Kính
gửi:
|
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
quận, huyện, thị xã;
- Hiệu trưởng các trường: mầm non, tiểu học, THCS, THPT;
- Giám đốc trung tâm GDNN-GDTX.
|
Căn cứ Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT
ngày 05/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời
gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên; Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của
UBND Thành phố về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Căn cứ Chỉ thị số
1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm năm học 2022-2023;
Để tổ chức tốt Lễ
Khai giảng năm học mới và các hoạt động đầu năm học
2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các
quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); Giám đốc trung tâm
giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) trên địa bàn Thành phố
triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Công tác chuẩn
bị cho năm học mới 2022 - 2023
- Các cơ sở giáo dục rà soát, sắp xếp,
bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn
về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Rà soát cơ sở vật chất trường, lớp,
trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường
sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học tối thiểu theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách
giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 3,
lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Các trường học, cơ sở giáo dục
thông tin rộng rãi đến học sinh và cha, mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch
dạy học trong năm học và các chương trình giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
giới thiệu cho học sinh, cha, mẹ học sinh tìm hiểu về truyền
thông và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp học; phổ biến nội quy,
quy định của nhà trường: tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường - gia
đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về
khung kế hoạch thời gian năm học; công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo
đúng các quy định hiện hành.
2. Tổ chức Lễ
Khai giảng
2.1. Lễ Khai giảng
Lễ Khai giảng năm học mới 2022 - 2023
được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng ngày 05/9/2022 (thứ
Hai) với nội dung cụ thể như sau:
- Từ 07 giờ 00 đến 07 giờ 30: Tập
trung học sinh và đón học sinh đầu cấp.
- Từ 07 giờ 30 đến 08 giờ 30:
+ Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca (tổ chức
theo nghi thức quy định: Tất cả đại biểu, cán bộ, giáo viên, học sinh dự Lễ
chào cờ đều hát Quốc ca).
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường.
+ Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai
giảng năm học mới.
+ Đánh trống khai trường.
+ Tổ chức các hoạt động tập thể (văn
hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian...).
* Lưu ý:
- Lễ Khai giảng cần được tổ chức gọn
nhẹ, với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm
bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.
- Sau khai giảng, các trường cần duy
trì nền nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, Lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng... tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện hát Quốc ca
trong không khí trang nghiêm, đúng lời, đúng giai điệu.
- Đối với cấp học Mầm non: Tổ chức
khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng
tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo
vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60
phút, thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do phòng Giáo dục và Đào tạo thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ mầm non.
2.2. Tổ chức sinh hoạt đầu năm học
- Sau khi kết thúc Lễ Khai giảng, các
trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học.
- Thời gian: từ 08 giờ 45 đến 09 giờ
30 ngày 05/9/2022.
- Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa
phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học; các
nhà trường, cơ sở giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực,
ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của
Trung ương và Thành phố (Giới thiệu truyền thống nhà trường; giới thiệu về
thầy cô giáo; tổ chức học tập nội quy đối với
học sinh; triển khai kế hoạch dạy học năm học mới...).
3. Đồng phục cho
học sinh
- Các trường thực hiện nghiêm túc các
quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT , ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh
viên; theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ,
gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và
tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Đồng phục nhà trường phải thiết kế
giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của
địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có
thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm
cho học sinh.
- Các trường không để một học sinh
nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.
4. Công tác đảm bảo
an ninh, an toàn và y tế trường học
- Các trường học, cơ sở giáo dục trên
địa bàn Thành phố thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình
hình mới theo quy định của Trung ương, Thành phố; tổ chức tổng vệ sinh môi trường,
thu gom rác thải; đảm bảo các điều kiện nhà vệ sinh trường học... để đảm bảo
khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp trước ngày khai giảng năm học mới; đảm
bảo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch sốt xuất huyết: Kiểm
tra hệ thống cấp nước, thoát nước, thau rửa bể chứa nước sạch;
tuyên truyền cho giáo viên, học sinh xử lý bọ gậy trong nhà trường; khi phun
hóa chất diệt muỗi, côn trùng phải có sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan y tế địa phương.
- Các trường cần triển khai các giải
pháp bảo bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ
thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên khi tổ chức, tham gia các hoạt động giáo
dục và dạy học trong nhà trường; đặc biệt lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn
tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh. Với những trường có tổ chức đưa đón học
sinh bằng xe ô tô:
+ Phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch
vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật để vận
hành an toàn, lái xe có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc thực
hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
+ Phải rà soát quy trình đón trẻ, quản
lý trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại
trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm;
thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học
sinh để cùng phối hợp, giám sát thực hiện bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học
sinh.
- Các trường cần rèn luyện cho học
sinh có kỹ năng tự bảo vệ khi bị vào hoàn cảnh nguy hiểm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn thương
tích.
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa,
chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội,
làm việc tốt hơn, có khả năng xử lý hiệu quả, đúng đắn các
tình huống khó khăn trong học tập, cuộc sống.
+ Rèn luyện sức khỏe, có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
- Các trường học, cơ sở giáo dục có bếp
ăn tập thể phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thực phẩm và tiến hành tổng vệ
sinh bếp ăn, nhà ăn trước khi tổ chức phục vụ học sinh, giáo viên, không để xảy ra sự cố an toàn thực phẩm trong nhà trường.
5. Công tác bảo vệ
môi trường, xây dựng cảnh quan sư phạm trường, lớp và các hoạt động khác
- Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức
để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh
cùng hành động bảo vệ môi trường: không sử dụng, xả thải những vật dụng làm bằng ni lông ra môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định của khu dân cư... Duy trì việc vệ sinh
phòng học, lớp học và tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần.
- Trước ngày khai giảng, khu vực trước
cổng trường phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng; phối hợp với chính quyền
địa phương giải tỏa hàng quán, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường. Kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời
phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, học sinh
và có biện pháp khắc phục để không xảy ra sự việc đáng tiếc.
- Tổ chức 100% học sinh cam kết
nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông (chú trọng việc đội
mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện
khi tham gia giao thông).
- Duy trì nền nếp tập thể dục giữa giờ
bằng các bài tập phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
Đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào
tạo các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS,
THPT; Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện
các nội dung trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Đ/c Giám đốc Sở;
- Các đồng chí Phó Giám đốc Sở;
- Các phòng thuộc Sở; CĐN;
- Cổng TTĐT của Ngành;
- Lưu: VT, VP.
|
GIÁM ĐỐC
Trần Thế Cương
|