ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1726/UBND-VX
Về tăng
cường triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 27 tháng 5 năm 2021
|
Kính gửi:
|
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
|
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất
hiện nhiều chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng
đồng tại nhiều quận, huyện; tình hình dịch bệnh có nguy cơ lan rộng và lan
nhanh trong cộng đồng.
Nhằm kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn
phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân Thành phố; căn cứ đề xuất
của Sở Y tế tại Tờ trình số 3087/TTr-SYT ngày 27 tháng 5 năm 2021; Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương triển khai những biện pháp
sau:
1. Tiếp tục tạm dừng các hoạt động không thiết yếu đã được quy
định tại Công văn số 1641/UBND-VX ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
massage; xông hơi; các tụ điểm, khu vui chơi, giải trí; sân khấu ca nhạc; sân
khấu kịch; rạp chiếu phim; trung tâm - nhà hàng tiệc cưới; các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống theo mô hình buffet, ăn uống có tổ chức hát với nhau, karaoke
dưới mọi hình thức; vũ trường; quán bar; karaoke; hát với nhau; pub; beer club;
các điểm kinh doanh trò chơi điện tử,
truy cập Internet; các cơ sở kinh doanh thể dục thể thao trong nhà (gym,
fitness, billiards, yoga,..); các Trung tâm thể dục thể thao và các khu tập luyện
thể thao công cộng trên địa bàn Thành phố.
2. Tạm dừng thêm đối với các loại hình hoạt động sau: spa; cơ
sở làm đẹp (cắt - uốn tóc nam nữ, nail...); phòng khám và bệnh viện
chuyên khoa thẩm mỹ; nhà hàng ăn uống; các
địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện (vẫn cung cấp tài liệu qua internet);
các hoạt động tại phố đi bộ, chợ đêm, công viên công cộng; các cơ sở kinh doanh
thể dục thể thao ngoài trời tập trung trên 10 người.
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống:
+ Đối với các hộ gia đình hoạt động cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn, uống, kinh doanh thức ăn đường
phố: tuyệt đối không phục vụ tại chỗ, chỉ
phục vụ hình thức bán hàng mang về, đặt hàng và thanh toán trực tuyến; người
giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo
khẩu trang và giữ khoảng cách trong khi chờ lấy hàng. Cơ sở kinh doanh vi phạm
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Đối với nhà hàng trong khách sạn: chỉ được hoạt động
để phục vụ khách lưu trú tại khách sạn, phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng
cách giữa 02 người là từ 02 mét trở lên, không phục vụ quá 20 người cùng một thời
điểm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan y tế.
- Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú theo mô hình
Homestay, AirBnb: ngưng tiếp nhận khách mới đến đăng ký lưu trú.
- Tạm dừng các hoạt động, nghi lễ tôn giáo tập trung
từ 10 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Thời gian áp dụng các nội dung nêu
trên bắt đầu từ 00 giờ 00 ngày 28 tháng 5 năm 2021 cho đến khi có thông báo mới.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và
các quận, huyện tăng cường kiểm soát địa bàn, kiểm tra trực tiếp đối với các loại
hình kinh doanh dịch vụ đang tạm ngừng nêu trên, thực hiện hình thức phạt nguội
trên cơ sở hình ảnh thu thập được qua hệ thống camera giám sát trên địa bàn và
các nguồn thông tin khác, áp dụng hình thức rút giấy phép kinh doanh đối với
các cơ sở cố tình vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
3. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng;
cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược
phẩm; xăng, dầu; điện; nước;
nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch
vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng,
luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn
thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất,
nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa
bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động bình thường. Người đứng đầu doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn
cho người lao động, trong đó:
- Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư
phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;
- Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các
biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
- Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ
tập trung người lao động, đảm bảo khoảng cách 2m giữa người với người;
- Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động
(nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường
hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa
phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu
trên.
4. Hệ thống các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố cảnh giác cao
nhất đối với dịch bệnh; siết chặt
toàn bộ quy trình sàng lọc, phân loại, phân luồng triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; rà soát bố
trí khoa phòng, quy trình khám chữa bệnh hợp lý; triển khai đăng ký trực tuyến,
đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh, khuyến cáo người dân không nên đến
quá sớm trước lịch hẹn; giám đốc các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh phải
chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức phòng chống
dịch bệnh và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K.
5. Đối với hoạt động giao thông vận tải:
- Hoạt động vận tải khách theo hình thức hợp đồng, du
lịch, trung chuyển, xe buýt và tuyến cố định:
tất cả các chuyến xe đều phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách tối đa không quá 50% sức
chứa, không quá 20 người/chuyến, hành khách buộc phải mang khẩu trang, ngồi xen
kẽ, ngồi cách hàng ghế và bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định. Trên xe phải
có trang bị dung dịch khử khuẩn phục
vụ hành khách; thực hiện việc khử khuẩn sau mỗi chuyến vận chuyển, hàng ngày.
- Hoạt động vận tải khách bằng taxi và xe ô tô dưới
09 chỗ ứng dụng công nghệ: vẫn
duy trì hoạt động, yêu cầu thực hiện nghiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các
chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải. Đối với hành khách: phải thực hiện khai báo
y tế và đeo khẩu trang khi sử dụng dịch vụ theo đúng quy định; không vận chuyển
hành khách không chấp hành theo quy định; đề nghị không sử dụng hệ thống điều
hòa và mở cửa kính xe trong quá trình phục vụ hành khách.
Giao Sở Giao thông vận tải chủ động theo dõi tình
hình và quyết định việc tạm ngưng hoạt động các tuyến vận tải hành khách đường
bộ cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và báo
cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Yêu cầu toàn thể người dân Thành phố hợp tác với chính quyền
Thành phố với tinh thần “Mỗi người
dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch”:
luôn nâng cao ý thức, không hoang mang trước tình hình diễn biến của dịch, tự
giác chấp hành các biện pháp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang nơi
công cộng và nơi làm việc; tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện
đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với
các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; hạn chế
ra ngoài nếu không thật sự cần thiết; người trên 60 tuổi hạn chế ra khỏi nhà
khi không có nhu cầu cấp bách; không tụ tập trên 10 người ở bên ngoài các công
sở, trường học và bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa người với người tại
các địa điểm công cộng.
7. Đề nghị các Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:
- Tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với phòng,
chống dịch COVID-19, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; phải xem công tác phòng, chống
dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm, huy động, phân công lực lượng trực chiến và
tham gia công tác phòng, chống dịch
COVID-19 tại đơn vị 24/24 giờ để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh với phương châm “Khẩn
trương - Thần tốc - Quyết liệt - Đồng bộ - Chủ động”.
- Tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện
tập trung đông người không cần thiết; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc trực tuyến; không tổ chức
các cuộc họp tập trung trên 20 người tham dự trong một phòng.
- Tổ chức đo thân nhiệt, khai báo y tế và lập danh
sách các trường hợp đến trụ sở làm việc và liên hệ công tác của các cơ quan đơn
vị để phục vụ công tác truy vết
khi cần thiết.
- Đối với các cuộc họp, sự kiện: người dự phải đeo khẩu trang, ngồi giãn cách ít nhất 02
mét; hạn chế việc bắt tay, trao đổi ở cự ly gần; rửa tay hoặc khử khuẩn trước
và sau cuộc họp; tiến hành vệ sinh phòng họp, khử khuẩn các bề mặt, các đồ vật tiếp xúc với người
dự họp sau mỗi cuộc họp.
Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
Thành phố nếu để xảy ra việc tập trung trên
20 người trong mỗi cuộc họp, hội nghị; chỉ đạo các lực lượng chức năng thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giải tán các điểm có tụ tập đông người không đúng
theo quy định; yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hồ Chí
Minh phải gương mẫu trong việc chấp hành yêu cầu các quy định về phòng, chống dịch
COVID-19 của ngành y tế.
8. Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ tình hình dịch bệnh thực
tế tại Thành phố điều chỉnh hình thức tuyên truyền, thời gian, thời lượng tuyên
truyền đảm bảo linh hoạt, kịp thời để nhân dân trên địa bàn Thành phố tiếp nhận
thông tin về tình hình dịch bệnh nhanh, kịp thời, hiệu quả, góp phần nhận diện
các thông tin giả liên quan đến tình hình dịch bệnh, tránh gây hoang mang dư luận.
9. Sở Công Thương chủ động rà soát, bảo đảm cung ứng hàng hóa,
vật tư y tế, hàng hóa thiết yếu cho người dân; kiểm tra thường xuyên việc chấp
hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại...
Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện theo dõi, kiểm tra và chịu trách
nhiệm triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ; (để
báo cáo)
- Bộ Y tế; (để
báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực
HĐND.TP; (để báo cáo)
- TTUB: CT,
các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu : VT, (VX-VNga).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|