ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
3198/UBND-KH&ĐT
V/v: Phương án tổng thể khắc phục hậu
quả do mưa lớn ngập úng trên địa bàn thành phố
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2008
|
Kính gửi:
|
Giám
đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trên địa bàn
thành phố Hà Nội
|
Ủy
ban nhân dân thành phố nhận được Tờ trình liên ngành của sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính số 464/TTrLN:KH&ĐT-TC ngày 17 tháng 11 năm 2008 về phương án
tổng thể khắc phục hậu quả do mưa lớn úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn
cứ nội dung kết luận tại cuộc họp thường trực UBND thành phố ngày 18 tháng 11
năm 2008, Ủy ban nhân dân chấp thuận nội dung đề nghị của liên sở Kế hoạch và
Đầu tư – Tài chính về việc ban hành phương án tổng thể khắc phục hậu quả do mưa
lớn, úng ngập gây ra trên địa bàn thành phố như sau:
I.
MỤC TIÊU:
1.
Hỗ trợ cấp bách cho nhân dân vùng bị úng ngập đảm bảo đáp ứng mức nhu cầu sinh
hoạt tối thiểu cho nhân dân; hỗ trợ thiệt hại, hỗ trợ khôi phục sản xuất, ổn
định đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân (nhất là khu vực ngoại thành,
nông nghiệp, nông thôn và nông dân);
Chi
bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân, viên chức, báo đài, công an, quân đội… trong
các công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trong đợt mưa lũ.
2.
Chi đầu tư khắc phục các sự cố khẩn cấp về đê điều và thực hiện các dự án có
tính chất duy tu, cải tạo để khắc phục ngay các sự cố do mưa lớn gây úng ngập
trên địa bàn thành phố trong các lĩnh vực: Đề điều, thủy lợi, giao thông, môi
trường, y tế, giáo dục, chiếu sáng, cấp thoát nước… phục vụ sinh hoạt nhân dân
thành phố.
3.
Chuẩn bị đầu tư một số dự án để thực hiện những năm tới để thay thế các công
trình hư hỏng hoặc cải tạo, sửa chữa lớn các công trình hư hỏng nhằm đáp ứng
công tác phòng chống lũ lụt trong các lĩnh vực: Thủy lợi, đê điều, giao thông,
cấp thoát nước trên địa bàn thành phố.
II.
NỘI DUNG CỤ THỂ:
A.
Dự kiến mức vốn ngân sách TP hỗ trợ để khắc phục hậu quả úng ngập 800 tỷ đồng
cho các nội dung sau đây:
I.
Các khoản thành phố đã cấp: 24,5 tỷ đồng cho các quận, huyện và Tổng Công ty
thương mại (Haprro) để mua nhu yếu phẩm cứu trợ dân; chi hỗ trợ cán bộ, công
nhân làm công tác cứu hộ, cứu nạn trong khu vực úng ngập trên địa bàn thành
phố.
II.
Chi Dự kiến 25,5 tỷ đồng cho các nội dung theo phương án cấp bách tại văn bản
số 3033/UBND-KH&ĐT ngày 13/11/2008 của UBND TP, gồm:
-
Mua gạo (Tổng Công ty Haprro) dự kiến nhu cầu 1.513 tấn x 11.500 đ/kg = 17,4 tỷ
đồng.
-
Chi mua 30 tấn hóa chất khử trùng trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc,
gia cầm: 2,8 tỷ đồng.
-
Chi mua 28,5 tấn hạt giống rau quả phục hồi sản xuất: 5,3 tỷ đồng.
III.
Chi 750 tỷ đồng cho các nội dung theo báo cáo tổng hợp của các sở ngành, gồm
các nội dung sau:
1.
Lĩnh vực nông nghiệp (Các khoản hỗ trợ theo đề xuất tại tờ trình liên sở 1676/TTr-LS
ngày 17/11/2008 sở NN&PTNT – sở Tài chính): Dự kiến 561 tỷ đồng, trong đó:
1.1.
Phương án hỗ trợ thiệt hại và phục hồi sản xuất khoảng 404 tỷ đồng:
-
Hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ dân, người bị chết, bị thương, nhà đổ sập, hư
hỏng, cứu đói 80 tỷ đồng.
-
Hỗ trợ phục hồi sản xuất 324 tỷ đồng, bao gồm: Hỗ trợ hoa, cây cảnh trồng lại;
hỗ trợ giống thủy sản, giống gia súc, gia cầm bị chết;
1.2.
Hỗ trợ 156 tỷ đồng: Mua hạt giống rau củ quả các loại; hóa chất khử trùng, vắc
xin phòng dịch; Hỗ trợ sở NN triển khai một số nghiệp vụ chuyên môn (để tập
huấn trồng trọt, nuôi thủy sản…); Hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình đê điều,
thủy lợi và tiền điện chống úng (yêu cầu sở NN&PTNT có báo cáo chi tiết).
2.
Lĩnh vực xử lý vệ sinh môi trường (rác thải, cấp nước, thoát nước, công viên,
cây xanh) khoảng 20 tỷ đồng, trong đó:
2.1.
Các khoản chi môi trường theo đề xuất của sở Xây dựng: dự kiến 9 tỷ đồng (yêu
cầu sở Xây dựng có báo cáo chi tiết).
2.2.
Các khoản chi xử lý môi trường trên địa bàn các huyện ngoại thành: dự kiến 11
tỷ đồng (tổng hợp chính xác sau khi có số liệu của các huyện báo cáo).
3.
Lĩnh vực phòng chống dịch bệnh y tế khoảng 15 tỷ đồng, trong đó:
3.1.
Các khoản chi theo đề xuất của sở Y tế tại công văn số 42 PA/SYT-KHTC ngày
14/11/2008 (không bao gồm các khoản đã được cấp phát và chi) 10 tỷ đồng, gồm:
Chi công tác tuyên truyền giáo dục; công tác điều trị; chi hoạt động của Ban
chỉ đạo ngành y tế; Chi sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng: 7 trạm y tế xã và 4
bệnh viện đa khoa.
3.2.
Các khoản chi theo đề xuất của các huyện 5 tỷ đồng (tổng hợp chính xác sau khi
có số liệu của các quận huyện báo cáo).
4.
Lĩnh vực duy tu hệ thống giao thông khoảng 100 tỷ đồng, trong đó:
4.1.
Các khoản chi theo đề xuất của sở GTVT tại công văn số 418/TTr-GTVT ngày
12/11/2008: 48 tỷ đồng để duy tu, cải tạo các tuyến đường đảm bảo giao thông
(đã bao gồm 15 tuyến giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc).
4.2.
Các khoản chi theo đề xuất của các huyện 52 tỷ đồng (tổng hợp chính xác sau khi
có số liệu của các quận huyện báo cáo).
5.
Lĩnh vực giáo dục khoảng 15 tỷ đồng, trong đó:
5.1.
Theo đề xuất của sở GD&ĐT: dự kiến khoảng 6 tỷ đồng (yêu cầu sở GD-ĐT có
báo cáo chi tiết).
5.2.
Theo đề xuất của các quận huyện dự kiến 9 tỷ (tổng hợp chính xác sau khi có số
liệu của các quận huyện báo cáo).
6.
Lĩnh vực đô thị và xã hội (hỗ trợ khắc phục nhà đổ, hư hỏng và chỉnh trang đô
thị) khoảng 20 tỷ đồng, trong đó:
6.1.
Theo đề nghị của sở Lao động – Thương binh và Xã hội: 5 tỷ đồng để hỗ trợ xây
dựng lại các nhà bị sập, đổ và hỗ trợ các nhà bị hư hỏng nặng.
6.2.
Hỗ trợ thiệt hại và chỉnh trang đô thị 10 tỷ (yêu cầu sở Xây dựng có báo cáo
chi tiết).
6.3.
Cải tạo sửa chữa hư hỏng các công trình văn hóa, di tích lịch sử 5 tỷ đồng (yêu
cầu sở Văn hóa- Du lịch – Thể thao có báo cáo chi tiết).
7.
Dự kiến công tác chuẩn bị đầu tư khoảng 20 tỷ đồng để lập hồ sơ công tác quy
hoạch, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong các lĩnh vực giao
thông, đê điều, thủy lợi đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng chống úng ngập những năm
sau.
C.
Cơ chế hỗ trợ, nguồn vốn và phương thức thực hiện:
1.
Giao các sở chuyên ngành xây dựng cơ chế chính sách, có tờ trình liên sở cùng
sở Tài chính báo cáo UBND thành phố thông qua trước ngày 20/11/2008.
2.
Nguồn vốn thực hiện:
-
Từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2008 của các cấp ngân sách và quỹ dự trữ tài
chính của thành phố;
-
Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương;
-
Từ quỹ hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: Đến nay đã huy động được hơn 10 tỷ
đồng.
Giao
sở Tài chính chủ trì, phân bổ nguồn vốn theo từng nội dung công việc, báo cáo
UBND thành phố quyết định.
3.
Phương thức triển khai:
3.1.
Về việc mua sắm thuốc men, hóa chất, giống cây trồng và các dự án đầu tư có
tính chất duy tu cải tạo trong lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, khắc phục sự cố
đê điều, xây dựng lắp đặt các trạm bơm dã chiến; Ủy quyền cho các sở chuyên
ngành, UBND các quận huyện thẩm định phê duyệt dự án, cho phép áp dụng phương
thức chỉ định thầu để triển khai.
3.2.
Về việc cấp lương thực (gạo) của Tổng Công ty thương mại (Haprro) cho các hộ
dân theo chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 3033/UBND-KH&ĐT ngày 13/11/2008:
Các quận huyện tổng hợp ngay nhu cầu theo nội dung thành phố đã chỉ đạo, có văn
bản gửi UBND thành phố, sở KH&ĐT, sở Tài chính và Công ty Haprro; Haprro có
trách nhiệm cung cấp trực tiếp cho các quận huyện và được các quận huyện hoàn
trả kinh phí (về đơn giá mua gạo: căn cứ đơn giá Haprro đã thanh toán, giao sở
Tài chính chủ trì báo cáo UBND thành phố chấp thuận theo nguyên tắc giá thành
phù hợp với đơn giá hiện tại, Công ty không phải chịu lỗ); UBND các quận huyện
chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu tổng hợp và việc tổ chức cấp phát đúng
đối tượng chính sách được hỗ trợ.
3.3.
Sau khi UBND thành phố thông qua các nội dung, cơ chế, chính sách hỗ trợ, Ngân
sách thành phố cấp phát cho các quận huyện và các đơn vị, sở ngành trực tiếp
quản lý từng nội dung công việc cụ thể trên địa bàn.
D.
Một số nội dung yêu cầu:
1.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục hoàn chỉnh theo chỉ đạo của UBND thành
phố, gửi báo cáo đầy đủ về UBND thành phố và sở KH&ĐT để tổng hợp số liệu
một cách chính xác. Đồng thời nghiên cứu đề xuất tiếp những nội dung cần khắc
phục do ảnh hưởng của úng ngập. Nội dung báo cáo yêu cầu tổng hợp số liệu một
cách chính xác, khách quan, trung thực, không để bị sót các đối tượng được hỗ
trợ.
2.
Giao sở KH&ĐT chủ trì cùng sở Tài chính và các sở ngành liên quan tổng hợp,
dự kiến các dự án đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, đê điều… đảm
bảo theo yêu cầu phòng chống thiên tai, tránh được tình trạng tồn tại, hậu quả
xảy ra trong thời gian úng ngập vừa qua, báo cáo UBND thành phố quyết định đầu
tư trong những năm tiếp theo.
3.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các quận huyện, thành phố có trách nhiệm
triển khai đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng; đồng thời
đảm bảo tiết kiệm, nghiêm cấm để thất thoát, tiêu cực trong việc thực hiện
chính sách hỗ trợ của thành phố cho nhân dân.
Trong
quá trình triển khai đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc và nhân dân trên địa bàn
thành phố phối hợp giám sát nhằm thực hiện hiệu quả cao nhất trong công tác
khắc phục hậu quả úng ngập trên địa bàn thành phố./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Thành ủy (để b/c)
- Thường trực HĐND TP (để b/c)
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- VPUB;
- Lưu: VT
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|