Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4020/BNN-TCLN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 03/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4020/BNN-TCLN
V/v Thẩm định Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định

Theo đề nghị của UBND tỉnh Nam Định tại văn bản số 111/TTr-UBND ngày 12/10/2010 về việc đề nghị thẩm định Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất về cơ bản với nội dung báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020. Quá trình thẩm định cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với cơ quan chuyên môn của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Nam Định hoàn chỉnh quy hoạch theo hướng sau đây:

1. Tên báo cáo: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020;

2. Thời gian thực hiện: 2011-2020;

3. Hiện trạng rừng và quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

Theo báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2010 và quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh Nam Định đến năm 2020 có diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp là 11.100,9 ha, trong đó: Rừng Đặc dụng 7.100 ha; Rừng phòng hộ: 3.710,6 ha; Rừng sản xuất 290,3 ha.

Thống nhất với số liệu hiện trạng rừng năm 2010 và quy hoạch diện tích 3 loại rừng tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 theo báo cáo của tỉnh.

4. Thống nhất với mục tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo báo cáo của tỉnh.

5. Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020

5.1. Quy hoạch bảo vệ rừng:

Theo báo cáo của tỉnh quy hoạch bảo vệ rừng 2.966 ha.

Đề nghị tỉnh quy hoạch bảo vệ rừng 4.194,6 ha trong đó gồm 2833,4 ha rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung 540 ha và diện tích rừng trồng mới 821,2 ha sẽ thành rừng sau năm 2015 là đối tượng đưa vào quy hoạch bảo vệ, trong đó diện tích khoán bảo vệ rừng khoảng 2.500 ha là rừng phòng hộ, đặc dụng.

5.2. Quy hoạch Phát triển rừng

a) Trồng rừng tập trung:

Thống nhất với quy hoạch trồng rừng mới theo báo cáo của tỉnh là 1.492,2 ha (rừng đặc dụng 4 ha, phòng hộ 1.488,2 ha) phù hợp với số liệu hiện trạng rừng, quy hoạch đất lâm nghiệp chưa/không có rừng của địa phương.

b) Khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung:

Thống nhất với báo cáo của tỉnh quy hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng ngập mặn có trồng bổ sung là 790 ha (đặc dụng 90 ha, phòng hộ 700 ha), trong giai đoạn quy hoạch.

c) Trồng cây phân tán:

Thống nhất với báo cáo của tỉnh về quy hoạch trồng cây phân tán khoảng 4,5 triệu cây, bình quân trồng 450.000 cây/năm. Và đề nghị tỉnh có kế hoạch giao nhiệm vụ trồng cây phân tán đến từng xã, huyện, các cơ quan trong huyện, thị, thành phố Nam Định trồng để che bóng, cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, lấy gỗ, củi …vv.

d) Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Thống nhất với quy hoạch cơ sở hạ tầng lâm sinh theo báo cáo của tỉnh đảm bảo khả năng hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng, cung cấp đủ cây giống phục vụ trồng rừng, trồng cây phân tán tại địa phương và các vùng lân cận.

5.3. Quy hoạch khai thác gỗ, củi:

Theo báo cáo của tỉnh Quy hoạch khai thác chủ yếu là khai thác hệ thống cây trồng phân tán để lấy gỗ, củi phục vụ chế biến, tiêu dùng tại địa phương và khai thác đến đâu có kế hoạch trồng lại ngay đến đó.

Đề nghị tỉnh có số liệu cụ thể về kế hoạch khai thác và kế hoạch trồng lại cây phân tán sau khai thác trong giai đoạn quy hoạch.

5.4. Về quy hoạch chế biến gỗ:

Trong báo cáo của tỉnh về quy hoạch chế biến gỗ: Rà soát các cơ sở chế biến gỗ hiện có, đầu tư cải tạo nhà xưởng chế biến gỗ; Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ.

Đề nghị tỉnh ủy quy hoạch chế biến gỗ với những số liệu cụ thể về các cơ sở chế biến gỗ hiện có, đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến gỗ, số lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ trong giai đoạn quy hoạch.

5.5. Vốn đầu tư:

Theo báo cáo của tỉnh: Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp trong giai đoạn quy hoạch là 202,828 tỷ đồng, trong đó:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Vườn Quốc gia Xuân Thủy: 163 tỷ đồng (đã có dự án được phê duyệt);

- Đầu tư phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng 39,828 tỷ đồng

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách đầu tư cho bảo vệ, trồng, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển lâm nghiệp tỉnh.

+ Vốn vay và vốn tự có của nhân dân đầu tư để phát triển lâm ngư kết hợp thuộc rừng sản xuất và trồng cây phân tán.

Đề nghị tỉnh bố trí, phân bổ nguồn vốn thực hiện quy hoạch theo nguyên tắc ngân sách nhà nước giảm dần và tăng dần nguồn vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp, các chủ rừng. Và đề nghị tính toán lại tổng dự toán cho phù hợp với các hạng mục đầu tư do thay đổi về diện tích quy hoạch.

6. Một số nội dung khác:

- Theo số liệu hiện trạng trong báo cáo của tỉnh diện tích đất ngập nước chưa/không có rừng thuộc rừng đặc dụng sau quy hoạch còn khoảng 1.985,3 ha và trong thực tế hàng năm có nhiều loài chim nước, chim di trú sinh sống, kiếm ăn tại khu vực này nhưng báo cáo của tỉnh chưa đề xuất nội dung quy hoạch. Đề nghị tỉnh bổ sung nội dung quy hoạch cụ thể khu vực đất ngập nước chưa/không có rừng với diện tích khoảng 1.900 ha phục vụ cho công tác bảo tồn, là bãi kiếm ăn, điểm dừng chân qua lại của các loài chim nước, chim di cư hàng năm tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, đảm bảo quy hoạch giai đoạn 2011-2020 của tỉnh phù hợp với Công ước Ramsar.

- Đối với 4.000 ha đất ngập nước sâu trên 6 mét lúc triều kiệt (mặt nước) thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thủy báo cáo cũng chưa tính đến phương án quy hoạch giai đoạn 2011-2020 về bảo tồn và phát triển các loài sinh vật biển. Đề nghị tỉnh bổ sung quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài sinh vật biển trên diện tích 4.000 ha (mặt nước) thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Trên đây là một số ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung những nội dung cần thiết trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 4020/BNN-TCLN ngày 03/12/2010 thẩm định Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.725

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.22.49
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!