Kính gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng.
|
Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về tổ chức và hoạt động thanh tra
các kỳ thi; Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo
Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư
số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 và Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày
24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Quy chế thi); Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn
thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Công văn số
1515/BGDĐT-QLCL ngày 07/4/2023 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2023 (Hướng dẫn số 1515); Bộ GDĐT hướng dẫn thanh tra, kiểm tra
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. MỤC ĐÍCH
1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2023 (Kỳ thi) góp phần giúp Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng
Quy chế thi;
2. Kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về Kỳ thi
giúp cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân tham gia Kỳ thi thực hiện đúng Quy chế
thi, các văn bản liên quan đến việc tổ chức Kỳ thi và chỉ đạo của Bộ GDĐT.
3. Phòng ngừa, phát hiện những hạn chế, bất cập để
xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có); kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
hoàn thiện các quy định về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm tiếp theo.
II. YÊU CẦU
1. Tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng
Quy chế thi và các văn bản liên quan đến việc tổ chức Kỳ thi, chỉ đạo của Bộ
GDĐT; đúng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao; bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ,
công bằng, khách quan.
2. Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GDĐT,
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
UBND tỉnh) và Sở GDĐT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra độc lập với đối tượng
thanh tra, kiểm tra; không làm thay nhiệm vụ hoặc làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
B. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, CÁCH THỨC,
QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ THANH TRA, KIỂM TRA
I. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA
Đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT thực hiện
thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức về Kỳ thi
của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở GDĐT và Hội đồng thi (HĐT); công tác tổ chức Kỳ
thi của Sở GDĐT, HĐT và Điểm thi; công tác thanh tra, kiểm tra thi của Sở GDĐT.
Đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GDĐT thực hiện
thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức Kỳ thi của HĐT và Điểm thi.
1. Công tác chuẩn bị thi
Thực hiện quy định tại Điều 6 Thông
tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại
Điều 7, 8, 9, 10, 12, 13, 16,
18, 19, 57, 58, 59, 60 Quy chế thi và Phụ lục III, IV Hướng
dẫn số 1515, trong đó chú ý:
a) Thẩm quyền ban hành quyết định thành lập HĐT,
các ban của HĐT và các văn bản khác có liên quan.
b) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham
gia tổ chức Kỳ thi.
c) Nội dung văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo.
d) Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện
thông tin, liên lạc tại địa điểm in sao đề thi, HĐT và Điểm thi; phương án vận
chuyển đề thi, bài thi; phương án bố trí các phòng tại Điểm thi.
đ) Việc thực hiện quy định về đăng ký dự thi, đối
tượng dự thi, xếp phòng thi.
e) Thông tin công bố, hướng dẫn tại Điểm thi;
phương án xử lý tình huống bất thường.
2. Công tác coi thi
Thực hiện quy định tại Điều 7 Thông
tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại
Điều 8, 9, 10, 14, 19, 20, 21, 22, 23, 54 Quy chế thi và Phụ lục V Hướng dẫn số 1515, trong đó
chú ý:
a) Việc thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn, thành phần
của Ban coi thi, Ban thư ký và các ban có liên quan.
b) Phương án xử lý tình huống bất thường; bảo đảm
an ninh, an toàn tại Điểm thi.
c) Việc bố trí, sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất tại
Điểm thi.
d) Việc thực hiện quy trình tổ chức coi thi của Trưởng
ban coi thi, Trưởng Điểm thi, những người tham gia công tác coi thi và phục vụ
thi.
đ) Việc bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi; vận
chuyển và bàn giao bài thi.
e) Xử lý tình huống bất thường (nếu có).
3. Công tác chấm thi
a) Công tác chấm bài thi tự luận
Thực hiện các quy định tại Điều 8
Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
tại Điều 24, 25, 26, 27, 30 của Quy chế thi
và Phụ lục VI Hướng dẫn số 1515, trong đó chú ý:
- Khu vực chấm thi, khu vực làm phách, khu vực bảo
quản bài thi.
- Thẩm quyền thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn,
thành phần của Ban Làm phách bài thi tự luận, Ban Chấm thi tự luận và các ban
có liên quan.
- Phương án xử lý tình huống bất thường; bảo đảm an
ninh, an toàn tại khu vực làm phách, khu vực chấm thi, khu vực bảo quản bài thi
tự luận.
- Việc bố trí, sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất tại
khu vực làm phách, các khu vực chấm thi.
- Việc thực hiện quy trình giao nhận bài thi, quy
trình chấm thi, thống nhất điểm, chấm kiểm tra.
- Việc nhập điểm bài thi tự luận.
- Xử lý tình huống bất thường (nếu có).
b) Công tác chấm bài thi trắc nghiệm
Thực hiện theo quy định tại Điều 8
Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
tại Điều 28, 29 Quy chế thi và Phụ lục VI Hướng dẫn số
1515, trong đó chú ý:
- Việc thực hiện quy trình chấm thi của Trưởng ban
chấm thi, Tổ trưởng chấm thi, cán bộ chấm thi, cán bộ giám sát; việc xử lý kết
quả chấm thi.
- Việc thực hiện quy trình về xử lý bài thi trắc
nghiệm, chấm điểm.
- Việc nhập điểm bài thi trắc nghiệm.
- Xử lý tình huống bất thường (nếu có).
4. Công tác phúc khảo bài thi
Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều
8 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định tại Điều 32, 33 Quy chế thi và Phụ lục VI Hướng dẫn số
1515, trong đó chú ý:
a) Khu vực phúc khảo bài thi.
b) Thẩm quyền thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn,
thành phần của Ban phúc khảo và các ban có liên quan.
c) Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất; bảo đảm an
ninh an toàn tại khu vực phúc khảo.
d) Việc thực hiện quy trình phúc khảo bài thi tự luận
và bài thi trắc nghiệm.
đ) Xử lý tình huống bất thường (nếu có).
5. Công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT
Thực hiện quy định tại Điều 13
Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
từ Điều 35 đến Điều 44 Quy chế thi và Phụ lục VII Hướng dẫn
số 1515, trong đó chú ý:
a) Đối tượng miễn thi, đặc cách tốt nghiệp.
b) Đối tượng bảo lưu điểm thi.
c) Việc cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích.
d) Quy trình tổng hợp và duyệt công nhận tốt nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC
THANH TRA, KIỂM TRA
1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra
a) Các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng Bộ
GDĐT hoặc Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập có đối tượng thanh tra,
kiểm tra là: Sở GDĐT, HĐT, Điểm thi.
b) Các đoàn thanh tra, kiểm tra do Giám đốc Sở GDĐT
hoặc Chánh Thanh tra Sở GDĐT quyết định thành lập có đối tượng thanh tra, kiểm
tra là: HĐT, Điểm thi.
2. Cách thức thanh tra, kiểm tra
a) Làm việc với Sở GDĐT/HĐT công bố quyết định
thanh tra hoặc thông báo quyết định kiểm tra.
b) Nghe, nhận báo cáo (bằng văn bản hoặc báo cáo trực
tiếp).
c) Thu nhận và kiểm tra, đối chiếu các văn bản chỉ
đạo, phối hợp, văn bản triển khai công tác tổ chức Kỳ thi.
d) Kiểm tra, xác minh thực tế việc thực hiện nhiệm
vụ của các thành phần thuộc HĐT và Điểm thi.
đ) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những hạn chế, thiếu
sót, vi phạm (nếu có).
e) Lập biên bản thanh tra, kiểm tra với đối tượng
thanh tra, kiểm tra.
III. QUY TRÌNH, HỒ SƠ ĐOÀN THANH
TRA, KIỂM TRA
1. Quy trình thanh tra, kiểm tra
a) Quy trình thanh tra và các biểu mẫu, biên bản,
báo cáo, kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Thông tư số
06/2021/TT-TTCP .
b) Quy trình kiểm tra và các biểu mẫu, biên bản kiểm
tra thực hiện theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ GDĐT hoặc của Sở GDĐT
(nếu có), trong đó lưu ý:
- Trưởng đoàn xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra
trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt theo Mẫu số 01-HD của Hướng dẫn
này; phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra; thông báo quyết định kiểm
tra; tổ chức kiểm tra theo quyết định; lập biên bản kiểm tra, xác minh theo Mẫu
số 03-HD.
- Các nhóm/tổ được giao nhiệm vụ kiểm tra tại Điểm
thi, kết thúc kiểm tra lập Biên bản kiểm tra của nhóm/tổ với đối tượng theo nội
dung được phân công theo Mẫu số 03-HD.
- Báo cáo kết quả kiểm tra: Nhóm/tổ trưởng báo cáo
Trưởng đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra
theo Mẫu số 04-HD.
- Trưởng đoàn kiểm tra dự thảo Thông báo kết quả kiểm
tra trình người ra quyết định kiểm tra duyệt ký ban hành theo Mẫu số 05-HD.
2. Hồ sơ đoàn thanh tra, kiểm tra
a) Hồ sơ đoàn thanh tra thực hiện theo quy định Điều 49 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP.
b) Hồ sơ đoàn kiểm tra thực hiện theo Quy định về
công tác kiểm tra của Bộ GDĐT hoặc của Sở GDĐT (nếu có), gồm có:
- Quyết định kiểm tra.
- Kế hoạch tiến hành kiểm tra.
- Báo cáo giải trình của đối tượng kiểm tra (nếu
có).
- Biên bản kiểm tra, xác minh; Biên bản ghi nhớ và
kiến nghị (nếu có).
- Minh chứng liên quan đến các hạn chế, thiếu sót,
vi phạm.
- Báo cáo kết quả kiểm tra.
- Thông báo kết quả kiểm tra.
- Nhật ký đoàn kiểm tra (nếu có).
c) Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra tổng hợp hồ sơ của
đoàn thanh tra, kiểm tra, lập danh mục hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.
Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng Bộ
GDĐT hoặc Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập nộp hồ sơ lưu trữ về
Phòng Hành chính - Tổng hợp, Thanh tra Bộ GDĐT.
C. TỔ CHỨC ĐOÀN THANH TRA, KIỂM
TRA
I. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THANH TRA, KIỂM TRA
1. Trước ngày 01/7/2023, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT
quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi
và công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tại địa phương; trường hợp
cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định. Từ ngày 01/7/2023, thẩm quyền quyết định
thành lập đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra số
11/2022/QH15.
2. Trước ngày 01/7/2023, Chánh Thanh tra Sở GDĐT
quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi,
chấm thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT của Sở GDĐT; trường
hợp cần thiết, Giám đốc Sở GDĐT quyết định. Từ ngày 01/7/2023, thẩm quyền quyết
định thành lập đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra số
11/2022/QH15.
3. Cục trưởng Cục Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm
tra và ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi và
xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH THANH
TRA, KIỂM TRA; NGƯỜI THAM GIA ĐOÀN THANH TRA, KIỂM TRA VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN
QUAN
1. Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh
tra; trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có liên quan; bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra: Thực hiện
theo quy định tại Điều 5, 6 và 7 của Thông tư số
06/2021/TT-TTCP.
2. Trách nhiệm của người ra quyết định kiểm tra,
Trưởng đoàn kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm tra,
người tham gia đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan:
Thực hiện theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ GDĐT hoặc của Sở GDĐT (nếu
có).
3. Trách nhiệm của người được cử tham gia đoàn
thanh tra, kiểm tra: Tham dự tập huấn, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ
theo quy định và Hướng dẫn này. Tự rà soát và chịu trách nhiệm về các điều kiện,
tiêu chuẩn cá nhân theo quy định tại Mục III và IV Phần C Hướng dẫn này.
III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI THAM GIA
THANH TRA, KIỂM TRA
1. Là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra
giáo dục của địa phương đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GDĐT; là công
chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh
tra nội bộ, cán bộ, viên chức, giảng viên cơ hữu của đại học, trường đại học, học
viện, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng (gọi chung
là cơ sở đào tạo) đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT; là cán bộ của Cục
Nhà trường đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường và được đánh giá, xếp loại ở
mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2022.
2. Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu và
nhiệm vụ của thanh tra giáo dục; đã tham dự tập huấn Quy chế thi, nghiệp vụ
thanh tra, kiểm tra thi và đạt yêu cầu bài đánh giá sau tập huấn.
IV. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA ĐOÀN THANH
TRA, KIỂM TRA
1. Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột,
chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người
giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức
Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại HĐT nơi có người
thân dự thi hoặc tham gia tổ chức thi.
2. Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc
đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
4. Người không đủ các điều kiện khác để tham gia
đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ THANH TRA, KIỂM TRA
1. Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì tập huấn, hướng dẫn
nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi cho cán bộ cốt cán các Sở GDĐT, Cục Nhà trường
và cơ sở đào tạo có người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ; tập huấn
nghiệp vụ cho các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, chấm thi,
phúc khảo của Bộ GDĐT.
2. Sở GDĐT, Cục Nhà trường, cơ sở đào tạo tổ chức
quán triệt Quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và các quy định
có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia thanh tra, kiểm tra thi.
3. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm lựa chọn, đề
xuất người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra thi đáp ứng quy định tại Mục
II, III, IV Phần C của Hướng dẫn này.
4. Nội dung tập huấn:
- Quy chế thi, Hướng dẫn số 1515 và Hướng dẫn này.
- Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ; Thông tư số
23/2016/TT-BGDĐT .
- Các quy định pháp luật về công tác thanh tra, kiểm
tra có liên quan.
- Kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ của người tham dự tập
huấn.
(Các tài liệu được đăng trên trang thông tin điện tử
của Thanh tra Bộ GDĐT: http://thanhtra.moet.gov.vn).
II. THANH TRA BỘ GDĐT
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Sở
GDĐT và cơ sở đào tạo, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc tham mưu Lãnh đạo
Bộ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi theo phương án và
kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Chỉ đạo hoạt động các đoàn thanh tra, kiểm tra
thi theo Quy chế thi và các quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra, kiểm
tra.
3. Chỉ đạo các đoàn kiểm tra coi thi của Bộ GDĐT bố
trí số lượng cán bộ kiểm tra tối thiểu tại một Điểm thi theo nguyên tắc:
- Dưới 20 phòng thi: 02 người.
- Từ 20 đến 40 phòng thi: 03 người.
- Từ 41 phòng thi trở lên: 04 người.
- Đối với các Điểm thi có các phòng thi bố trí phân
tán hoặc nhiều tầng khác nhau thì số lượng cán bộ kiểm tra tại Điểm thi có thể
lớn hơn tùy theo tình hình thực tế do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.
4. Chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh
tra, kiểm tra đột xuất để kiểm tra tại một số HĐT, Điểm thi khi có dấu hiệu vi
phạm, theo phản ánh hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo, dự phòng tình huống xảy ra thiên
tai, dịch bệnh và xử lý những tình huống bất thường (nếu có).
5. Thành lập Tổ trực thanh tra, kiểm tra thi tại Bộ
GDĐT trong thời gian diễn ra Kỳ thi từ ngày các đoàn thanh tra, kiểm tra thi
làm nhiệm vụ đến khi kết thúc hoạt động thanh tra, kiểm tra thi.
III. CỤC NHÀ TRƯỜNG
Cục Nhà trường tham mưu với Bộ Tổng tham mưu Quân đội
nhân dân Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo các học viện, nhà trường trong quân đội cử
cán bộ, giảng viên tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm 2023 theo đề nghị của Bộ GDĐT.
IV. SỞ GDĐT
1. Thanh tra Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan thành lập hoặc tham mưu cho Giám đốc Sở GDĐT thành lập đoàn thanh
tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công
nhận tốt nghiệp THPT năm 2023 của Sở GDĐT, cụ thể:
a) Chuẩn bị thi: Thành lập đoàn thanh tra hoặc kiểm
tra công tác chuẩn bị thi đối với các đơn vị có thí sinh đăng ký dự thi, các địa
điểm dự kiến đặt Điểm thi, khu vực dự kiến in sao đề thi.
b) Coi thi: Thành lập đoàn thanh tra công tác tổ chức
coi thi, gồm có Trưởng đoàn, thư ký và các Tổ thanh tra; bố trí số lượng cán bộ
tối thiểu 01 của Tổ thanh tra tại một Điểm thi theo nguyên tắc:
- Dưới 20 phòng thi: 02 người.
- Từ 20 đến 30 phòng thi: 03 người.
- Từ 31 đến 40 phòng thi: 04 người.
- Từ 41 phòng thi trở lên: 05 người.
- Đối với các Điểm thi có các phòng thi bố trí phân
tán hoặc nhiều tầng khác nhau thì số lượng thành viên của 01 Tổ thanh tra tại một
Điểm thi có thể lớn hơn tùy theo tình hình thực tế do Trưởng đoàn thanh tra quyết
định.
c) Chấm thi: Thành lập 01 đoàn thanh tra công tác tổ
chức chấm thi, bảo đảm đoàn thanh tra có đủ số lượng thành viên để thực hiện
nhiệm vụ. Trong đó tại khu vực làm phách bố trí 01 thành viên thanh tra Ban làm
phách bài thi tự luận nếu đánh phách 01 vòng hoặc 02 thành viên thanh tra Ban
làm phách (mỗi vòng 01 người) nếu đánh phách 02 vòng; tại Ban Chấm thi tự luận
bảo đảm mỗi thành viên thanh tra từ 02 đến 03 phòng chấm thi tùy theo phương án
bố trí các phòng chấm thi; tại Ban Chấm thi trắc nghiệm bảo đảm có ít nhất mỗi
phòng xử lý bài thi trắc nghiệm có 01 thành viên đoàn thanh tra làm nhiệm vụ.
d) Phúc khảo: Thành lập 01 đoàn thanh tra công tác
tổ chức phúc khảo bài thi, bảo đảm đoàn thanh tra có ít nhất là 03 người/đoàn.
đ) Xét công nhận tốt nghiệp: Thành lập 01 đoàn
thanh tra hoặc kiểm tra công tác tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, bảo đảm đoàn
thanh tra hoặc kiểm tra có ít nhất là 02 người/đoàn.
2. Thành lập Tổ trực hoặc phân công cán bộ làm nhiệm
vụ trực thanh tra, kiểm tra thi tại Sở GDĐT từ 01 đến 03 thành viên để theo
dõi, nắm thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra thi (thời gian trực thanh
tra thi từ ngày các đoàn thanh tra, kiểm tra thi làm nhiệm vụ đến khi kết thúc
hoạt động thanh tra, kiểm tra thi); chuẩn bị lực lượng để kịp thời thành lập
đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý những tình huống bất thường (nếu
có); báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời theo quy định.
3. Thanh tra Sở GDĐT tham mưu Giám đốc Sở GDĐT cử
cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của Sở GDĐT tham gia Đoàn kiểm tra
công tác chỉ đạo, tổ chức chấm thi và công tác thanh tra chấm thi theo yêu cầu
của Bộ GDĐT.
4. Các lưu ý
a) Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thi của Sở GDĐT
là Lãnh đạo Sở GDĐT hoặc Lãnh đạo Thanh tra Sở hoặc Lãnh đạo phòng chuyên môn của
Sở hoặc thanh tra viên trở lên.
b) Người đã tham gia thanh tra chấm thi tự luận thì
không được tham gia thanh tra phúc khảo bài thi tự luận; người đã tham gia thanh
tra chấm thi trắc nghiệm thì không được tham gia thanh tra phúc khảo bài thi trắc
nghiệm.
c) Tham mưu việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra
theo quy định pháp luật; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra khi cần thiết.
d) Thống nhất mẫu Thẻ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2023.
V. CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA,
KIỂM TRA
1. Các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT, Sở
GDĐT cung cấp thông tin, phối hợp với Thanh tra Bộ GDĐT trong xử lý thông tin,
phản ánh tiêu cực trong quá trình tổ chức, thanh tra, kiểm tra thi.
2. Khi phát hiện vi phạm, thành viên đoàn thanh
tra, kiểm tra của Sở GDĐT hoặc của Bộ GDĐT lập Biên bản ghi nhớ và kiến nghị (Mẫu
số 02-HD) xử lý theo thẩm quyền; Trường hợp khi phát hiện vi phạm có mặt cả
thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GDĐT và của Bộ GDĐT thì thành viên
đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GDĐT lập Biên bản ghi nhớ và kiến nghị xử lý
theo thẩm quyền, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT ghi nhận thông
tin vào nhật ký.
3. Trường hợp đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT,
đoàn của Ban Chỉ đạo thi các cấp phát hiện vi phạm, kiến nghị xử lý thi Thanh
tra của Sở GDĐT, Cục Nhà trường phải theo dõi việc thực hiện kiến nghị đó.
4. Khi các đoàn của Ban Chỉ đạo, Lãnh đạo các cấp đến
kiểm tra, làm việc theo chức năng, nhiệm vụ tại HĐT hoặc Điểm thi thì các đoàn
thanh tra, kiểm tra của Bộ, của Sở và Cục Nhà trường thực hiện nhiệm vụ bình
thường, giữ vị trí theo phân công. Cử đại diện báo cáo các đoàn của Ban Chỉ đạo,
Lãnh đạo các cấp nêu được yêu cầu.
VI. CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ, PHẢN
ÁNH, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ KỲ THI
1. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh,
Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Cục Nhà trường, Thanh tra Sở GDĐT,
Lãnh đạo HĐT, Trưởng Điểm thi tiếp nhận thông tin kiến nghị, phản ánh, khiếu nại,
tố cáo về Kỳ thi theo quy định của Quy chế thi và các quy định pháp luật có
liên quan.
2. Việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại,
tố cáo liên quan đến Kỳ thi được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện
hành.
E. KINH PHÍ, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM
VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
I. KINH PHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM
1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động thanh tra, kiểm
tra, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và trực thanh tra, kiểm tra thi do
các đơn vị chi trả theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh
phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí cho công chức, viên chức của các Sở
GDĐT và cán bộ, viên chức của các cơ sở đào tạo được Bộ GDĐT điều động tham gia
các đoàn kiểm tra công tác coi thi, chấm thi do các Sở GDĐT, cơ sở đào tạo tự bảo
đảm và chịu trách nhiệm chi trả theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC
ngày 11/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị,
tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông; các quy định,
hướng dẫn và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Sở GDĐT báo cáo số điện thoại đường dây nóng; họ
tên, số điện thoại liên hệ của cán bộ trực thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2023 của Sở GDĐT, gửi về Thanh tra Bộ và công khai theo quy định trước
ngày 15/6/2023.
2. Sở GDĐT, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ
GDĐT thực hiện báo cáo nhanh trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện vi phạm, thành viên các đoàn thanh
tra, kiểm tra kịp thời lập Biên bản ghi nhớ và kiến nghị, báo cáo ngay Trưởng
đoàn để xử lý hoặc kiến nghị xử lý; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra Sở GDDT báo
cáo kịp thời về Thanh tra Sở; Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra của
Bộ GDĐT báo cáo kịp thời về Thanh tra Bộ GDĐT (qua bộ phận Trực thanh tra, kiểm
tra thi) bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.
b) Cuối mỗi buổi coi thi hoặc ngày chấm thi, phúc
khảo bài thi: Thanh tra Sở tổng hợp vi phạm (nếu có), báo cáo về Thanh tra Bộ
GDĐT.
3. Sở GDĐT báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm
tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT của Sở gửi về Thanh tra Bộ GDĐT theo Mẫu số 06-HD
trước ngày 20/8/2023.
4. Cục Nhà trường báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra
công tác chuẩn bị thi và xét công nhận tốt nghiệp về Thanh tra Bộ GDĐT theo Mẫu
số 06-HD trước ngày 20/8/2023.
5. Điện thoại trực thanh tra, kiểm tra thi và nhận
báo cáo của Thanh tra Bộ GDĐT: Điện thoại 0966141976; Email:
thanhtrachuyennganh@moet.gov.vn; địa chỉ: Thanh tra Bộ GDĐT, số 35 Đại Cồ Việt,
phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thanh tra Chính phủ;
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Bộ Quốc phòng (để phối hợp);
- Ban Chỉ đạo cấp quốc gia;
- UBND tỉnh, thành phố, trực thuộc TƯ (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ (để thực hiện);
- Các cơ sở đào tạo (để thực hiện);
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT, Thanh tra Bộ GDĐT
- Lưu: VT, TTr.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
Mẫu
số 01-HD
(Ban hành kèm theo
Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
TÊN CƠ QUAN TIẾN
HÀNH KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH KIỂM TRA
Thực hiện Quyết định kiểm tra số ……… ngày
…/.../2023 của …………. về việc ........................, Đoàn kiểm tra lập kế hoạch
tiến hành kiểm tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Nội dung kiểm tra
……………………………….. (Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời
kỳ, thời hạn kiểm tra, những nội dung trọng tâm, trọng điểm tiến hành kiểm
tra).
III. Phương pháp tiến hành kiểm tra
…………………………………… (Phương pháp, cách thức tiến hành
kiểm tra)
IV. Tổ chức thực hiện
1. Tiến độ thực hiện: …………………………………………………………………………….
2. Chế độ thông tin, báo cáo:
…………………………………………………………………..
3. Thành viên tiến hành kiểm tra:
………………………………………………………………
4. Điều kiện vật chất bảo đảm thực hiện cuộc cuộc
kiểm tra: ………………………………
5. Những vấn đề khác (nếu có):
…………………………………………………………………
Phê duyệt của
người ra quyết định kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Nơi nhận:
- (chức danh của người ra quyết định kiểm tra);
- Lưu:
Mẫu
số 02-HD
(Ban hành kèm
theo Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
TÊN CƠ QUAN TIẾN
HÀNH KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
BIÊN BẢN GHI NHỚ VÀ KIẾN NGHỊ
Các vấn đề cần khắc phục
Vào hồi.... giờ....ngày ..../…./2023 tại.............,
Đoàn kiểm tra thành lập theo Quyết định số: ……../QĐ- ngày …./.../2023 của
…………………….. kiểm tra công tác…………. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
năm 2023 tại ………………………….
I. ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
- Ông (bà) ……………………………………………, chức vụ
...............................................
- Ông (bà) ……………………………………………, chức vụ
...............................................
II. ĐẠI DIỆN ………………………………………….
- Ông (bà) ……………………………………………, chức vụ
...............................................
- Ông (bà) ……………………………………………, chức vụ
...............................................
III. NỘI DUNG
Thống nhất xác nhận các vấn đề cần khắc phục sau
đây (liệt kê, mô tả về những vấn đề cần khắc phục):
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đoàn thanh tra, kiểm tra đề nghị ………………… khắc phục
những thiếu sót nêu trên để bảo đảm thực hiện đúng Quy chế thi của Bộ GDĐT trước
giờ .... ngày ..../..../2023, báo cáo kết quả giải quyết về Đoàn thanh tra, kiểm
tra và Bộ phận trực thi của
………………………………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc vào hồi
..........................giờ..... ngày .... /..../……..
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu
trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành .... bản có giá trị như nhau,
mỗi bên giữ một bản./.
Đại diện Đoàn
thanh tra, kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
(Tên cơ quan,
đơn vị, cá nhân là đối tượng được kiểm tra, xác minh)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
Người ghi biên
bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
Mẫu
số 03-HD
(Ban hành kèm
theo Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
TÊN CƠ QUAN TIẾN
HÀNH KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Về
…………………………………(ghi rõ nội dung kiểm tra)
Căn cứ Quyết định số ……….ngày …./…./…… của
........................... về việc ……………………. từ ngày …./…./2023 đến ngày
…./…./2023, Đoàn kiểm tra tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, minh chứng và
kiểm tra trực tiếp tại………………………………………… về việc …………………………..
I. THÀNH PHẦN LÀM VIỆC
1. Đại diện Đoàn kiểm tra
- Ông (bà) ………………………………………, chức vụ
………………...……………………
- Ông (bà) ………………………………………, chức vụ
………………...……………………
2. Đại diện ………………………………………. (Tên tổ chức,
cá nhân là đối tượng kiểm tra).
- Ông (bà) ………………………………………, chức vụ
………………...……………………
- Ông (bà) ………………………………………, chức vụ
………………...……………………
II. NỘI DUNG KIỂM TRA, XÁC MINH
…………………… …………………… …………………… (Nội dung, kết
quả kiểm tra, xác minh, đánh giá, nhận xét của đoàn kiểm tra về từng nội dung được
kiểm tra; ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh (nếu
có)).
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Biên bản kết thúc vào hồi ………. giờ ... ngày
.../.../……
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu
trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành...bản có giá trị như nhau, mỗi
bên giữ 01 bản./.
Đại diện Đoàn
kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
(Tên cơ quan,
đơn vị, cá nhân là đối tượng được kiểm tra, xác minh)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
Người ghi biên
bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
Mẫu
số 04-HD
(Ban hành kèm
theo Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
TÊN CƠ QUAN TIẾN
HÀNH KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra theo Quyết định số...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra
công tác ………………………….. (tên cuộc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định kiểm tra số ... ngày …/…./…….
của ……………. (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) về ………….. (tên
cuộc kiểm tra), từ ngày .../.../... đến ngày .../.../... Đoàn kiểm tra đã
tiến hành kiểm tra tại …………….. (Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm
tra).
Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã làm việc với
…………… (Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã được xác minh để làm rõ nội
dung kiểm tra) và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung kiểm
tra.
Sau đây là kết quả kiểm tra:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
……………………………………………….….. (Khái quát đặc điểm tình
hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng kiểm tra)
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
………………………………………………… (Các nội dung đã tiến hành
kiểm tra: mô tả kết quả kiểm tra, nếu có sai phạm cần nêu nội dung sai phạm, hậu
quả, thiệt hại gây ra; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp
đến sai phạm; đánh giá, nhận xét về việc sai phạm của các đối tượng có liên
quan)
III. KẾT LUẬN VỀ NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ TIẾN HÀNH KIỂM
TRA
…………………………………………………………. (Kết luận về kết quả đạt
được, hạn chế, sai phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra, trong đó cần nêu rõ
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm. Trong trường hợp có hành
vi tham nhũng thì phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để
xảy ra hành vi tham nhũng theo mức độ vi phạm.)
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG
(nếu có )
………………………………………………………… (Các biện pháp đã áp dụng
trong khi tiến hành kiểm tra như: tạm đình chỉ hành vi vi phạm, kiểm kê tài sản,
niêm phong tài liệu…)
V. NHỮNG Ý KIẾN CÒN KHÁC NHAU GIỮA CÁC THÀNH
VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………
VI. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
…………………………………………………. Kiến nghị xử lý hành chính;
xử lý kinh tế; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm (nếu có) sang cơ quan
điều tra và những kiến nghị khác (nếu có).
Trên đây là Báo cáo kết quả kiểm tra về ... (Tên
cuộc kiểm tra), Đoàn kiểm tra xin ý kiến chỉ đạo của ... (Chức danh của
người ra quyết định kiểm tra)./.
Nơi nhận:
- (Chức danh của người ra quyết định
kiểm tra);
- Thủ trưởng cơ quan kiểm tra nhà nước cùng cấp (trường hợp người ra quyết định
kiểm tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước);
- Lưu:...
|
Trưởng đoàn kiểm
tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên
|
Mẫu
số 05-HD
(Ban hành kèm
theo Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
TÊN CƠ QUAN CẤP
TRÊN TRỰC TIẾP
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………./TB-…………
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA
Về việc ……………………………………………………(tên cuộc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định kiểm tra số ... ngày …/…/….. của
... (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) về ... (tên cuộc kiểm
tra) từ ngày …/…/... đến ngày …/…/... Đoàn kiểm tra ... (Tên Đoàn kiểm
tra) đã tiến hành kiểm tra tại ... (Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra)
Xét báo cáo kết quả kiểm tra ... ngày …/…/….. của
Trưởng đoàn kiểm tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra,
(Chức danh của người ra quyết định kiểm tra)
Thông báo kết quả kiểm tra như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
…………………………………….. (Khái quát đặc điểm tình hình tổ
chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng kiểm tra)
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
………………………………………. (Nêu kết quả kiểm tra, xác minh
thực tế tình hình hoạt động quản lý hoặc sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng kiểm tra theo mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ mà quyết
định kiểm tra đặt ra)
……………………………………….. Nhận xét về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng), nhược điểm (tồn tại
thiếu sót, sai phạm - nếu có)
III. KẾT LUẬN
…………………………………………. (Kết luận về những nội dung được
kiểm tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có hiệu quả, chỉ ra những vấn đề
còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm sai phạm, thực hiện chưa đúng chính sách, pháp
luật, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi phạm; hậu quả,
thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có). Trong trường hợp có hành vi tham
nhũng thì nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành
vi tham nhũng theo các mức độ vi phạm)
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG
(nếu có)
……………………………………………. (Các biện pháp xử lý của người
ra quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đã áp dụng trong quá trình tiến hành kiểm tra..)
V. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
……………………………………………. Xử lý hành chính; xử lý kinh
tế; chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra (nếu
có); thanh tra (nếu có) ...
Nơi nhận:
- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu
có);
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra;
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
- Cơ quan kiểm tra nhà nước cấp trên;
- Lưu:...
|
……………..( Chức danh của người ra quyết
định kiểm tra)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
số 06-HD
(Ban hành kèm
theo Công văn số 2158/BGDĐT-TTr ngày 15/5/2023 của Bộ GDĐT)
UBND TỈNH/TP ………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………./BC-…………
|
………., ngày …
tháng … năm 2023
|
BÁO CÁO
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông năm 2023 của …………………......................................
Căn cứ xây dựng báo
cáo …………………………………………………
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Nêu khái quát đặc điểm tình hình tổ chức Kỳ thi của
địa phương có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra.
2. Tổng hợp số liệu chung về Kỳ thi, thanh tra, kiểm
tra Kỳ thi.
II. CÔNG TÁC THAM MƯU CHỈ ĐẠO, TẬP HUẤN
1. Việc tham mưu xây dựng ban hành văn bản chỉ đạo
và tài liệu
Nêu rõ việc tham mưu ban hành các văn bản tổ chức
Kỳ thi (văn bản của tỉnh, sở, phối hợp với Thanh tra tỉnh,...), thanh tra/kiểm
tra Kỳ thi tại địa phương.
2. Công tác tập huấn
Nêu rõ việc tổ chức tập huấn, thời gian, nội
dung, đối tượng và kết quả sau tập huấn nghiệp vụ thanh tra/kiểm tra.
III. TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA
1. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh
Việc tổ chức, kết quả các cuộc kiểm tra các khâu Kỳ
thi của Ban Chỉ đạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nêu rõ việc thành lập đoàn thanh tra hay kiểm
tra? số lượng đoàn thanh tra/kiểm tra? thành phần, cơ cấu, số lượng đoàn thanh
tra/kiểm tra? thời gian, thời hạn, phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra/kiểm
tra? kết quả thanh tra/kiểm tra?; ...các khâu Kỳ thi sau:
a) Công tác chuẩn bị thi
b) Công tác coi thi
c) Công tác chấm thi
d) Công tác phúc khảo bài thi
đ) Công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT
e) Trực thanh tra, kiểm tra thi và thanh tra, kiểm
tra đột xuất (nếu có)
3. Các điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm
tra
Việc bảo đảm kinh phí, phương tiện cho hoạt động, các
đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tại địa phương
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
2. Thiếu sót, vi phạm phát hiện qua thanh tra,
kiểm tra
3. Tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc và
nguyên nhân
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Quốc hội, Chính phủ
2. Đối với Bộ GDĐT
3. Đối với UBND tỉnh/Tp.
Nơi nhận:
- Thanh tra Bộ GDĐT;
- ……………….
- Lưu: ………….
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|