BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số : 8292/BGDĐT-TTr
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra
năm học 2011-2012 đối với các trường ĐH, CĐ
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011
|
Kính
gửi: Các đại học, học viện; Trường đại học, cao đẳng
Nhằm tiếp tục đổi mới quản lý
giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI. Căn cứ Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011
- 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BG&ĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh
tra năm học 2011 -2012 đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng
(sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) như sau:
I. Củng cố, kiện toàn tổ chức
và xây dựng kế hoạch thanh tra
1. Các cơ sở giáo dục đại học
căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị để thành lập tổ chức thanh tra, cử cán
bộ làm công tác thanh tra theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động
thanh tra trong các cơ sở giáo dục đại học. Cán bộ được lựa chọn làm công tác
thanh tra phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý; có bản lĩnh chính
trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổ chức quán triệt Luật Thanh
tra năm 2010, Luật Giáo dục năm 2009, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản
pháp luật về công tác thanh tra trong ngành giáo dục. Tham gia đầy đủ các đợt tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan thanh tra cấp trên tổ chức.
3. Bám sát nội dung Chỉ thị số
6036/CT-BGDĐT ngày 29/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục đại học năm 2011 - 2012 để xây dựng kế hoạch thanh tra của
đơn vị trình Giám đốc (Hiệu trưởng) phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Xây dựng kế hoạch và cơ chế
phối hợp giữa Phòng (Ban) thanh tra với Ban thanh tra nhân dân theo quy định của
pháp luật.
II. Tổ chức triển khai các hoạt
động thanh tra
1. Thanh tra công tác quản lý
a) Thanh tra thực hiện nhiệm vụ
đổi mới công tác quản lý giáo dục
- Thanh tra việc thực hiện Thông
tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với
đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo, phát huy cao độ tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, tự kiểm tra của các trường.
- Thanh tra, kiểm tra các nội
dung triển khai thực hiện quy chế công khai: công khai cam kết chất lượng giáo
dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo
dục; công khai việc thu, chi tài chính …. theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT
ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện quy chế
công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Kiểm tra việc hoàn thiện văn bản
tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của nhà trường nhằm đẩy mạnh việc
đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh
giá, xây dựng tiêu chuẩn nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Thanh tra việc thực hiện Chỉ
thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số
05-NQ/BCS ngày 06/1/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý
giáo dục giai đoạn 2010 - 2012.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra việc triển khai thực hiện việc đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn
2010 - 2012, xây dựng và hoàn thiện chương trình hành động đổi mới quản lý
nâng cao chất lượng đào tạo, cam kết chất lượng, tổ chức rà soát tình hình
giáo trình hiện có, xây dựng lộ trình quy hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ giảng
viên về số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp.
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng,
tổ chức triển khai các điều kiện cho việc chuyển sang đào tạo theo học chế tín
chỉ, việc triển khai chương trình, kế hoạch tin học hoá trong công tác quản lý
Nhà trường, quản lý hồ sơ và chế độ báo cáo.
- Tăng cường tự kiểm tra, thanh
tra các điều kiện đảm bảo chất lượng theo cam kết thành lập trường.
b) Thanh tra việc thực hiện Luật
phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở
Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng
chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham
nhũng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong việc phát hiện, xử lý
các vụ việc tham nhũng góp phần thực hiện tốt mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi
tham nhũng.
2. Thanh tra công tác đào tạo
a) Thanh tra công tác tuyển sinh
đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng
2 …
b) Thanh tra công tác đào tạo
trình độ thạc sỹ, tiến sỹ
- Thanh tra việc xây dựng văn bản
thực hiện quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
- Thanh tra công tác tuyển sinh,
đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
c) Thanh tra hoạt động liên kết
đào tạo trong nước và với nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra hoạt động
liên kết đào tạo hình thức vừa làm vừa học.
d) Thanh tra việc bảo đảm cơ sở
vật chất, đội ngũ nhà giáo; chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo từng
ngành, chuyên ngành đào tạo.
đ) Thanh tra việc tổ chức đánh
giá kết quả học tập và rèn luyện, thi, kiểm tra học phần, thi tốt nghiệp.
e) Thanh tra việc đào tạo theo
nhu cầu xã hội, theo địa chỉ sử dụng
g) Thanh tra, kiểm tra công tác
quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày
20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
và tiếp công dân
Tham mưu giúp Giám đốc (Hiệu trưởng)
thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phối hợp tổ chức tiếp dân và quản
lý hồ sơ theo dõi giải quyết đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng
quy định của pháp luật.
III. Chế độ thông tin báo cáo
Ngoài những báo cáo đột xuất
theo yêu cầu, các trường cần thực hiện báo cáo kết quả công tác thanh tra theo
các tiêu chí và tự chấm điểm trong báo cáo tổng kết năm học trước 30/7/2012.
Trên đây là những nội dung cơ bản
của công tác thanh tra năm học 2011-2012. Yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học
triển khai đến cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người lao động để thực
hiện.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Thanh tra Chính phủ (để b/cáo);
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để phối hợp thực hiện);
- Lưu: VT, TTr.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
|