Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2905/BGDĐT-GDTX Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Công Hinh
Ngày ban hành: 07/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2905/BGDĐT-GDTX
Hướng dẫn ôn tập lớp 9 BTTHCS và ôn tập thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT năm học 2008-2009.

 Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2009

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng

 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chỉ đạo và tổ chức cho học viên Bổ túc THCS và Bổ túc THPT ôn tập các lớp cuối cấp năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Đối với việc ôn tập chương trình lớp 9 Bổ túc THCS:

Bộ giao cho các sở giáo dục và đào tạo tổ chức hướng dẫn ôn tập cho học viên lớp cuối cấp Bổ túc THCS trên cơ sở sách giáo khoa và chương trình lớp 9 Bổ túc THCS ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối với việc ôn tập chương trình GDTX cấp THPT:

Nội dung ôn tập bao gồm toàn bộ chương trình GDTX cấp THPT ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 7/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu là chương trình lớp 12 và sách giáo khoa lớp 12 (theo chương trình chuẩn). Các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng đã quy định trong chương trình, tổ chức cho học viên ôn tập các môn học theo hướng dẫn cụ thể kèm theo công văn này.

3. Đối với các thí sinh đã hoàn thành chương trình Bổ túc THPT trước đây nhưng chưa tốt nghiệp, năm nay có nguyện vọng dự thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT thì cũng ôn tập các môn học theo nội dung hướng dẫn cụ thể kèm theo công văn này.

4. Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trung tâm GDTX xây dựng kế hoạch tổ chức phụ đạo kiến thức cho học viên có học lực yếu, kém để cho các đối tượng này nắm vững được kiến thức cơ bản, chuẩn bị thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT đạt kết quả tốt.

5. Nhận được công văn này, Bộ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trung tâm GDTX nghiêm túc thực hiện, đảm bảo cho học viên nắm vững những kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình. Đối với các môn Hoá học, Vật lý, Sinh học cần tập dượt cho học viên thành thạo với cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ (qua Vụ Giáo dục thường xuyên) để kịp thời giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để báo cáo);
- Cục Khảo thí và KĐCLGD (để phối hợp);
- Thanh tra Bộ, Vụ GDTrH ( để phối hợp);
- Lưu VT, Vụ GDTX.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Công Hinh

 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 GDTX CẤP THPT NĂM HỌC 2008 – 2009

(Kèm theo Công văn số 2905 /BGDĐT-GDTX ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

MÔN TOÁN

A. YÊU CẦU CHUNG

Học viên cần nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong Chương trình môn Toán Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu là lớp 12 .

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

Để giúp học viên ôn tập đạt kết quả tốt, cần xác định rõ mục đích, yêu cầu và các biện pháp tiến hành ôn tập. Giáo viên giúp học viên đạt được các yêu cầu sau:

1. Về lý thuyết

Hiểu, nhớ được các khái niệm, định nghĩa, định lý và các công thức đã học (các kiến thức cần nhớ đã được ghi trong sách Bài tập giải tích và Bài tập hình học lớp 12 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2008).

2. Về bài tập

Nắm vững cách giải các loại bài toán cơ bản của chương trình, cụ thể:

2.1. Giải tích

2.1.1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của ba hàm số đã học trong mục §5 của Chương I.

2. Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và vẽ đồ thị hàm số: Chiều biến thiên, cực trị của hàm số, tiếp tuyến, tiệm cận của đồ thị hàm số.

3. Giải bất phương trình f(x)>0, f(x)<0, biện luận số nghiệm của phương trình f(x) = m khi biết đồ thị của hàm số y = f(x).

Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.

5.Vẽ đồ thị hàm số y = |f(x)|; y = f(|x|) khi biết đồ thị của hàm số y = f(x).

2.1.2. Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit

1. Hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit.

2. Phương trình mũ, phương trình lôgarit

3. Bất phương trình mũ, bất phương trình lôgarit

2.1.3. Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng

Tìm nguyên hàm (dựa vào Bảng nguyên hàm, theo định nghĩa, phương pháp đổi biến số và phương pháp tính nguyên hàm từng phần), tính tích phân (theo định nghĩa, phương pháp đổi biến số và phương pháp tính tích phân từng phần)

Ứng dụng của tích phân trong hình học (tính diện tích hình phẳng, thể tích của khối tròn xoay).

2.1.4. Số phức

1. Xác định môđun của số phức

2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số phức

3. Căn bậc hai của số thực âm

4. Giải phương trình bậc hai với hệ số thực trên tập số phức, chú ý trường hợp biệt thức ∆ âm.

2.2. Hình học

2.2.1. Khối đa diện

Tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp.

2.2. 2. Mặt nón, mặt trụ và mặt cầu

1. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay, mặt cầu.

2. Tính thể tích khối nón tròn xoay và khối trụ tròn xoay, khối cầu.

2.2.3. Phương pháp tọa độ trong không gian

1. Bài toán xác định tọa độ điểm, tọa độ vectơ

2. Các bài toàn về đường thẳng

Viết được phương trình tham số, chính tắc của một đường thẳng khi biết:

- Đường thẳng đi qua hai điểm.

- Đường thẳng đi qua một điểm và biết vectơ chỉ phương của nó.

- Đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng (quy về bài toán tìm một điểm và vectơ chỉ phương của đường thẳng đó).

- Chúng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

3. Các bài toán về mặt phẳng

Viết được phương trình mặt phẳng khi biết:

- Một điểm và vectơ pháp tuyến.

- Một điểm và cặp vectơ chỉ phương.

- Ba điểm không thẳng hàng, cặp đường thẳng song song, một điểm và đường thẳng không chứa điểm ấy, hai đường thẳng cắt nhau.

- Một đường thẳng cho trước và một điều kiện đã cho.

4. Các bài toán về vị trí tương đối: giữa hai mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai đường thẳng.

5. Các bài toán về tính độ dài, góc.

6. Các bài toán về tính toán: khoảng cách (giữa hai điểm cho trước; từ một điểm đến một mặt phẳng; điểm đến một đường thẳng; giữa hai đường thẳng chéo nhau; giữa hai mặt phẳng song song; giữa mặt phẳng và đường thẳng song song với nó), góc (giữa hai đường thẳng; giữa hai vectơ).

7. Các bài toán:

- Xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

- Tìm hình chiếu vuông góc của một điểm trên một đường thẳng, trên một mặt phẳng.

- Tìm điểm đối xứng của một điểm qua một đường thẳng, qua một mặt phẳng.

- Viết phương trình hình chiếu vuông góc của đường thẳng trên một mặt phẳng đã cho.

8. Các bài toán về mặt cầu: Viết phương trình mặt cầu biết tâm và bán kính, biết hai điểm đầu của đường kính, chúng đi qua bốn điểm không đồng phẳng, biết tâm và mặt phẳng tiếp diện.

Viết phương trình mặt phẳng tiếp diện, tìm tâm và bán kính mặt cầu khi biết phương trình mặt cầu. Xác định vị trí tương đối giữa mặt phẳng và mặt cầu (cắt nhau, tiếp xúc và không cắt nhau). Xác định tâm và bán kính của đường tròn là giao của mặt cầu và mặt phẳng.

 

MÔN NGỮ VĂN

A. YÊU CẦU CHUNG

Ngoài những kiến thức, kĩ năng quy định trong Chương trình GDTX cấp THPT ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 7/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học viên cần nắm vững toàn bộ nội dung phần văn học Việt Nam và phần văn học nước ngoài đã được học ở lớp 12.

Học viên cần rèn luyện các kĩ năng làm văn như: kĩ năng dùng từ, kĩ năng đặt câu, kĩ năng nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng ... đã được học trong chương trình Làm văn, để áp dụng viết bài văn cho tốt.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

I- PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Phần kiến thức chung về giai đoạn văn học và tác gia văn học:

- Khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến cuối thế kỉ XX

- Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

2. Phần tác phẩm văn học Việt Nam

- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh (tác phẩm văn nghị luận hiện đại)

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng (tác phẩm văn nghị luận hiện đại)

- Vợ Nhặt - Kim Lân

- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài       

- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

- Tây tiến - Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

- Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng - Xuân Quỳnh

- Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

- Ai đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo

II. PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

- Thuốc - Lỗ Tấn

- Ông già và biển cả (trích) - E.Hêminguê

- Số phận con người (trích) - M.Sôlôkhốp

C. MỘT SỐ LƯU Ý

- Đối với giai đoạn văn học, học viên cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kì phát triển và một vài đặc điểm chung của mỗi thời kì.

- Đối với tác phẩm truyện, học viên cần nắm chính xác tên tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm; nhận biết được cốt truyện, đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, hệ thống nhân vật, các giá trị nội dung, các chi tiết nghệ thuật, sự đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện của một số truyện ngắn và trích đoạn tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

- Đối với kí hiện đại Việt Nam, học viên cần nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn tác phẩm kí

Học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài thơ dài hoặc đoạn trích dài; cần nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu tình cảm của nhân vật trữ tình, những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của một số bài thơ hoặc trích đoạn.

Học viên cần nắm được tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả và một số đặc sắc nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài.

 

MÔN HOÁ HỌC

A. YÊU CẦU CHUNG

Đây là năm học đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tốt nghiệp Bổ túc THPT theo Chương trình GDTX cấp THPT (ban hành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07/11/2006). Môn Hoá học tiếp tục thi theo hình thức trắc nghiệm.

Đối với hình thức thi trắc nghiệm, đề thi sẽ gồm nhiều câu, rải rác khắp chương trình, không có trọng tâm, do đó học viên cần phải học toàn bộ nội dung môn học đã được Bộ quy định trong chương trình, tránh “đoán tủ”, “học tủ”.

Khi thiết kế các đề thi để học viên thi thử, giáo viên cũng cần lưu ý cấu trúc đề thi năm học 2008-2009 do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục quy định:

Nội dung theo các chủ đề

Số câu trong đề thi

Este, lipit

3

Cacbohiđrat

2

Amin, amino axit, protein

4

Polime và vật liệu polime

2

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ

6

Đại cương về kim loại

4

Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

7

 Sắt và một số kim loại quan trọng

4

Phân biệt một số chất vô cơ

1

Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

1

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ

6

Tổng

40

Nội dung đề thi chủ yếu thuộc lớp 12, vì vậy, giáo viên cần tập trung hướng dẫn học viên ôn tập kỹ các kiến thức cơ bản của chương trình lớp 12, bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các bài tập hoá học. Nội dung ôn tập phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình GDTX cấp THPT và sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 12 của Bộ.

 Ngoài ra, để việc ôn tập có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học viên, giáo viên cần lưu ý đến mức độ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và những điểm khác biệt của SGK mới (tính chính xác, khoa học, khái quát cao về khái niệm, định nghĩa của các hợp chất; bản chất của các hiện tượng hoá học,....).

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Đối với các câu hỏi lý thuyết, trong quá trình ôn tập (đặc biệt đối với đối tượng thí sinh tự do, học theo chương trình và SGK cũ) cần chú ý đến các điểm khác biệt, mới của chương trình và SGK, cụ thể như sau:

Chương I: Este-Lipit

- Lưu ý tính chính xác, khái quát trong khái niệm este, lipit, chất béo

- Tính chính xác khi gọi tên các phản ứng ("phản ứng este hoá", "phản ứng xà phòng hoá"); gọi tên các chất béo

- Khi viết công thức cấu tạo, chỉ xét đối với các este có tối đa 4 nguyên tử C

- Cách nhận biết, phân biệt este với các hợp chất hữu cơ (dựa vào tính chất vật lý, hoá học đặc trưng)

Chương II: Cacbohiđrat

- Khái niệm và phân loại cacbohiđrat

- Khái niệm, cấu tạo/cấu trúc phân tử, tính chất lý học, hoá học (những điểm chung, khác biệt/đặc trưng) giữa glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

- Cách nhận biết, phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ (dựa vào tính chất vật lý, hoá học đặc trưng)

- Đồng phân fructozơ của glucozơ

Chương III: Amin. Amino axit. Protein

- Chính xác các khái niệm, tên gọi (gốc-chức/hệ thống, thay thế) của amin, amino axit, peptit, protein

- Khi viết công thức cấu tạo, chỉ xét đối với các amin có tối đa 4 nguyên tử C

- Cách nhận biết, phân biệt anilin, amino axit, protein (dựa vào tính chất vật lý, hoá học đặc trưng)

- Bản chất và cách nhận biết, phân biệt được phản ứng trùng ngưng

Chương IV: Polime và vật liệu polime

- Cách nhận biệt, phân biệt được phản ứng trùng ngưng, phản ứng trùng hợp (điều kiện tham gia phản ứng của các monome,bản chất phản ứng, sản phẩm phản ứng,...)

- Cách nhận biết, phân biệt các polime (thiên nhiên, nhân tạo/tổng hợp)

- Viết chính xác công thức phân tử/cấu tạo, tên gọi của một số polime đơn giản, thông dụng (PE, PVC, PPE, tơ nilon 6,6, cao su buna...)

Chương V, VI, VII: Đại cương về kim loại. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm. Sắt và một số kim loại quan trọng

- Bản chất và ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại (phản ứng oxi hoá - khử xảy ra theo chiều chất oxi hoá - khử mạnh hơn tác dụng với nhau để sinh ra chất oxi hoá - khử yếu hơn. SO SỎNH TỚNH CHẤT NHỮNG CẶP OXI HOÁ - KHỬ biết mức độ mạnh, yếu của các chất oxi hoá và chất khử).

- So sánh được tính khử giữa các nhóm kim loại (kiềm, kiềm thổ) với nhôm, sắt

- Tính khử của kim loại Cr. Tính oxi hoá (môi trường axit) và tính khử (môi trường bazơ) của ion Cr3+. Tính oxi hoá mạnh của ion Cr6+

- Tính khử yếu của kim loại Cu

Chương VIII, IX: Phân biệt một số chất vô cơ. Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

- Cách nhận biết, phân biệt các chất vô cơ thuộc chương trình GDTX cấp THPT (lồng ghép vào các chất/hợp chất/ion cụ thể, nằm rải rác trong suốt chương trình) ở mức độ đơn giản (căn cứ vào tính chất lý, hoá học đặc trưng)

- Các kiến thức hành dụng, mang tính thực tiễn hoặc ứng dụng của hoá học vào vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường cũng được lồng ghép trong các chủ đề cụ thể của chương trình. Giáo viên hướng dẫn học viên khai thác và hệ thống khi ôn tập.

2. Đối với các bài tập hoá học:

- Để giải được nhanh và chính xác các bài tập hoá học đơn giản trong các câu hỏi trắc nghiệm, trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học viên hiểu phần bản chất hoá học của bài tập; sau đó luyện phần kỹ năng tính toán nhanh.

- Hướng dẫn học viên sử dụng các định luật, quy luật hoá học như định luật bảo toàn nguyên tố, khối lượng, bảo toàn electron, quy luật tăng giảm khối lượng, dùng phương trình ion thu gọn ... để giải nhanh các bài toán hoá học.

 

MÔN VẬT LÝ

A. YÊU CẦU CHUNG

Đề thi tốt nghiệp Bổ túc THPT năm học 2008-2009 được ra theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy, nội dung ôn tập phải được bám sát và phủ kín toàn bộ nội dung của Chương trình Vật lý GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu là lớp 12 và trên cơ sở sử dụng sách giáo khoa Vật lý 12 (chương trình chuẩn), NXB Giáo dục, năm 2008.

Giáo viên căn cứ vào nội dung ôn tập để tổ chức ôn tập và thiết kế các đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, hướng dẫn cách tìm lời giải nhằm giúp học viên có được kỹ năng làm bài theo hình thức thi trắc nghiệm.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN I. LÝ THUYẾT

Học viên phải hiểu, nhớ và biết vận dụng kiến thức lý thuyết để trả lời được các câu hỏi và giải được các bài toán trắc nghiệm liên quan tới những vấn đề sau:

I. DAO ĐỘNG CƠ. SÓNG CƠ

1. Dao động điều hoà: định nghĩa, phương trình (li độ); biên độ, pha, pha ban đầu; các đại lượng đặc trưng (chu kì, tần số, tần số góc; vận tốc, gia tốc,.. của vật dao động điều hòa); đồ thị của dao động điều hoà; ...

2. Con lắc lò xo. Con lắc đơn: định nghĩa, điều kiện khảo sát, phương trình động lực học, phương trình dao động; biểu thức tính chu kì, tần số, cơ năng và sự biến đổi năng lượng của vật dao động điều hoà; ứng dụng của con lắc đơn, cách tiến hành khảo sát quy luật dao động của con lắc đơn và xác định gia tốc rơi tự do.

3. Phương pháp giản đồ Fre-nen (phương pháp véc tơ quay). Tổng hợp các dao động điều hoà cùng phương và cùng tần số (cùng chu kì) bằng phương pháp véc tơ quay.

4. Dao động tắt dần (giải thích, ứng dụng). Dao động duy trì (cách duy trì dao động, ứng dụng). Dao động cưỡng bức (đặc điểm, ứng dụng). Hiện tượng cộng hưởng (định nghĩa, giải thích, điều kiện có cộng hưởng, ứng dụng).

5. Sóng cơ: Sóng ngang, sóng dọc.

6. Các đặc trưng của sóng hình sin (tốc độ sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng, năng lượng sóng). Phương trình sóng.

7. Sự giao thoa của hai sóng: điều kiện để có giao thoa; cách xác định khoảng vân, số vân, loại vân, bậc của vân giao thoa.

 8. Sóng dừng: điều kiện để có sóng dừng; cách xác định bụng sóng, nút sóng, số bó sóng.

9. Sóng âm (âm thanh, siêu âm, hạ âm), tốc độ truyền âm. Các đặc trưng vật lí và đặc trưng sinh lí của sóng âm. Cộng hưởng âm.

II. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

10. Đại cương về dòng điện xoay chiều. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

11. Các mạch điện xoay chiều cơ bản (cách xác định dung kháng, cảm kháng, tổng trở; đặc điểm; biểu thức, công thức của định luật Ôm). Mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp (cách tỉnh tổng trở, công thức của định luật ôm). Cộng hưởng điện (hiện tượng, điều kiện để trong mạch có cộng hưởng điện.

12. Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.

13. Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến áp.

14. Máy phát điện xoay chiều. Động cơ không đồng bộ ba pha. Cách mắc mạch điện xoay chiều ba pha, cách tính hiệu điện thế Ud, Uf ,..

15. Cách khảo sát đoạn mạch xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp.

III. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ. SÓNG ĐIỆN TỪ

16. Dao động điện từ (cấu tạo mạch dao động; điều kiện để mạch dao động). Dao động điện từ tự do trong mạch (quy luật biến thiên điện tích và cường độ dòng diện trong mạch dao động lí tưởng; chu kì, tần số dao động riêng của mạch; năng lượng điện từ trong mạch dao động).

17. Điện từ trường (mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, điện từ trường và thuyết điện từ Mắc-Xoen). Sóng điện từ; sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển; Các đặc điểm của sóng điện từ.

18. Sơ đồ nguyên tắc của máy phát và máy thu sóng vô tuyến điện.

IV. SÓNG ÁNH SÁNG. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

19. Hiện tượng tán sắc ánh sáng (hiện tượng, nguyên nhân, ứng dụng); ánh sáng đơn sắc. Sơ lược về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

20. Hiện tượng giao thoa ánh sáng (thí nghiệm của Y- âng về giao thoa ánh sáng; điều kiện để có giao thoa; cách xác định hiệu đường đi, vị trí vân sáng, vân tối, khoảng vân,..).

21. Các loại quang phổ (quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ).

22. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X. Mỗi loại nêu được (định nghĩa; bước sóng; bản chất; nguồn gốc; tính chất và công dụng)

23. Thang sóng điện từ.

24. Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện.

25. Thuyết lượng tử ánh sáng (giả thuyết Plăng; lượng tử năng lượng; thuyết lượng tử ánh sáng giải thích định luật về giới hạn quang điện; công thức giới hạn quang điện). Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.

26. Hiện tượng quang điện trong (chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong; quang điện trở; pin quang điện).

27. Hiện tượng quang - phát quang. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

28. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.

29. Sơ lược về laze (cấu tạo và hoạt động; ứng dụng của laze).

V. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

30. Tính chất và cấu tạo của hạt nhân. Khối lượng hạt nhân. Hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng và khối lượng.

31. Lực hạt nhân. Năng lượng liên kết hạt nhân (độ hụt khối; năng lượng liên kết; năng lượng liên kết riêng).

32. Phản ứng hạt nhân (định nghĩa và đặc tính; các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân; năng lượng phản ứng hạt nhân).

33. Hiện tượng phóng xạ. Định luật phóng xạ. Đồng vị phóng xạ nhân tạo.

34. Phản ứng phân hạch: cơ chế của phản ứng phân hạch; năng lượng phân hạch; Phản ứng dây chuyền.

35. Phản ứng nhiệt hạch: Cơ chế phản ứng nhiệt hạch; phản ứng nhiệt hạch trên trái đất..

PHẦN II. BÀI TẬP

Nội dung ôn tập phần bài tập bao gồm tất cả các bài tập có nội dung thuộc Chương trình lớp 12 GDTX cấp THPT, môn Vật lý.

Nội dung phần bài tập gồm các loại bài tập trắc nghiệm lý thuyết (định tính) và bài toán (định lượng). Những bài tập mang tính định lượng đòi hỏi học viên phải vận dụng kiến thức đã học để giải thông qua các công thức vật lý và các phép toán trung gian.

 

MÔN ĐỊA LÍ

A. YÊU CẦU CHUNG

Sau khi học xong chương trình môn Địa lí GDTX cấp THPT, học viên phải đạt được các chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định trong Chương trình. Vì vậy, việc tổ chức cho học viên ôn tập phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Nội dung ôn tập phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình nói trên với việc sử dụng hợp lý sách giáo khoa môn Địa lí 12 (Chương trình chuẩn) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xuất bản năm 2008.

2. Phương pháp ôn tập phải đảm bảo cho học viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản và phù hợp với phương pháp đánh giá mới đối với kết quả học tập của học viên. Cần lưu ý học viên làm bài tập và trả lời được các câu hỏi của sách giáo khoa liên quan đến chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Địa lí 12 GDTX.

3. Khi ôn tập cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện cho học viên các kỹ năng và tư duy địa lí, cách học, cách làm bài, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung, kỹ năng địa lí, hạn chế ghi nhớ máy móc. Cần yêu cầu và hướng dẫn học viên lập đề cương ôn tập.

4. Giáo viên cần hướng dẫn cho học viên cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (xuất bản từ năm 2005 trở lại đây) trong học tập và làm bài thi.

5. Các số liệu là cần nhưng không yêu cầu người học nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, học viên có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa Địa lí lớp 12 xuất bản từ năm 2008 nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bối cảnh và những thành tựu đạt được của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.

I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam; ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng.

2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.

3. Đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở nước ta.

II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta; chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

2. Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.

3. Đặc điểm đô thị hoá; mạng lưới đô thị ở nước ta; ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội.

III. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ.

1. Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

2. Đặc điểm nền nông nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp, vấn đề phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.

3. Cơ cấu ngành công nghiệp và vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

4. Vấn đề phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch ở nước ta.

IV. CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở CÁC VÙNG.

1. Trung du miền núi phía Bắc: vấn đề khai thác thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp; ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh của vùng.

2 . Đồng bằng sông Hồng: vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính cần giải quyết.

3. Bắc Trung Bộ: những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế. vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp; vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng .

4. Duyên hải Nam Trung Bộ: những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội của vùng; vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển; vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng .

5. Tây Nguyên: những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế; thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi.

6. Đông Nam Bộ: những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế; vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế tổng hợp biển.

7. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long: Những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng; vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhên của vùng.

8. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

9. Các vùng kinh tế trọng điểm: phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ; thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

10. Tìm hiểu địa lí địa phương (địa lí các tỉnh, thành phố).

C. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN PHẢI CÓ

1. Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, các loại biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu.

2. Vẽ các loại biểu đồ, đồ thị. Biết chọn biểu đồ thích hợp với nội dung cần thể hiện.

3. So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố kinh tế xã hội với nhau.

 

MÔN SINH HỌC

A. YÊU CẦU CHUNG

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình môn Sinh học GDTX cấp THPT, chủ yếu tập trung vào lớp 12, giáo viên hướng dẫn học viên ôn tập đầy đủ, không học lệch, học tủ. Bên cạnh kiến thức lý thuyết sẽ có các bài tập vận dụng.

- Giáo viên cần chú ý luyện tập cho học viên các kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC

Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

- Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã (chú ý chỉ đề cập cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen), đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể .

- Bài tập chương I.

Ch­ương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

- Các quy luật di truyền, trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen. Di truyền liên kết hoàn toàn, thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen ( chú ý không làm bài tập về hoán vị gen). Ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn. Thí nghiệm và cơ sở tế bào học, ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính. Nội dung cơ bản về di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.

- Bài tập chương II.

Ch­ương III: Di truyền học quần thể

Cấu trúc di truyền của quần thể. Xác định tần số tương đối các alen.

Chư­ơng IV: Ứng dụng di truyền học

- Chọn giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị, tổ hợp. Nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật. Công nghệ tế bào ở thực vật, động vật.

- Nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.

Ch­ương V: Di truyền học người

- Di truyền y học, một số tật và bệnh di truyền ở người

- Việc bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề: Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng.

PHẦN VI: TIẾN HOÁ

Ch­ương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

- Các bằng chứng tiến hoá, Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn, Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

- Loài và quá trình hình thành loài. Tiến hoá lớn. Chú ý: Phần này không đề cập các hình thức chọn lọc, không đề cập sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.

Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất

- Nguồn gốc sự sống và sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (chú ý chỉ cần nêu sơ lược sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất).

- Sự phát sinh loài người.

PHẦN VII: SINH THÁI HỌC

Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Quần thể sinh vật. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.

Chương II: Quần xã sinh vật

Quần xã, các đặc trưng cơ bản của quần xã. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng) và ý nghĩa của diễn thế sinh thái.

Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

- Định nghĩa hệ sinh thái, trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.

- Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.

Chú ý: Trong phần VII, không đi sâu vào một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh, không đi sâu vào quy luật khống chế sinh học.

 

MÔN LỊCH SỬ

A.YÊU CẦU CHUNG

Kiến thức ôn tập môn Lịch sử bao gồm toàn bộ nội dung chương trình GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu là lớp 12.

1. Nội dung ôn tập phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình nói trên kết hợp sử dụng hợp lý sách giáo khoa môn Lịch sử 12 (Chương trình chuẩn) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xuất bản năm 2008

2. Phương pháp ôn tập phải đảm bảo cho học viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản. Cần lưu ý học viên làm bài tập và trả lời được các câu hỏi của sách giáo khoa liên quan đến chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Lịch sử lớp 12 GDTX.

3. Khi ôn tập cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện cho học viên các kỹ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá để rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Chương I - Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Chương II - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945- 1991

Liên bang Nga từ 1991- 2000

Chương III - Các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh (1945 -2000)

- Các nước Đông Bắc Á

- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

- Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Chương IV - Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

- Nước Mĩ

- Tây Âu

- Nhật Bản

Chương V - Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

- Quan hệ quốc tế thời kì chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của nó.

- Xu thế đối thoại và việc giải quyết những vụ xung đột khu vực.

Chương VI - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu

- Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.

Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Chương I - Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 – 1925.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925- 1930.

Chương II - Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

- Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Chương III - Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/ 1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

- Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1951 – 1953).

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953-1954).

Chương IV - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

- Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1973).

- Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 1973- 1975).

Chương V - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

- Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975.

- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976- 1986).

- Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986- 2000).

Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 2905/BGDĐT-GDTX ngày 07/04/2009 về việc hướng dẫn ôn tập lớp 9 bổ túc THCS và ôn tập thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.062

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.82.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!