Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 1453/TCTS-NTTS hướng dẫn quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững

Số hiệu: 1453/TCTS-NTTS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuỷ sản Người ký: Trần Đình Luân
Ngày ban hành: 27/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1453/TCTS-NTTS
V/v hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2018

Kính gửi: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc TW

Theo Dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết năm 2017 diễn biến phức tạp; đồng thời theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường năm 2015-2017 tại nguồn nước cấp vùng nuôi nuôi tôm nước lợ, tôm hùm, nuôi ngao và cá tra tập trung của Viện Nghiên cứu nuôi trông thủy sản I, II, III và kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các địa phương cho thấy chất lượng môi trường một số vùng nuôi có nhiều biến động, hiện tượng tích tụ chất hữu cơ ngày càng tăng, một số yếu tố môi trường như NO2-N, DO, PO4, COD có giá trị vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Quy chuẩn 10-MT:2015/BTNMT đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nắng nóng, mưa lũ và cuối vụ nuôi; vùng nuôi tôm hùm đã phát hiện thấy sự có mặt của loài tảo như Peridinium sp, Euglena sp, Navicula sp...gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản nuôi.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai những nội dung cụ thể như sau:

1. Chỉ đạo thực hiện nuôi tôm nước lợ, nuôi ngao, rô phi, cá tra và tôm hùm và các đối tượng khác theo đúng quy hoạch của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt kế hoạch (theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản).

- Đối với các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Thường xuyên báo cáo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường về Tổng cục thủy sản, Cục Thú y theo quy định.

3. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi để hạn chế hiện tượng thủy sản chết hàng loạt do môi trường, dịch bệnh...(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo).

4. Chỉ đạo, hướng dẫn cho người nuôi tại địa phương biện pháp quản lý môi trường nuôi, kỹ thuật nuôi một số đối tượng chủ lực bao gồm: tôm nước lợ, cá tra, ngao, rô phi và tôm hùm (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).

5. Lấy phương châm phòng bệnh là chính khi thủy sản nuôi bị bệnh, thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cơ sở sản xuất thủy sản, người dân về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Tổng cục thủy sản đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Tổng cục để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị gửi văn bản về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trông Thủy sản) địa chỉ số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; điện thoại: 0243.7245389; email: [email protected]) để phối hợp xử lý./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr Vũ Văn Tám (để b/c);
- Q.TCT Nguyễn Ngọc Oai (để b/c);
- Cục Thú y (để p/h);
- Các Viện Nghiên cứu NTTS: I, II, III (để p/h);
- Chi cục thủy sản các tỉnh, tp;
- Website Tổng cục;
- Lưu: VT, NTTS(PTL)(100 bản).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Đình Luân

PHỤ LỤC 01:

ĐỐI TƯỢNG, THÔNG SỐ VÀ TẦN SUẤT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

Để phục vụ quản lý và chỉ đạo nuôi trồng thủy sản có bền vững, có hiệu quả đồng thời là minh chứng cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu. Tổng cục Thủy sản hướng dẫn thông số, tần suất quan trắc môi trường nguồn nước cấp và trong ao nuôi đại diện cho một số đối tượng nuôi chủ lực, cụ thể như sau:

1. Tôm nước lợ

Hoạt động quan trắc tập trung nhiều trước mùa vụ nuôi ở nguồn nước cấp tại vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm. Kết quả quan trắc cung cấp thông tin cảnh báo môi trường và khuyến cáo kỹ thuật xử lý khi các yếu môi trường nước biến động; kết hợp với lịch thả giống giúp cho người nuôi nắm được chất lượng môi trường nguồn nước cấp và có kế hoạch chủ động lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

Ngoài quan trắc môi trường nguồn nước cấp cho nuôi tôm nước lợ, cần giám sát môi trường trong ao đại diện nhằm đánh giá diễn biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất. Khi chọn ao nuôi để giám sát phải chọn những ao nuôi mang tính đặc trưng và đại diện cho khu vực. Ao được lựa chọn dựa vào địa hình của khu vực, lấy đại diện theo mạt cắt nguy cơ gây phát sinh các yếu tố môi trường và dịch bệnh.

Công tác quan trắc môi trường tập trung vào khung lịch mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ hàng năm.

Bảng 1: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên tôm nước lợ

Điểm quan trắc, giám sát

Thông số quan trắc, giám sát

Thời điểm Quan trắc, giám sát

Tần suất quan trắc, giám sát

Quan trắc đột xuất

Quan trắc nguồn nước cấp

Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong.

5-7h

2 lần/ tháng

- Quan trắc môi trường cuối vụ nuôi các thông số NH3, NO2, H2S, TSS, OSS, COD, mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyti cus. với tần suất 1 lần/tuần.

- Khi khu vực nuôi tôm xảy ra dịch bệnh.

- Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài)

N-KHLT, N-NO2-, N-NO3- P-PO43-, H2S , TSS (tổng chất rắn lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD). Mật độ và thành phần tảo độc hại.

Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus.

Con nước lớn của kỳ nước cường

Thuốc BVTV

Đầu vụ nuôi

3 lần/năm

Kim loại nặng (Cd, Hg, As và Pb).

Giám sát ao đại diện

Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, màu nước, pH, độ trong.

5h và 14h

2 lần/ ngày

Khi khu vực nuôi tôm xảy ra dịch bệnh.

Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài).

Độ mặn, N-NH4+, N-NO2-, N- NO3- P-PO43- , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD).

Con nước lớn ở 2 kỳ nước cường

4 lần/ tháng

Mật độ và thành phần tảo.

4 lần/ tháng

Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Coliforms.

4 lần/ tháng

2. Cá tra

Kết quả quan trắc nguồn nước cấp cho nuôi cá tra nhằm cung cấp thông tin cảnh báo chất lượng môi trường và đưa ra khuyến cáo kỹ thuật xử lý khi các yếu tố môi trường nước biến động giúp người nuôi có kế hoạch chủ động lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

Đối với cá tra, ngoài quan trắc môi trường khu vực nuôi cá tra, cần quan trắc ao đại diện nhằm xác định diễn biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất.

Bảng 2: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên cá tra

Điểm quan trắc, giám sát

Thông số quan trắc, giám sát

Thời điểm quan trắc, giám sát

Tần suất quan trắc, giám sát

Quan trắc đột xuất

Quan trắc nguồn nước cấp

Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH

5h-7h

2 lần/ tháng

- Quan trắc môi trường cuối vụ nuôi các thông số NO2-, NH3, PO43-, TSS, COD, tảo với tần suất 2 lần/ tháng.

- Khi khu vực nuôi cá xảy ra dịch bệnh.

- Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài)

N-NH/, N-NO2-, N-NO3- P-PO43- , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD).

Con nước lớn của kỳ nước cường

Mật độ và thành phần tảo độc.

Thuốc BVTV

Đâu vụ nuôi

3 lần/ năm

Kim loại nặng

(Cd, Ha, As và Pb).

3 lần/ năm

Giám sát ao đại diện

Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH.

5h và 14h

2 lần/ngày

Khi khu vực nuôi cá xảy ra dịch bệnh.

Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài).

Độ kiềm, N- NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), OSS (chất rắn hữu cơ lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD); Mật độ và thành phần tảo độc

Con nước lớn của kỳ nước cường

4 lần/ tháng

3. Nghêu/ngao

Địa điểm quan trắc vùng nuôi nghêu/ngao cần tập trung ở những vùng có môi trường biến động, đặc biệt những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng lớn nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt chảy về khu vực nuôi nhằm cảnh báo sớm những chỉ tiêu ô nhiễm môi trường và có biện pháp phòng ngừa kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.

Bảng 3: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên nghêu/ngao

Thông số quan trắc

Thời điểm quan trắc

Tần suất quan trắc

Quan trắc đột xuất

Nhiệt độ nước, pH, độ mặn.

5h-7h

2 lần/ tháng

Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài). Khi có hiện tượng nở hoa của tảo.

Khi khu vực nuôi nhuyễn thể xảy ra dịch bệnh hoặc chết hàng loạt.

N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng),

Con nước lớn của kỳ nước cường

Mật độ và thành phần tảo độc, Perkinsus sp

Thuốc BVTV

Con nước lớn của kỳ nước cường vào

3 lần/năm

Kim loại nặng (Cd, Hg As và Pb)

3 lần/ năm

4. Tôm hùm

Quan trắc môi trường nuôi tôm hùm để đánh giá được chất lượng môi trường nước đảm bảo nuôi tôm hùm bền vững và phòng chống dịch bệnh. Quan trắc môi trường ở vùng nuôi tôm hùm tập trung.

Báng 4: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên tôm hùm

Thông số quan trắc

Thời điểm quan trắc

Tần suất quan trắc

Quan trắc đột xuất

Nhiệt độ, oxi hòa tan, pH, độ mặn.

5h-7h

2 lần/ tháng

Khi có hiện tượng nở hoa của tảo.

Khi khu vực nuôi tôm hùm có dấu hiệu xảy ra dịch bệnh, môi trường có hiện tượng ô nhiễm tích tụ chất hữu cơ

N-NH4+, N-NO2-, N-NO3- P-PO43- H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD

Con nước lớn của kỳ nước cường

Mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio tổng số, ký sinh trùng gây bệnh

Kim loại nặng (Cd, Hg và Pb, As)

3 lần/ năm

Phân tích mẫu trầm tích: pH đất, nhu cầu sử dụng oxy (SOD), chất hữu cơ (CHC), sulfur tổng số, Vibrio tổng số trầm tích

2 lần/tháng

5. Cá rô phi và nuôi cá lồng bè

Quan trắc môi trường nguồn nước cấp nước cho vùng nuôi cá rô phi tập trung để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường cho các cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất, đảm bảo nuôi cá rô phi bền vững. Đồng thời kết quả quan trắc môi trường giúp người nuôi có kế hoạch quản lý chất lượng nước hiệu quả.

Bảng 5: Thông số và tần suất quan trắc vùng nuôi cá rô phi

Điểm quan trắc, giám sát

Thông số quan trắc

Thời điểm quan trắc

Tần suất quan trắc

Quan trắc đột xuất

Quan trắc vùng nuôi

Nhiệt độ nước, độ trong, oxy hòa tan, pH

5h-7h

2 lần/ tháng

Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài).

Khi khu vực nuôi cá xảy ra dịch bệnh.

N-NH4+, N-NO2-, N-NO3- P-PO43- H2S, TSS

(tổng chất rắn lơ lửng), Mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp

Thuốc BVTV

3 lần/năm

Kim loại nặng (Cd, Hg và Pb)

3 lần/năm

Giám sát ao nuôi đại diện

Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH.

5h và 14h

2 lần/ ngày

Khi khu vực nuôi cá xảy ra dịch bệnh.

Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài).

Độ kiềm, N-NH4+, N-NO2- N-NO3-; P-PO43- H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), OSS (chất rắn hữu cơ lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD); Mật độ và thành phần tảo độc

Con nước lớn của kỳ nước cường

4 lần/ tháng

6. Cá biển

Quan trắc môi trường vùng nuôi cá biển tập trung để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đến môi trường vùng nuôi cá biển giúp cho cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất, đảm bảo nuôi cá bền vững đồng thời phục vụ công tác cảnh báo môi trường biển.

Bảng 6: Thông số và tần suất quan trắc vùng nuôi cá biển

Thông số quan trắc

Thời điểm lấy mẫu

Tần suất quan trắc

Quan trắc đột xuất

Nhiệt độ nước, độ mặn, oxy hòa tan, pH; độ đục

Con nước lớn của kỳ nước cường

2 lần/tháng

Khi có diễn biến bất thường của thời tiết.

Khi khu vực nuôi có dấu xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường

N-NH4+, N-NO2-, N-NO3- P-PO43- H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD

Tảo độc hại, Thực vật phù du

Thuốc BVTV

3 lần/năm

Chất độc hại: Dầu mỡ, CN-; Kim loại nặng (Cd, Hg, As, Hg, Cu và Pb)

7. Các đối tượng khác: Tôm càng xanh, cá nước ngọt truyền thống....Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của đại phương để phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường cho phù hợp.

Ghi chú:

- Dựa trên hướng dẫn chung của Tổng cục Thủy sản, các địa phương có thể điều chỉnh, bổ sung đối tượng, thông số, tần suất quan trắc phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững.

- Phụ lục 01 của Công văn này thay thế phụ lục 01, 02, 03 của Công văn số 3006/TCTS-NTTS ngày 03/11/2016.

Biểu mẫu số 1: Báo cáo định kỳ kết quả quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

ĐƠN VỊ QUAN TRẮC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

........(Địa danh), ngày ... tháng ... năm 20..........

I. Đối tượng:

Cần nêu rõ đối tượng, mật độ thả nuôi, hình thức nuôi, ....

II. Đặc điểm thời tiết tại thời điểm quan trắc:

Mô tả vắn tắt điều kiện lấy mẫu, đặc điểm diễn biến thời tiết (mưa, nắng nóng, tình hình xâm nhập mặn....), số lượng mẫu...

TT

Tên điểm quan trắc

Kiểu/loại quan trắc

(quan trắc tự động/quan trắc nền)

Vị trí lấy mẫu

Mô tả điểm quan trắc

Kinh độ

Vĩ độ

III. Thông tin lấy mẫu:

TT

Ký hiệu mẫu

Ngày lấy mẫu

Giờ lấy mẫu

Đặc điểm thời tiết

Điều kiện lấy mẫu

Tên người lấy mẫu

III. Kết quả quan trắc môi trường: Cho vùng nước mặt/nước biển ven bờ...

Đợt quan trắc

Thời gian quan trắc:

TT

Thông số

Phương pháp phân tích

(Theo Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 và các văn bản quy định hiện hành khác)

Giới hạn phát hiện

(theo QCVN 08:2015/BTNMT - cột A1, QCVN 10-MT:2015/BTNMT cột A1; QCVN 02-20:2014/BNNPTNT,...

Kết quả phân tích

Thiết bị quan trắc

Ghi chú

1

pH

2

Nhiệt độ

(°C)

3

DO

(mg/l)

4

N-NO2- (mg/l)

5

N-NH4+ (mg/l)

6

H2S (mg/l)

7

TSS (mg/l)

8

COD (mg/l)

.....

Ghi chú: Các chỉ số quan trắc tăng, giảm tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương

IV. Nhận xét kết quả quan trắc và khuyến cáo

- Đánh giá kết quả đợt quan trắc: Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc giữa các điểm, giữa các đợt (tham chiếu so sánh với các Quy chuẩn/Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành). Nếu các thông số vượt ngưỡng đưa ra nhận định nguyên nhân.

- Vẽ biểu đồ so sánh đánh giá chất lượng môi trường giữa các điểm của vùng; giữa các đợt quan trắc; So sánh kết quả với cùng kỳ các năm để đánh giá xu thế diễn biến chất lượng môi trường từ đó cảnh báo nguy cơ ô nhiễm các vùng nuôi.

- Khuyến khích tính toán WQI đánh giá chất lượng nước môi trường nước mặt lục địa. Nhận xét, so sánh, đánh giá theo kết quả WQI tính toán cho mỗi đợt quan trắc

- Khuyến cáo kỹ thuật tới người nuôi: Ngắn gọn, tập trung đưa ra giải pháp kỹ thuật để ổn định các yếu tố môi trường...

Biểu mẫu số 2: Báo cáo đột xuất kết quả quan trắc môi trường

(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

ĐƠN VỊ QUAN TRẮC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

........(Địa danh), ngày ... tháng ... năm 20..........

I. Đối tượng:

Cần nêu rõ đối tượng, mật độ thả nuôi, hình thức nuôi, ....

II. Đặc điểm thời tiết tại thời điểm quan trắc:

Mô tả vắn tắt điều kiện lấy mẫu, đặc điểm diễn biến thời tiết (mưa, nắng nóng, tình hình xâm nhập mặn....), số lượng mẫu...

TT

Tên điểm quan trắc

Kiểu/loại quan trắc

(quan trắc tự động/quan trắc nền)

Vị trí lấy mẫu

Mô tả điểm quan trắc

Kinh độ

Vĩ độ

III. Thông tin lấy mẫu:

TT

Ký hiệu mẫu

Ngày lấy mẫu

Giờ lấy mẫu

Đặc điểm thời tiết

Điều kiện lấy mẫu

Tên người lấy mẫu

III. Kết quả quan trắc môi trường: Cho vùng nước mặt/nước biển ven bờ...

Đợt quan trắc

Thời gian quan trắc:

TT

Thông số

Phương pháp phân tích

(Theo Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 và các văn bản quy định hiện hành khác)

Giới hạn phát hiện

(theo QCVN 08:2015/BTNMT - cột A1, QCVN 10-MT:2015/BTNMT cột A1; QCVN 02-20:2014/BNNPTNT,...

Kết quả phân tích

Thiết bị quan trắc

Ghi chú

1

pH

2

Nhiệt độ

(°C)

3

DO

(mg/l)

4

N-NO2- (mg/l)

5

N-NH4+ (mg/l)

6

H2S (mg/l)

7

TSS (mg/l)

8

COD (mg/l)

9

.....

Ghi chú: Các chỉ số quan trắc tăng, giảm tùy theo tình hình thực tế của đợt quan trắc đột xuất

IV. Nhận xét kết quả quan trắc và khuyến cáo

- Đánh giá kết quả đợt quan trắc: Đánh giá về các số liệu và kết quả quan trắc so sánh với các Quy chuẩn/Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu các thông số vượt ngưỡng đưa ra nhận định nguyên nhân.

- Khuyến cáo kỹ thuật tới người nuôi: Ngắn gọn, tập trung đưa ra giải pháp kỹ thuật để ổn định các yếu tố môi trường...

PHỤ LỤC 2:

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI XẢY RA HIỆN TƯỢNG THỦY SẢN CHẾT HÀNG LOẠT
(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

1. Rà soát, thống kê chính xác diện tích, mức độ thiệt hại về sản xuất nuôi trồng thủy sản theo các văn bản hướng dẫn để làm căn cứ xây dựng phương án hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi (nếu có); đồng thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trồng thủy sản) diễn biến hiện tượng thủy sản chết, số liệu thiệt hại, giải pháp khắc phục ...để phối hợp chỉ đạo và tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Cử cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tại các vùng nuôi để thu thập thông tin đầy đủ, chính xác khi có diễn biến bất thường của thủy sản để kịp thời xử lý, báo cáo cấp trên chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ (khi cần thiết), hướng dẫn người nuôi các biện pháp khắc phục thiệt hại;

3. Chủ động thực hiện và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan lấy mẫu môi trường, mẫu thủy sản chết...để kịp thời xác định nguyên nhân gây chết thủy sản thông báo tới người nuôi;

4. Hướng dẫn cho người nuôi tại địa phương một số biện pháp kỹ thuật: (1) Khi có sự cố xảy ra cần di chuyển bè nuôi (tôm, cá) đến các vùng nuôi có điều kiện môi trường thuận lợi, bổ sung vitamin và khoáng chất cho đối tượng nuôi để tăng cường sức đề kháng; (2) khuyến cáo thu hoạch sớm khi đối tượng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm; (3) San thưa mật độ nuôi và khoảng cách giữa các bè nuôi theo đúng quy định; (4) Dừng thả nuôi đến khi có kết quả phân tích, đánh giá từ cơ quan chuyên môn và điều kiện môi trường cho phép; (5) Thực hiện thu gom thủy sản chết lên bờ xử lý vôi bột và chôn lấp tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra; (6) Tuyên truyền nhân dân tuyệt đối không sử dụng thủy sản chết để ăn, phơi khô hay chế biến làm thực phẩm cho người hoặc thức ăn cho gia súc; (7) Khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, màu nước vùng nước có hiện tượng lạ..., người nuôi cần báo ngay cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hoặc thú y địa phương.

PHỤ LỤC 3:

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

1. Đối với vùng nuôi tôm nước lợ:

Khu vực phía Bắc

Theo kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tại một số tỉnh trọng điểm khu vực phía Bắc của Viện Nghiên cứu NTTS I giai đoạn 2012-2017 cho thấy vào thời kỳ tháng 5-6 thời tiết miền Bắc thường biến động thất thường, nắng nóng kéo dài dẫn đến nhiệt độ biến động lớn; vào mùa mưa lũ độ mặn giảm thấp và các yếu tố COD, NO2-N tăng lên vào những tháng cuối vụ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Khu vực Nam Trung Bộ

Theo kết quả quan trắc của Viện Nghiên cứu NTTS III diễn biến môi trường tại các vùng nuôi tôm nước lợ 2012-2017 tại một số tỉnh trọng điểm khu vực Nam Trung Bộ cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước (pH, DO, H2S. nhiệt độ,...) đều có giá trị nằm trong ngưỡng giá trị giới hạn. Một số thông số độ mặn, COD, NH3 có biến động gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các vùng nuôi tôm nước lợ: Tại Bình Định từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 10, độ mặn thường đạt thấp hơn 5‰, có thời điểm độ mặn chỉ từ 0-1 ‰ không thích hợp cho nuôi tôm nước lợ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nước ngọt từ thượng nguồn đổ xuống đã làm ngọt hóa đầm Thị Nại. Cũng thời điểm này kết quả quan trắc độ mặn tại Phú Yên và Khánh Hòa thích hợp cho nuôi tôm nước lợ.

Kết quả quan trắc cũng ghi nhận ô nhiễm chất hữu cơ tăng mạnh trong năm 2017, COD vượt từ 1,04-2,43 lần giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT (<10.0 mg/l) từ cuối tháng 6/2017 đến cuối tháng 10/2017. Hàm lượng NH3-N vượt giới hạn cho phép trong năm 2014, 2015 nhưng có xu hướng giảm trong năm 2017.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Theo kết quả quan trắc môi trường một số tỉnh trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa, các điểm dược quan trắc nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu thuộc vùng Bắc Sông Hậu và các tuyến kênh bị ảnh hưởng của sông Mêkong như kênh 9000, kênh Xáng (Bạc Liêu) bị ngọt hóa, độ mặn giảm thấp xấp xỉ 5%0, không thích hợp cho nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian kết quả quan trắc các điểm tại Cà Mau độ mặn vẫn duy trì ở mức cao, phù hợp cho nuôi tôm nước lợ.

Bên cạnh đó kết quả quan trắc cũng ghi nhận vào mùa mưa các thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ như ammonia, phosphate, COD tại các điểm quan trắc nguồn nước cấp đều tăng cao, làm giảm hàm lượng oxy hoà tan gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi tại các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau.

Từ kết quả quan trắc môi trường trên tôm nước lợ nguồn nước cấp tại một số tỉnh trọng điểm khu vực miền Bắc, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, chất hữu cơ có xu hướng biến động ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do đó cần:

- Tính toán khẩu phần thức ăn phù hợp để tránh dư thừa, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Nên cấp nước vào ao lắng để xử lý trước khi cấp cho ao nuôi. Thời điểm lấy nước lúc đỉnh triều qua túi lọc. Duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,5m để các yếu tố nhiệt độ, pH và độ mặn trong ao nuôi được ổn định. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH, độ mặn và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2. Thường xuyên thay nước đáy ao, kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp, tránh để dư thừa thức ăn. Tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh và khoáng vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.

2. Đối với vùng nuôi nghêu/ngao:

Theo kết quả quan trắc đối với vùng nuôi ngao yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn biến động là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển của ngao nuôi (đặc biệt tại khu vực miền Bắc vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa hè thường xuất hiện hiện tượng sương muối vào ban đêm làm nhiệt độ giảm thấp). Để hạn chế xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt cần:

- Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu vào thời điểm thời tiết không thuận lợi; không nuôi ngao ở những vùng nước nông có thời gian phơi bãi dài từ 6-8h trở lên.

- Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch (50-70 con/kg) cần vận động người nuôi khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra.

- Duy trì mật độ nuôi phù hợp. Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật đô nuôi từ 180 - 200 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500-800 con/kg; 250-350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800-2000 con/kg.

- San phẳng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước đọng lại ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong ngày làm ngao yếu và chết.

- Thường xuyên quan sát bãi nuôi, khi có hiện tượng bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời và thông báo ngay các cơ quan chức năng biết.

- Để phòng tránh thiệt hại sau mồi đợt mưa, bão: 1) Vệ sinh ngay mặt bãi, vây cọc, tu sửa chân vây lưới, tạo sự thông thoáng cho nước triều lên xuống, làm phong phú nguồn thức ăn cho ngao; 2) San thưa mật độ ngao dồn vào chân vây phía cuối hướng gió hoặc dòng chảy, tránh để hiện tượng ngao dồn mật độ cao vào chân vây kéo dài trong điều điều kiện môi trường bất lợi (hàm lượng NO2--N và H2S cao hơn giới hạn cho phép), làm ảnh hưởng đến sức khỏe ngao nuôi; 3) Chủ động theo dõi, kiểm tra các diễn biến của ngao, thực hiện tốt việc khai thông các vùng nước đọng, tránh hiện tượng ứ đọng nước ngọt cục bộ kéo dài làm chết ngao nuôi.

3. Đối với vùng nuôi tôm hùm:

Theo kết quả quan trắc vùng nuôi tôm hùm cho thấy khu vực nuôi tôm hùm mật độ lồng nuôi dày, khả năng trao đổi nước kém, gây ô nhiễm và thiếu oxy cục bộ, môi trường nuôi đang có những dấu hiệu ô nhiễm, tình hình tôm hùm nuôi lồng bị chết hàng loạt xảy ra tại một số địa phương có chiều hướng gia tăng. Do đó người nuôi cần:

- Không đặt lồng gần các khu công nghiệp, cảng cá, bến cá..., những điểm thường xuyên xảy ra các biến động về môi trường.

- Giãn thưa lồng nuôi đảm bảo mật độ lồng nuôi 30-60 lồng/ha mặt nước; khoảng cách giữa các cụm lồng nuôi của các hộ cách nhau tối thiểu là 50 m.

- Đưa lồng nuôi đến nơi có độ sâu sâu hơn đảm bảo độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm), 6 m (đối với nuôi lồng chìm) và 8 m (đối với nuôi lồng nổi).

- San thưa mật độ tôm trong lồng, đặc biệt là tôm cỡ 200-400g/con.

- Sử dụng thức ăn tươi, sống đảm bảo chất lượng đồng thời bổ sung định kỳ vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng, chủ động phòng bệnh cho tôm hùm nuôi, điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm cục bộ nền đáy.

- Vệ sinh lưới lồng thường xuyên nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa trong và ngoài lồng nuôi.

- Giám sát môi trường nuôi hàng ngày, nhất là vào thời điểm nhạy cảm như chiều tối, sáng sớm, khi thay đổi thời tiết cần tăng tần suất quan trắc; kịp thời phát hiện và xử lý các biến động môi trường.

- Khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Không di chuyển lòng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh; Khi tôm bị bệnh thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y và Quy định tại phụ lục V của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Đối với nuôi cá tra:

Theo kết quả quan trắc đối với vùng nuôi cá tra vào thời điểm giai đoạn giao mùa môi trường nước trong ao có thể biến động; thời điểm mùa mưa các thông số chỉ thị ô nhiễm như ammonia, nitrite, phosphate, COD trong hầu hết các thủy vực đều có xu hướng tăng gây bất lợi cho cá nuôi và gia tăng mức độ mẫn cảm với bệnh vì vậy người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Có chế độ cho ăn (khẩu phần, thời điểm, vị trí) hợp lý, tránh dư thừa thức ăn. Dùng chế phẩm vi sinh để hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi.

- Gia cố bờ bao, chống xói lở bờ ao, hạn chế nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao.

- Để môi trường nước ổn định vào thời gian mưa lũ, cần phải chủ động dự trữ vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học để kịp thời xử lý môi trường nước, ở vùng đất phèn, cần rải vôi quanh bờ ao đề phòng phèn bị rửa trôi xuống ao nuôi cá tra trong.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa nước ao và biểu hiện hoạt động của cá nuôi, định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vi lượng, khoáng chất, vitamin,..., đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết bất thường.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1453/TCTS-NTTS ngày 27/04/2018 hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững do Tổng cục Thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


970

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.68.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!