BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1361-TC/TCT
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 9 năm 1991
|
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1361-TC/TCT NGÀY 27 THÁNG
9 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THU THUẾ LỢI TỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật thuế
lợi tức, Nghị định số 353-HĐBT ngày 2-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng, và Thông
tư số 47-TC/TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế lợi
tức.
Để phù hợp với
đặc thù của ngành Bảo hiểm; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thu
thuế lợi tức đối với ngành Bảo hiểm như sau:
I - ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ LỢI TỨC
Tổng Công ty Bảo
hiểm Việt Nam là đơn vị kinh doanh hạch toán toàn ngành, chịu trách nhiệm hướng
dẫn hạch toán kế toán và tổng hợp kết quả tài chính toàn ngành: bao gồm phần Tổng
công ty trực tiếp kinh doanh và kết quả kinh doanh của các Công ty Bảo hiểm trực
thuộc. Tổng Công ty là đơn vị trực tiếp nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
II - CĂN CỨ XÁC ĐỊNH THUẾ LỢI TỨC
Căn cứ xác định
thuế lợi tức là tổng lợi tức chịu thuế và thuế suất.
Theo Luật thuế lợi
tức, thuế suất thuế lợi tức của ngành Bảo hiểm là 50%.
Tổng lợi tức chịu
thuế của ngành Bảo hiểm bao gồm lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh chính
(Bảo hiểm), kinh doanh phu, lãi tiền gửi ngân hàng và tất cả các khoản lợi tức
khác thu được trong kỳ.
Lợi tức chịu thuế
được xác định theo công thức sau:
Lợi
tức chịu thuế
|
=
|
Tổng
thu
|
-
|
Tổng
chi
|
-
|
Khoản
thu về SDV
|
-
|
Thuế
DT và thuế gián thu khác (nếu có)
|
+
|
Lợi
tức phụ
|
1.
Tổng thu :Tổng thu quy định cho ngành Bảo hiểm bao gồm: Tổng doanh thu trong kỳ
và tiền kết dư số dư chi năm trước chuyển sang.
1.1. Tổng doanh
thu ... gồm doanh thu bảo hiểm gốc và doanh thu tái bảo hiểm.
Trong đó: Doanh
thu bảo hiểm gốc gồm:
+ Phí bảo hiểm gốc
+ Phí đại lý giám
định
+ Khoản đòi người
thứ 3
+ Thu xử lý hàng
đã bồi thường 100% giá trị bảo hiểm.
- Doanh thu tái bảo
hiểm:
+ Hoa hồng nhượng
tái bảo hiểm;
+ Thu hồi phần bồi
thường do nhượng tái bảo hiểm;
+ Phí giữ lại nhượng
tái bảo hiểm;
+ Đòi người thứ 3
nhượng tái bảo hiểm.
1.2. Số kết dư tiền
dự chi năm trước chuyển sang bao gồm:
+ Khoản bồi thường
ước tính.
- Trách nhiệm chưa
hoàn thành chuyển sang năm sau.
2.
Tổng chi phí quy định cho ngành Bảo hiểm:
Chi phí kinh doanh
hợp lệ của ngành bảo hiểm bao gồm
2.1. Chi phí khấu
hao TSCĐ:
- Giá trị tính
KHTS quy định thực hiện theo Thông tư số 33-TC/CN ngày 31-7-1990 và Thông tư số
31-TC/CN ngày 27-5-1991 của Bộ Tài chính.
- Tỷ lệ khấu hao tỷ
lệ KHCB theo quy định tại Quyết định số 507-TC/ĐT/XD ngày 22-7-1986 của bộ Tài
Chính, tiền trích về KH SCL phải phản ánh đúng chi phí thực tế hợp lý, phù hợp
với giá cả, tiền lương về sửa chữa lớn theo định kỳ của mỗi loại tài sản.
2.2. Các khoản chi
thuộc bảo hiểm gốc:
- Chi bồi thường
cho bảo hiểm gốc là khoản chi bồi thường thực tế trong kỳ mà công ty Bảo hiểm
phải trả cho người bảo hiểm khi họ bị tổn thất theo quy định; Bao gồm cả bảo hiểm
trực tiếp và gián tiếp.
- Chi hoa hồng cho
các đối tượng giúp ngành Bảo hiểm khai thác nguồn bảo hiểm.
-Các chi phí thực
chi hợp lệ; liên quan đến xử lý hàng đã bồi thường 100% giá trị.
- Chi giám định, đại
lý.
2.3. Các khoản chi
thuộc tái bảo hiểm:
- Phí nhượng tái bảo
hiểm mà ngành Bảo hiểm phải chuyển cho người nhận tái bảo hiểm.
- Hoàn đòi người thứ
3 nhượng tái bảo hiểm
- Hoàn phí giữ lại
tái bảo hiểm.
2.4. Chi quản lý
hành chính:
Là khoản chi để
duy trì hoạt động cho bộ máy của Tổng công ty Bảo hiểm việt Nam và các đơn vị
trực thuộc gồm: tiền lương và BHXH, quản lý hành chính, văn phòng phẩm, ấn phẩm;
chi phí giao dịch.
Khoản chi tiền
lương được tính toán xây dựng theo quy định tại Thông tư liên bộ Lao động - TB
và XH - Tài chính số 16-TT/LB ngày 5-11-1990, Quyết định số 110-QĐ/LB ngày
3-4-1991 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính có
quy định cụ thể đơn giá tiền lương và tỷ lệ khoán khoản chi quản lý hành chính
hàng năm cho Tổng công ty Bảo hiểm.
2.5. Chi đề phòng
hạn chế tổn thất: là khoản chi để đề phòng, ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tổn
thất khi rủi ro đã xảy ra, được khống chế bằng tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định
trên cơ sở tham khảo số liệu lịch sử, và xem xét tình hình năm kế hoạch.
2.6. Phí dự chi
(phải trả) chuyển kỳ sau:
Là khoản chi phí
chưa chi trong năm, nhưng được hạch toán vào chi phí hợp lệ để chi trả kỳ sau
cho các vụ tổn thất đã xảy ra trong năm nhưng chưa được bồi thường và cho những
tổn thất có thể xẩy ra đối với các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực cả các năm sau
( trách nhiệm bảo hiểm chưa hoàn thành).
Khoản phí này được
ước tính trên cơ sở dự tính bồi thường tổn thất thực tế trong kỳ chưa thanh
toán và dự kiến tổn thất của trách nhiệm chưa hoàn thành.
Phí dự chi chuyển
kỳ sau được quyết toán vào cuối năm; toàn bộ số kết dư được chuyển vào số thu (
thuộc phần thu) của kỳ sau:
2.7. Chi lập quỹ dự
trữ bảo hiểm:
Đặc thù của kinh
doanh bảo hiểm có thể xẩy ra những tổn thất lớn bất ngờ mà chi phí bồi thường
hàng năm của ngành bảo hiểm không đủ sức gánh chịu, gây thua lỗ, không đủ nguồn
chi trả tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Xuất phát từ đặc thù trên, ngành
bảo hiểm được lập quỹ dự trữ bảo hiểm. Quỹ dự trữ bảo hiểm là khoản chi phí hợp
lệ, được trích lập theo tỷ lệ trên doanh thu bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
Trường hợp có tổn thất
lớn phải dùng quỹ dự trữ bảo hiểm để bồi thường tổn thất trong kỳ, ngành bảo hiểm
phải hạch toán riêng khoản chi này để xác định chính xác kết quả tài chính
trong kỳ.
Quỹ dự trữ bảo hiểm
được bổ sung hàng năm cho ngành bảo hiểm, ngành bảo hiểm có trách nhiệm bảo
toàn số dư quỹ dự trữ bảo hiểm như bảo toàn vốn lưu động đã quy định cho XNQD,
nhưng không phải nộp khoản thu về sử dụng vốn ngân sách cấp.
3.
Khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và thuế gián thu
3.1. Khoản thu về
sử dụng vốn NSNN:
Tổng công ty bảo
hiểm hạch toán và nộp tiền thu về sử dụng vốn NSNN theo quy định tại Nghị định
số 22-HĐBT ngày 24-1-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số
13-TC/TCT ngày 28-2-1991 của Bộ Tài chính; cụ thể:
Vốn thuộc diện phải
tính tiền thu về sử dụng vốn là vốn cố định và vốn lưu động, do ngân sách Nhà
nước cấp và có nguồn gốc từ ngân sách (trữ quỹ dự trữ bảo hiểm), tỷ lệ thu và sử
dụng vốn quy định cho ngành bảo hiểm là 0,5% tháng.
3.2. Thuế doanh
thu và các khoản thuế gián thu (nếu có)
Thuế doanh thu của
hoạt động bảo hiểm được thực hiện theo Luật thuế doanh thu, các văn bản pháp
quy dưới luật và Công văn số 411-TC/TCT ngày 2-4-1991 của Bộ Tài chính.
4.
Các khoản lợi tức phụ của ngành bảo hiểm:
4.1. Lợi tức của
hoạt động liên doanh, liên kết là lợi tức thu được từ hoạt động liên doanh liên
kết, được xác định tính thuế theo Công văn số 1152-TC/TCT ngày 22-8-1991 của Bộ
Tài chính.
4.2. Lợi tức thu
được từ nghiệp vụ tài chính bao gồm lãi về tiền gửi ngân hàng từ vốn kinh doanh
các quỹ xí nghiệp và từ nghiệp vụ tài chính khác (nếu có).
4.3. Lợi tức thu
được từ các hoạt động khác gồm
+ Lợi tức thu được
từ dịch vụ bán hộ hàng nước ngoài: là khoản chênh lệch giữa doanh thu hàng bán
hộ và giá vốn chuyển trả chủ hàng, cộng chi phí hợp lệ phát sinh trong quá
trình bán hàng hoá:
+ Lợi tức thu được
từ dịch vụ xử lý hàng nước ngoài mà chủ hàng từ bỏ: là khoản chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và các chi phí hợp lý, hợp lệ... phát sinh trong quá trình xử
lý.
III - BIỆN PHÁP KÊ KHAI, THU NỘP
1. Trách nhiệm của
Tổng công ty bảo hiểm và các công ty bảo hiểm trực thuộc.
Thuế lợi tức đối với
hoạt động kinh doanh chính (bảo hiểm) và các hoạt động kinh doanh phụ (có lợi tức
phụ) được hạch toán toàn ngành. Tổng công ty bảo hiểm trực tiếp kê khai, đăng
ký nộp thuế lợi tức vào NSNN trên địa bàn Hà nôi, chịu sự quản lý thu thuế trực
tiếp của Cục thuế Hà nội.
Tổng công ty bảo
hiểm có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán thuế lợi tức phải nộp theo hướng
dẫn tại Thông tư số 47-TC/TCT ngày 4-10-1990, Công văn số 11-TC/TCT ngày
3-11-1990 và công văn số 39-TC/TCT ngày 8-11-1990 của Bộ Tài chính.
Thuế lợi tức được
kê khai, tạm nộp hàng tháng theo kế hoạch và thanh quyết toán hàng quý, kế hoạch
làm cơ sở tạm nộp hàng tháng là kế hoạch nộp thuế lợi tức năm được phân bổ theo
quý, do Bộ Tài chính giao cho Tổng công ty.
Ngay trong tháng
có báo cáo quyết toán quý TCT phải thanh quyết toán thuế lợi tức kỳ quyết toán
với cơ quan thuế. Nếu số tạm nộp hàng tháng vượt quá số phải nộp thì số nộp quá
được trừ vào số phải nộp của kỳ sau. Nếu còn thiếu, phải nộp đủ vào NSNN ngay
trong cùng tháng.
2. Trách nhiệm của
Công ty bảo hiểm các địa phương.
Công ty bảo hiểm
các địa phương có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, đúng đắn các khoản thu, chi về
nghiệp vụ bảo hiểm tính toán lợi tức phụ phát sinh tại đơn vị. Công ty không trực
tiếp nộp thuế lợi tức vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn đóng trụ sở, nhưng phải
chịu sự kiểm tram kiểm soát của cơ quan thuế địa phương, trong việc xác định
các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình kinh doanh; phải xuất trình đầy
đủ các chứng từ sổ sách liên quan đến việc hạch toán chi phí lợi tức và xác định
chênh lệch thu chi về nghiệp vụ bảo hiểm khi cơ quan thuế yêu cầu.
3. Trách nhiệm của
cơ quan thuế: Cơ quan thuế các địa phương có trách nhiệm kiểm tra xác nhận và nhận
xét xác định các khoản chi phí thực tế hợp lý của các Công ty bảo hiểm các địa
phương gửi cho Cục thuế Hà nội nơi tổ chức thu thuế lợi tức của TCT bảo hiểm.
Cục thuế thành phố
Hà nội có nhiệm vụ tổ chức thu nộp thuế lợi tức của TCT bảo hiểm; Tổng hợp các
nhận xét, báo cáo của các Cục thuế địa phương để tính toán xác định lợi tức thực
hiện, số thuế phải nộp... bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế phải nộp
vào NSNN.
Đề nghị TCT bảo hiểm
triển khai việc nộp thuế lợi tức theo tinh thần trên, trong quá trình thực hiện,
nếu có gì vướng mắc báo cáo kịp thời về Bộ để nghiên cứu xử lý.