Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3036/BGDĐT-GDTH 2021 chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học

Số hiệu: 3036/BGDĐT-GDTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 20/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3036/BGDĐT-GDTH
V/v tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu.

Thực hiện Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nội dung giáo dục của địa phương (Chương trình giáo dục phổ thông 2018), Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học và Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương (Thông tư số 33). Qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu giáo dục địa phương (tài liệu) của các tỉnh/thành phố đề nghị phê duyệt, Bộ GDĐT đánh giá, các tỉnh/thành phố đã thực hiện biên soạn, thực nghiệm, thẩm định đúng quy trình theo quy định tại Thông tư số 33 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, các tài liệu vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; cấu trúc, hình thức trình bày tài liệu cần được điều chỉnh, bổ sung và thực hiện đúng theo quy định.

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học đảm bảo đúng tiến độ, đáp ứng các yêu cầu quy định, với các nội dung cụ thể sau:

1. Mục đích, yêu cầu

- Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thng, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

- cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm , trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.

- Tài liệu giáo dục địa phương cần đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học. Các mạch nội dung được thiết kế trong tài liệu cn mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp đthực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

2. Thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 6/7/2021 với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục. Khi xây dựng cần lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh khi thực hiện, cụ thể:

- Tổ chức thực hiện theo từng chủ đề/mạch kiến thức đã được thiết kế trong tài liệu giáo dục địa phương với hình thức linh hoạt, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng từ đầu năm học.

- Chọn nội dung/mạch kiến thức phù hợp, thực hiện tích hợp, lồng ghép, bổ sung, thay thế trong quá trình dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và được thể hiện trong kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục.

- Chọn chủ đề, nội dung phù hợp để xây dựng các hoạt động giáo dục tập thể, kết hợp học tập trên lớp với hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,...nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho học sinh; nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội, giúp học sinh phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn địa phương.

3. Tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học

- Tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học được thiết kế theo các chủ đề học tập, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm; không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội; các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm tính chính xác, phù hợp và có nguồn gốc rõ ràng; ngôn ngữ, sử dụng trong tài liệu dược diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo các quy định về chính tả và ngữ pháp, thể thức, kĩ thuật trình bày, các chữ viết tắt, các kí hiệu, phiên âm, bảo đảm theo quy định hiện hành.

- Hình thức trình bày tài liệu cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cờ chữ; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ phù hợp với nội dung chủ đề học tập và lứa tuổi học sinh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học, tham khảo các nội dung liên quan tại Phụ lục đính kèm.

Nhận được Công văn này, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT tham mưu y ban nhân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện và kịp thời lập hồ sơ trình Bộ GDĐT xem xét phê duyệt tài liệu đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- UBND tỉnh, TP (
để chỉ đạo);
- Bộ
trưởng (để báo cáo);
- Các
Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Các đơn
vị liên quan thuộc Bộ GDĐT;
- Viện K
HGDVN (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học)

1. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

- Xây dựng khung nội dung giáo dục địa phương: Khung nội dung được xây dựng để định hướng, xác định các nội dung tổng thể cho từng cấp học, lớp học; làm căn cứ biên soạn tài liệu đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, tránh trùng lặp, nhất quán từ lớp dưới lên lớp trên và thống nhất với các cấp học khác; khi xây dựng khung nội dung cần dựa vào các căn cứ pháp lý như Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (Chương trình giáo dục phổ thông 2018), Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 và Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018,...

- Xây dựng đề cương tài liệu giáo dục địa phương cấp Tiểu học: đề cương tài liệu được xây dựng để xác định các chủ đề học tập cho từng khối lớp gồm các thành phần như mạch kiến thức, yêu cầu cần đạt; khi xây dựng cần bám sát chương trình các môn học và Hoạt động trải nghiệm để phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp; định hướng phương pháp và hình thức tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục linh hoạt không gây quá tải cho học sinh khi thực hiện.

- Xây dựng các chủ đề minh họa, biên soạn tổ chức dạy thực nghiệm: xây dựng chủ đề minh họa và tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các chủ để từ đó có cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu; khi thực hiện cần lựa chọn một số chủ đề để tổ chức dạy thực nghiệm, bảo đảm tính đại diện về dạng bài và các mạch nội dung kiến thức theo yêu cầu của chương trình; việc đánh giá dạy thực nghiệm phải xem xét sự phù hợp của các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập của học sinh giúp giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong tài liệu đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt, sự phù hợp của nội dung, hình ảnh, ngữ liệu và cấu trúc của các chủ đề với thời lượng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và khả năng học tập của học sinh.

- Thẩm định tài liệu và lập hồ sơ trình Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu: thực hiện theo Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện tham khảo một số chủ đề dưới đây để xây dựng khung nội dung, đề cương tài liệu và tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh của tng khối lớp trong cấp Tiểu học.

Chủ đề/ mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Quê hương em

- Nêu được một số nét khái quát về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của địa phương.

- Nêu được một số hoạt động của người dân ở địa phương.

- Nêu được tên và vai trò của một số công trình công cộng ở địa phương.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về cảnh quan thiên nhiên, con người, sản vật, một số hoạt động sản xuất... ở địa phương.

- Có ý thức bảo vệ môi trường địa phương.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với địa phương.

Danh lam thắng cảnh quê em

- Nêu được tên, vị trí của một số danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp tiêu biểu của địa phương.

- Nhận biết được một số danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp của địa phương qua hình ảnh/video...

- Nêu được cảm nhận của bản thân đối với danh lam thng cảnh/cảnh đẹp đó.

- Giới thiệu được về danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp của địa phương bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết và thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp đó.

Nghề/làng nghề truyền thống

- Nêu được tên, vị trí, khái quát lịch sử một số làng nghề truyền thống của địa phương.

- Nêu/mô tả được các bước chính để làm ra sản phẩm của nghề/làng nghề truyền thống của địa phương.

- Kể tên một số sản phẩm của nghề/làng nghề truyền thống của địa phương.

- Trình bày được mức độ đơn giản vai trò của nghề/làng nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề/làng nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề/Iàng nghề truyền thống đó ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

- Trải nghiệm và giới thiệu được làng nghề truyền thống của địa phương.

- Có ý thức bảo vệ và phát triển làng nghề truyền thống cũng như môi trường làng nghề bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Phong tục tập quán

- Biết được tên nhà ở, trang phục, món ăn, nghi lễ,...truyền thống của một số dân tộc địa phương.

- Nhận biết được nhà ở, trang phục, món ăn, nghi lễ...truyền thống của một số dân tộc ở địa phương qua hình ảnh, video...

- tả/giới thiệu được về nhà ở, trang phục, món ăn, nghi lễ,... truyền thống của một số dân tộc địa phương bằng những hình thức khác nhau phù hợp với lứa tuổi.

- Có ý thức giữ gìn một số phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình và các dân tộc khác.

Các loại hình nghệ thuật truyền thống

- Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương.

- Nhận biết được một số loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương qua hình ảnh, video.

- Nêu được những nét khái quát về nguồn gốc, nội dung, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương.

- Mô phỏng, thực hành ở mức độ đơn giản một loại nghệ thuật tiêu biểu của địa phương phù hợp với lứa tuổi.

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật truyền thống của địa phương.

Lễ hội truyền thống

- Nêu được tên, địa điểm diễn ra một số lễ hội truyền thống của địa phương.

- Nêu được/ mô tả được một số hoạt động chính diễn ra trong lễ hội; mục đích, ý nghĩa của lễ hội.

- Giới thiệu và bước đầu quảng bá được về các lễ hội truyền thống của địa phương.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường nơi diễn ra lễ hội.

Trò chơi dân gian

- Kể tên một số trò chơi dân gian tiêu biểu của địa phương

- Giới thiệu được luật (cách) chơi của một số trò chơi dân gian tiêu biểu của địa phương;

- Thực hành chơi các trò chơi;

- ý thức đảm bảo an toàn khi chơi trò chơi; giữ gìn, bảo tồn trò chơi dân gian của địa phương.

Di tích lịch sử - văn hóa

- Kể tên một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của địa phương.

- Giới thiệu khái quát được về lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích lịch sử - văn hóa.

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa.

Một số nhân vật tiêu biểu/ Danh nhân

- Kể tên một số danh nhân hoặc nhân vật tiêu biểu ở địa phương.

- Trình bày được những nét khái quát về danh nhân hoặc nhân vật tiêu biểu ở địa phương (năm sinh, năm mất, đóng góp chính...).

- Trân trọng những đóng góp của thế hệ trước, học tập những đức tính tốt đẹp; kế thừa, phát huy truyền thống qua các việc làm phù hợp với lứa tuổi.

2. CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP TIỂU HỌC

2.1. Cấu trúc tài liệu

Lời nói đầu.

Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu.

Mục lục.

Các chủ đề.

Giải thích thuật ngữ, trích nguồn tài liệu tham khảo, tác giả ảnh... (nếu có)

2.2. Hình thức trình bày tài liệu

Bìa 1: Ủy ban nhân dàn tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tên tài liệu: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh/thành phố.... Lớp....

Bìa 2: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...; Sở Giáo dục và Đào tạo; Danh sách Ban biên soạn tài liệu.

Các trang tiếp theo bao gồm: Lời nói đầu; Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu; Mục lục; Nội dung các chủ đề; Giải thích thuật ngữ, trích nguồn Tài liệu, tham khảo, tác giả ảnh... (nếu có)./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/07/2021 về tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.498

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.169.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!