn vay, vốn xin hỗ
trợ
- Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
(Liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn
cứ xây dựng dự án liên kết)
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
5.2. Mục tiêu cụ thể
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC
HIỆN DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
1.3. ...
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Nhu cầu thị trường dược liệu
2.2. Tình hình phát triển cây dược liệu ở địa
phương
2.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự
án
2.4 ...
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu
tư
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
4.2. Hình thức đầu tư
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng
nhu cầu của dự án
5.3 ...
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
II. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU ĐẠT GACP-WHO
2.1. Khái quát về cây dược liệu được trồng
2.2. Khái niệm và nội dung chủ yếu nuôi trồng dược
liệu theo GACP-WHO
III. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG TƯỚI
TIÊU VÀ VƯỜN ƯƠM
3.1. Hệ thống tưới tiêu
3.2. Hệ thống vườn ươm
3.3 ...
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC
LIỆU
4.1. Quy trình công nghệ sơ chế, chế biến sau thu
hoạch
4.2. Quy trình công nghệ, chế biến, sản xuất dược
liệu
4.3. ....
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ
TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư:
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.4. Giải pháp thiết kế mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật
1.5. Phương án tổ chức thực hiện
1.6. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình
thức quản lý
1.7. ...
II. NỘI DUNG LIÊN KẾT CỦA DỰ ÁN
1.1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết:
..................................................................
1.2. Quy mô liên kết:
..........................................................................................................
1.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:
.......................................................................
1.4. Hình thức liên kết: .......................................................................................................
1.5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia
liên kết: .............................................
1.6. Thị trường sản phẩm của dự án liên kết; đánh giá
tiềm năng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án liên kết.
1.7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt
động (thuê đất, san lấp mặt bằng, đầu tư vào các trang thiết bị...)
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY
MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
5.1. Giai đoạn xây dựng dự án
5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
VI. KẾT LUẬN
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ - NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế
của dự án:
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:
2.4. Phương án vay.
2.5. Các thông số tài chính của dự án
III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
1.1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (nội
dung, thời gian tư vấn, dự toán chi phí,...)
- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết (số lượng, công
trình, thời gian, đối tượng, dự toán chi phí, bản vẽ thiết kế, chi tiết mô tả
công trình và các giấy tờ liên quan...)
- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông (chi tiết mô
hình, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của Chương
trình khuyến nông,...)
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn (số lượng, nội dung, thời
gian, đối tượng, chương trình đào tạo bồi dưỡng, dự toán chi phí, ….)
- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm
(số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, thời gian hỗ trợ, dự toán chi phí,
………..)
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới,
áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi (chi tiết
khoa học kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, dự toán kinh
phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan...)
1.2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi
tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).
1.3. Thời gian và kinh phí hỗ trợ
a) Thời gian hỗ trợ (chi tiết thời gian cho từng nội
dung chính sách, chi tiết các năm, nếu có)
b) Kinh phí hỗ trợ (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng
nội dung chính sách, chi tiết các năm)
Tổng số kinh phí xin hỗ trợ ..
1.4. Các hồ sơ gửi kèm (chủ đầu tư dự án liên kết
căn cứ các quy định hiện hành của các Chương trình, nguồn vốn hỗ trợ và các quy
định hiện hành của Nhà nước, bổ sung dự toán, các tài liệu liên quan để phục vụ
quá trình phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết):
CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện dự
án liên kết. Trong đó phải có kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung ưu
đãi, hỗ trợ, kế hoạch tài chính, kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện dự án
liên kết)
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III. KIẾN NGHỊ
Ngoài các nội dung nêu trên, chủ đầu tư dự án liên kết
có thể bổ sung các nội dung khác nhằm làm rõ hơn nội dung dự án liên kết và phù
hợp với điều kiện thực tế.
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)