Kính gửi:
|
- Các Bộ: Công an; Công Thương; Giao thông vận tải;
Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Lao động -
Thương binh và Xã hội; Ngoại giao; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng;
Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế;
- Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Nhằm đánh giá kết quả triển
khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường và Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Quý Cơ quan chỉ đạo thực
hiện các nội dung sau:
1. Báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện năm 2020 của các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị
25/CT-TTg , Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 1216/QĐ-TTg nêu trên, trong
đó nêu rõ các kết quả đã hoàn thành, các nhiệm vụ đang triển khai thực hiện,
các nhiệm vụ chậm tiến độ; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân chậm tiến độ (nếu
có) (mẫu báo cáo chi tiết tại Phụ lục được gửi kèm theo)
2. Đề xuất giải
pháp, kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Báo cáo của Quý Cơ quan đề nghị
gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn
Thất Thuyết, Hà Nội; điện thoại 024.37956868 (máy lẻ 3236), thư điện tử:
phongtonghop@vea.gov.vn trước ngày 30 tháng 12 năm 2020 để tổng hợp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự hợp tác của Quý Cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu VT, TCMT.VP (83).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
PHỤ LỤC I
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2020 CHỈ THỊ SỐ
25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP
BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Công văn số 7283/BTNMT-TCMT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
I. Kết quả triển khai thực
hiện
1. Tình hình phổ biến, quán
triệt Chỉ thị và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị
- Nêu tóm tắt các hoạt động phổ
biến, quán triệt, chỉ đạo, tình hình xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai Kế
hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị.
- Tình hình ban hành và tổ chức
thực hiện nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động về bảo bảo vệ
môi trường.
2. Tình hình thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị
- Rà soát, ban hành theo thẩm
quyền hoặc đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng
ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy
cơ cao gây ô nhiễm môi trường;
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật
môi trường của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm
cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ;
- Rà soát báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt, các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của
các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường
để có điều chỉnh kịp thời;
- Tập trung xử lý triệt để, di
dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào
các khu công nghiệp; yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; buộc đối
tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt
động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài
nguyên và Môi trường địa phương.
- Hoàn thành việc phê duyệt, rà
soát phê duyệt lại theo thẩm quyền quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thực
hiện ngay quy hoạch đã được phê duyệt; điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế
hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn.
- Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ
máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường, ưu tiên cấp huyện, xã; sử dụng nguồn
sự nghiệp môi trường để bố trí cán bộ hợp đồng phụ trách công tác bảo vệ môi
trường cấp xã; tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Tăng cường tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom
rác thải; tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên phối hợp, phản biện, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; chủ động
cung cấp thông tin, phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ môi trường.
Bố cục báo cáo:
- Các văn bản đã được ban hành
kèm theo số hiệu, ngày tháng năm ban hành của từng văn bản (01 bản photocopy gửi
kèm báo cáo).
- Các nhiệm vụ, giải pháp đã
hoàn thành (tóm tắt sản phẩm, kết quả đối với từng nhiệm vụ, giải pháp được
giao trong Chỉ thị) kèm theo tiến độ thực hiện.
- Các nhiệm vụ, giải pháp chậm
tiến độ (tóm tắt các hoạt động đã triển khai, kết quả đạt được, nêu rõ nguyên
nhân, giải pháp đẩy nhanh tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành.
3. Đánh giá kết quả đạt được
- Kết quả đạt được; thành công,
thuận lợi.
- Kết quả chưa đạt được; tồn tại,
hạn chế; nguyên nhân.
II. Một số đề xuất, kiến nghị
và giải pháp
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2020 NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP
NGÀY 18/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Công văn số 7283/BTNMT-TCMT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
I. Công tác tổ chức triển
khai thực hiện
1.1. Tình hình phổ biến, quán
triệt Nghị quyết và ban hành các Kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện.
1.2. Tình hình triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg .
II. Đánh giá kết quả thực hiện
1. Kết quả đạt được
1.1. Về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu
bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển.
1.2. Về chú trọng bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
1.3. Về khắc phục tình trạng ô
nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề.
1.4. Về khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các thành phố lớn và các lưu vực sông.
1.5. Về kiểm soát chặt chẽ hoạt
động nhập khẩu phế liệu.
1.6. Về ngăn chặn sự suy thoái
của các hệ sinh thái, suy giảm các loài.
1.7. Về nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân
2.1. Các khó khăn, hạn chế.
2.2. Nguyên nhân của sự tồn tại,
hạn chế.
III. Một số đề xuất, kiến
nghị và giải pháp
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2020 CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Công văn số 7283/BTNMT-TCMT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
I. Đánh giá kết quả thực hiện
Chiến lược bảo vệ môi trường năm 2020
1. Kết quả thực hiện các mục
tiêu
- Báo cáo kết quả thực hiện các
mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.
- Báo cáo kết quả thực hiện 46
chỉ tiêu quy định trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong năm 2020,
bao gồm:
+ Nhóm 15 chỉ tiêu về giảm cơ bản
các nguồn gây ô nhiễm môi trường;
+ Nhóm 08 chỉ tiêu về khắc phục,
cải tạo môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện đời sống của
nhân dân;
+ Nhóm 18 chỉ tiêu về giảm nhẹ
mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa
dạng sinh học.
2. Kết quả thực hiện các nội
dung, biện pháp bảo vệ môi trường
- Phòng ngừa, ngăn chặn việc
phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường:
- Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu
phát sinh các nguồn gây ô nhiễm
- Cải tạo, phục hồi các khu vực
đã bị ô nhiễm
- Đầu tư xây dựng công trình hạ
tầng kỹ thuật về môi trường
- Thực hiện khai thác, sử dụng
hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học
- Tăng cường năng lực ứng phó
biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức
trách nhiệm về bảo vệ môi trường
- Hoàn thiện pháp luật, thể chế
quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu khoa học, phát triển
và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường
- Phát triển ngành kinh tế môi
trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu
tư cho bảo vệ môi trường
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường
3. Kết quả thực hiện các giải
pháp tổng thể
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong BVMT
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học,
phát triển và ứng dụng công nghệ về BVMT
- Phát triển ngành kinh tế môi
trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc
đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu
tư cho BVMT
4. Kết quả thực hiện các
chương trình, dự án ưu tiên
II. Tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân
1. Các tồn tại, hạn chế.
2. Nguyên nhân của sự tồn tại,
hạn chế.
III. Một số đề xuất, kiến
nghị và giải pháp