Kính
gửi:
|
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố Thủ Đức và các quận/huyện;
- Hiệu trưởng các trường THPT; Hiệu trưởng các trường phổ thông nhiều cấp học
(có cấp THPT).
|
Căn cứ Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Ban hành chương
trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới;
Căn cứ Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày
03 tháng 8 năm 2022 về sửa đổi bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo
dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH
ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động
chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;
Căn cứ Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT ngày
23 tháng 5 năm 2022 của Bộ GDĐT về Quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc
làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục;
Căn cứ Công văn 4020/BGDĐT-GDTrH ngày
22 tháng 8 năm 2022 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2022-2023;
Căn cứ Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH
ngày 19 tháng 04 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện
chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;
Căn cứ Công văn số 2522/SGDĐT-GDTrH của
Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 7 năm 2022 về hướng dẫn thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2022-2023;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị thực hiện như sau:
1. Hoạt động trải
nghiệm và hướng nghiệp:
- Thực hiện đối với khối lớp
6,7,10 theo chương trình GDPT2018 theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03
tháng 8 năm 2022 về sửa đổi bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục
phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT .
- Thực hiện dạy học Hoạt động trải
nghiệm và hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc 03 tiết/tuần theo
chương trình GDPT 2018, Hiệu trưởng nhà trường phân công người phụ trách, bố
trí thực hiện trong khung chương trình chính khóa, thể hiện trong kế hoạch giáo
dục, trên thời khóa biểu của nhà trường và quản lí như các bộ môn khác.
- Xây dựng kế hoạch triển khai, bố
trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc phụ trách. Chế độ làm việc của giáo viên kiêm nhiệm
hoặc phụ trách được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về chế độ làm việc của
giáo viên phổ thông và các quy định liên quan; được bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường
với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục
theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của
nhà trường, Hiệu trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức
thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động được
xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với
cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ
chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Cán bộ quản lí, giáo viên được phân
công tổ chức hoạt động nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với
hoạt động đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp
với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội
dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Thực hiện
đúng theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của
Bộ GDĐT Quy định về đánh giá học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ
thông.
2. Tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với khối lớp 8,9,11,12 theo chương trình
giáo dục hiện hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các nội dung sau:
- Các trường THCS, THPT tiếp tục thực
hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quyết định
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ GDĐT trong chương trình chính
khóa tại trường trung học năm học 2022 - 2023. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp trong chương trình chính khóa đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Đây là nội dung giáo dục trong
chương trình chính khóa, được bố trí 02 tiết/tháng. Do đó, đề nghị nhà trường bố
trí thực hiện trong khung chương trình chính khóa, thể hiện trong kế hoạch giáo
dục, thực hiện phân công người phụ trách và thời khóa biểu của nhà trường.
- Thực hiện đầy đủ các chủ đề theo hướng
dẫn của văn bản số 2967/GDĐT-TrH về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài
giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong trường trung học từ năm học
2016-2017.
- Đổi mới nội dung các chủ đề phù hợp
với xã hội và tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay: Nghề tương lai trong cách
mạng 4.0; Giao tiếp mạng xã hội; Smartphone trong đời sống xã hội; Văn hóa giao
thông; Văn hóa gia đình ...
- Tăng cường thay đổi hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phù hợp với tình hình chống
dịch theo các hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Y tế.
3. Công tác hướng
nghiệp, phân luồng học sinh
- Nhà trường xây dựng kế hoạch hướng
nghiệp trong kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường, tối thiểu là 09 tiết/năm
(theo chương trình chính khóa). Ngoài ra, tùy vào điều kiện của đơn vị, nhà trường
cần tăng cường các hoạt động hướng nghiệp qua các hình thức trải nghiệm, tránh
các hình thức tổ chức nhàm chán, không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về
ngành nghề của học sinh.
- Cấp THCS:
+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tạo
môi trường, hỗ trợ học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế về
các nhóm ngành nghề, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng
đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác có nội dung chương trình được
thẩm định hàng năm (phụ lục đính kèm), tối thiểu 01 lần/năm học đảm bảo
phù hợp với điều kiện nhà trường. Báo cáo về Sở Giáo dục trước 17 tháng 11 năm
2022.
+ Tư vấn, hướng dẫn học sinh khám
phá, nhận biết, phát triển năng khiếu, năng lực, sở trường, nguyện vọng nghề
nghiệp, việc làm thông qua quá trình học tập, rèn luyện.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc
bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác có nội
dung và chương trình hoạt động được Sở Giáo dục thẩm định hàng năm.
- Cấp THPT:
+ Tích hợp, lồng ghép vào các môn học
và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc
bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác có nội
dung và chương trình hoạt động được Sở Giáo dục thẩm định hàng năm.
+ Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm,
thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động
tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối
tác có nội dung và chương trình hoạt động được thẩm định hàng năm (phụ lục đính
kèm), tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường.
Báo cáo Kế hoạch thực hiện về Sở Giáo dục trước 17 tháng 11 năm 2022.
+ Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức
ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối
thiểu 01 lần/năm.
+ Vận động khuyến khích học sinh tham
gia các hội thi Hướng nghiệp, hướng nghề. Hạn chế tối đa các trường hợp quảng
cáo tuyển sinh cho các trường đại học trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Các cơ sở
giáo dục không thực hiện các hoạt động tư vấn du học trong trường học dưới mọi
hình thức.
+ Các trường THPT thiết kế xây dựng
chương trình tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 cho các trường THCS thuộc địa bàn quận
huyện của trường mình (gửi kế hoạch về Phòng Giáo dục Trung học trước
17/11/2022). Các Phòng GDĐT và trường THCS phối hợp các đơn vị: Trung cấp,
Cao đẳng nghề, THPT, trung tâm GDTX và doanh nghiệp địa phương tổ chức các buổi
hướng nghiệp phân luồng học sinh. Các trường THCS thực hiện báo cáo công tác tư
vấn tuyển sinh phân luồng học sinh trước 20/4/2023, gửi về địa chỉ
email: [email protected].
4. Hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cần linh hoạt vận dụng các hình thức phù hợp với các hoạt động giáo dục
bộ môn.
- Hoạt động ngoại khóa: nhằm củng cố
kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tổ chức cho nhiều đối tượng khối lớp
học sinh tham gia, không xác định được lượng kiến thức trong các môn học và có
thu phí trên tinh thần tự nguyện của học sinh, nhà trường xây dựng trong chương
trình nhà trường. Hoạt động này không kiểm tra đánh giá học sinh.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở
các bộ môn trong và ngoài nhà trường: Việc tổ chức cho học sinh học tập trải
nghiệm có bài kiểm tra đánh giá học sinh, nhà trường phân công tổ chuyên môn
xây dựng kế hoạch, nội dung kiến thức thực hiện, phương thức thực hiện, phương
thức kiểm tra đánh giá, đối tượng học sinh và lực lượng giáo viên, giảng viên tổ
chức hoạt động dạy học. Rà soát, chấn chỉnh các hoạt động học tập trải nghiệm
có thực hiện kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo nội dung học tập trải nghiệm:
phải phù hợp với môn học, nhóm môn học theo khối lớp, phù hợp chuẩn kỹ
năng kiến thức theo chương trình giáo dục hiện hành hoặc chương trình GDPT
2018. Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, đảm bảo nội dung triển khai phù hợp
với lượng kiến thức, thời gian, không gian phù hợp tổ chức hoạt động học. Nội
dung xây dựng trên từng khối lớp cụ thể. Tránh các nội dung không xác định được
vị trí kiến thức trong chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng hiện hành, tổ chức
một chuyên đề, xây dựng một bài thu hoạch, 01 bài kiểm tra, đánh giá cho nhiều
khối lớp.
+ Hình thức tổ chức hoạt động học tập
trải nghiệm: Nhà trường và đơn vị phối hợp (xem phụ lục đính kèm) xây dựng các
hoạt động cho học sinh theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh, lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.
Ban tổ chức nên bố trí các nhiệm vụ học
tập và qua quá trình tiếp xúc thực tế để hình thành kiến thức cần học.
+ Đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên
chuyên môn để tổ chức hoạt động dạy và học cho học sinh.
+ Đảm bảo đủ về mặt thời gian và
không gian cho các hoạt động học tập trải nghiệm. Các đơn vị không tổ chức các
hoạt động phối hợp học tập trải nghiệm và du lịch trong thời gian ngắn, các hoạt
động học tập được tổ chức chưa đủ và đúng, không đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ
năng cơ bản dành cho học sinh trong từng môn học. Không sử dụng nội dung chuẩn
kiến thức kỹ năng của khối lớp này triển khai thành hoạt động trải nghiệm chủ yếu
của khối lớp khác.
+ Đảm bảo đổi mới kiểm tra đánh giá
theo quá trình:
• Đánh giá bài thu hoạch ghi chép quá
trình học của học sinh qua các giai đoạn: Nhận nhiệm vụ học tập - thực hiện nhiệm
vụ học tập - hoàn thành nhiệm vụ học tập.
• Đánh giá qua bài kiểm tra sau khi
hoàn thành nhiệm vụ học tập tại vị trí tổ chức tiết học ngoài nhà trường, hoạt
động học tập trải nghiệm.
• Đánh giá qua tinh thần và thái độ học
tập của học sinh khi tham gia.
• Việc sử dụng kết quả kiểm tra đánh
giá thành cột điểm của môn học giáo viên cần lưu ý phải đảm bảo lượng kiến thức,
thời lượng trong kế hoạch giảng dạy và theo thông tư 26/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT
cho khối 8,9,11,12 và theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT cho khối
6,7,10.
+ Việc tổ chức hoạt động học tập trải
nghiệm, tiết học ngoài nhà trường được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, công
khai. Do đó, khi tổ chức học tập trải nghiệm- tiết học ngoài nhà trường, các cơ
sở giáo dục phải xây dựng phương án học tập tương đương cho các em học sinh
không tham gia được học tập tại trường hoặc tại nhà.
+ Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
được xây dựng trong kế hoạch giáo dục nhà trường đầu năm học và báo cáo gửi về
địa chỉ email: [email protected].
5. Công tác hỗ trợ
khởi nghiệp
- Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về
các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương
trình môn học môn Công nghệ, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương
tiện truyền thông.
- Tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức,
kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.
- Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu
khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh hình thành các ý tưởng, dự
án khởi nghiệp.
- Đối với cấp THCS: Phối hợp với các đối
tác tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm và triển khai các dự án khởi
nghiệp.
- Đối với THPT: Tổ chức diễn đàn, tọa
đàm, giao lưu truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, tối thiểu
01 lần/năm học.
- Tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong
trường THPT (Triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng
Chính phủ); tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ
năng về khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học
sinh THPT. Vận động khuyến khích học sinh tham gia các hội thi khởi nghiệp.
6. Giáo dục kỹ
năng sống
- Các trường THPT, THCS chỉ đạo và tạo
điều kiện bộ môn Sinh học - Giáo dục Công dân phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức
và nội dung các hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, luật
hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, thời lượng tối thiểu 180 phút/khối/học kì.
Xây dựng nội dung theo từng khối lớp.
- Nhà trường tiếp tục thực hiện giáo
dục kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp; trong hoạt động buổi 2 hoặc chương
trình giáo dục có tổ chức hoạt động dạy học kỹ năng sống cho học sinh phải đảm
bảo tất cả chương trình giảng dạy kỹ năng sống (được tổ chức thành tiết dạy cho
học sinh) được thẩm định và được xây dựng thành chương trình nhà trường trong kế
hoạch giáo dục năm học.
- Giao lưu hợp tác quốc tế trong giáo
dục trung học: Tăng cường hợp tác kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục trung học của
Việt Nam với các cơ sở giáo dục trung học của các nước ASEAN, cộng đồng Pháp ngữ
(nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giao lưu văn hóa kỷ niệm Ngày Quốc
tế Pháp ngữ) và các nước khác trên thế giới, tạo cơ hội giao lưu trao đổi kinh
nghiệm học tập, giảng dạy, giao tiếp, quản lý giáo dục cho học sinh, giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục.
Trong quá trình thực hiện, có vấn đề
thắc mắc xin liên hệ Phòng Giáo dục Trung học để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Giám đốc (để báo cáo);
- Các phòng ban (phối hợp);
- Các phòng GDĐT thành phố Thủ Đức và các quận huyện (thực hiện);
- Các trường THPT, THPT có nhiều cấp học (thực hiện);
- Lưu VT, GDTrH (Phong)
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Bảo Quốc
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỊA ĐIỂM PHỐI HỢP TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC MÔN HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo văn bản số 3468/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 9 năm 2022)
1. Chương trình trải nghiệm tại
khu Nông nghiệp công nghệ cao - Củ Chi.
2. Công viên văn hóa đầm sen.
3. Chương trình trải nghiệm tại
khu công viên phần mềm Quang Trung (STEM).
4. Khu Sinh thái Giáo dục Green
Land Farm.
5. Trại thực nghiệm - Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.