Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 1960/BNN-TY 2019 triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Số hiệu: 1960/BNN-TY Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 20/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1960/BNN-TY
V/v chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2019

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 14/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp với đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND), Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y của các tỉnh, thành phố đã và đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Sau khi nghe Cục Thú y báo cáo và ý kiến thảo luận, đề xuất của các địa phương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chỉ đạo như sau:

1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hành động ứng phó cụ thcủa địa phương bảo đảm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất trong phòng, chống bệnh DTLCP; lưu ý hướng dẫn chủ vật nuôi thường xuyên thực hiện việc vệ sinh, sát trùng tiêu độc bằng vôi bột, hóa chất, từ hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ra các khu vực xung quanh, nơi có nguy cơ cao; tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng người và phương tiện vận chuyển, dụng cụ; có biện pháp ngăn chặn các loại chim, côn trùng, loài gặm nhấm có thể mang mầm bệnh từ bên ngoài vào; không đến thăm quan, không họp trực tiếp với chủ cơ sở, người tham gia chăn nuôi để hạn chế nguy cơ mầm bệnh xâm nhim vào trang trại.

2. Về kiểm dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn qua địa phương (thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp ln nghi bị bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mm bệnh đkịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để tránh làm lây lan dịch bệnh).

- Bố trí đầy đủ lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển từ phía Bc vào phía Nam.

- Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.

- Tạm dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng có dịch ra khỏi địa bàn (vùng có dịch) trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh DTLCP được tiêu hủy trên địa bàn.

- Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 30 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

3. Về quản lý việc giết mổ lợn

- Cho phép giết mổ lợn từ những đàn lợn có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP trong vùng có dịch (cấp xã, huyện, tỉnh). Thịt và sản phẩm từ thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong vùng có dịch bệnh theo cấp địa phương đã công bố. Việc giết mổ lợn phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ đã được cấp phép, bảo đảm vệ sinh thú y, có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ. Cơ sở giết mổ phải thực hiện đầy đủ việc vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc sau mỗi ca giết mổ.

- Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; tăng cường nhân lực cho việc kiểm soát giết mổ để bảo đảm động vật được đưa vào giết mổ đều khỏe mạnh.

- Yêu cầu xử lý triệt để các chất thải, nước thải trong quá trình giết mổ để tránh làm phát tán vi rút DTLCP ra môi trường và lây lan sang các cơ sở chăn nuôi lợn.

4. Về lấy mẫu xét nghiệm và xử lý lợn mắc bệnh

- Đối với hộ/trại (quy mô nhỏ lẻ) chỉ cần lấy mẫu của 3-5 con lợn/hộ để xét nghiệm bệnh DTLCP (đối với hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ lợn có dưới 3 con lợn thì lấy mẫu của toàn bộ số lợn); tiêu hủy toàn bộ đàn lợn mắc bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút DTLCP.

- Đối với các hộ/trại khác trong cùng địa phương cấp thôn có dịch bệnh, tiêu hủy toàn đàn có lợn biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh DTLCP hoặc lợn chết không rõ nguyên nhân và xử lý ổ dịch theo quy định; không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm xác định vi rút DTLCP.

- Đối với trang trại quy mô lớn, nhiều ô chuồng, dãy chuồng: xử lý tiêu hủy toàn bộ số lợn trong ô chuồng có lợn bệnh; tiếp tục theo dõi, giám sát các ô chuồng khác, nếu có lợn biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh DTLCP, thực hiện ngay việc tiêu hủy mà không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm; các ô chuồng không có lợn bệnh, có thể tiếp tục nuôi hoặc giết mổ tiêu thụ tại chỗ.

- Việc xử lý, chôn lấp lợn phải bảo đảm yêu cầu tiêu diệt được vi rút DTLCP; đi với trường hợp chôn sâu, phải bảo đảm hchôn độ sâu ít nhất từ 3m trở lên; đối với địa phương không thể đào hố chôn sâu, cần phải bảo đảm đắp đất, đá, cát cao, không để phát tán lợn và các chất thải ra môi trường xung quanh.

5. Về giám sát và điều tra ổ dịch

- Tăng cường giám sát lâm sàng khu vực xung quanh ổ dịch và tại nơi có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để có giải pháp ứng phó kịp thời.

- Chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh đối với lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh DTLCP và lợn chết với số lượng tối đa 05 mẫu/đàn có lợn bệnh; không lấy mẫu của lợn khỏe mạnh.

- Chủ động tổ chức điều tra ổ dịch nhằm xác định nguyên nhân phát sinh và lây lan dịch bệnh, đlàm căn cứ xây dựng giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với thực tiễn.

6. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

- Chuyển cơ quan công an để điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có du hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 241 và Điều 317 của Bộ Luật hình sự.

7. Về thông tin, tuyên truyền, khuyến nông

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

- Tập trung thông tin, tuyên truyền về chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, theo nguyên tắc vừa bảo đảm ngăn chặn đường truyền lây từ con người, phương tiện vận chuyển, côn trùng, thức ăn thừa... để đảm bảo yêu cầu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.

- Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh DTLCP. Kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội.

- Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; phổ biến các mô hình chăn nuôi tốt, phòng chống dịch bệnh tốt và phù hợp với từng loại hình, quy mô chăn nuôi lợn.

8. Về diễn tập ứng phó dịch bệnh: Các địa phương khẩn trương tổ chức diễn tập ứng phó DTLCP; xây dựng phương án xử lý đối với trường hợp phải tiêu hủy slượng lớn tại các trang trại chăn nuôi.

9. Về kinh phí phòng, chống dịch bệnh

- Chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của địa phương để chi trả cho các hoạt động phòng, chng dịch, bao gồm cả kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc và các hoạt động khác, chi phí cho công tác lấy mẫu, chẩn đoán xét nghiệm, mức thù lao phù hợp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh.

- Đối với việc hỗ trợ chủ vật nuôi có lợn, sản phẩm lợn buộc phải tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07/3/2019 và Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị có văn bản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg. Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục;
- Cục Chăn nuôi;
- Sở NN&PTNT, CCCN&TY các tỉnh, TP;
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1960/BNN-TY ngày 20/03/2019 về chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.846

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.164.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!