Kính
gửi:
|
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- Hiệu trưởng trường trung học phổ thông;
- Giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
- Giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Hiệu trưởng trường có phân hiệu Bổ túc văn hóa.
|
Căn cứ Thông tư số
11/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ
thông (sau đây gọi tắt là Quy chế 11); căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày
28 tháng 02 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 2, khoản 2 Điều 4, điểm d khoản 1 và đoạn đầu khoản 2 Điều 7 của Quy chế
11;
Căn cứ Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày
21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch huy động
trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022
- 2023 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 733);
Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện và
hướng dẫn công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 -
2023 như sau:
- Tổ chức Hội nghị tập huấn, triển
khai Kế hoạch 773 và giới thiệu, công bố rộng rãi các trường
phổ thông và trung cấp trên địa bàn thành phố (có tuyển
sinh học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, tên trường, địa chỉ, nội dung giảng dạy, học phí và điều kiện theo học)
in thành thông báo chi tiết gửi đến từng cha mẹ học sinh (CMHS) lớp 9 để CMHS
và học sinh (HS) chọn ghi nguyện vọng.
- Tổ chức tập huấn cho Ban Chỉ đạo
tuyển sinh các quận, huyện, các trường trung học phổ
thông, họp báo và thực hiện tư vấn tuyển sinh sau trung học cơ sở rộng rãi đến
CMHS và HS.
- Thực hiện công tác tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường trung học phổ thông
công lập.
- Công bố kết quả điểm cho học sinh.
- Công bố điểm chuẩn của các trường, lớp chuyên trung học phổ thông, lớp tích hợp.
- Công bố điểm chuẩn của các trường
trung học phổ thông công lập.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra công tác tuyển sinh.
1. Lịch thi
Thí sinh dự thi các bài thi theo lịch
sau:
Ngày
thi
|
Buổi
|
Bài
thi
|
Thời
gian làm bài
|
Giờ
mở túi đựng đề thi
|
Giờ
phát đề thi
|
Giờ
bắt đầu làm bài
|
10/6/2022
|
Sáng
(9g30)
|
Học
sinh có mặt tại Điểm thi để sinh hoạt Quy chế thi và kiểm
tra thông tin cá nhân.
|
11/6/2022
|
Sáng
|
Ngữ
văn
|
120
phút
|
7 giờ
30
|
7 giờ
55
|
8 giờ
00
|
Chiều
|
Ngoại
Ngữ
|
90
phút
|
13
giờ 30
|
13
giờ 55
|
14
giờ 00
|
12/6/2022
|
Sáng
|
Toán
|
120
phút
|
7 giờ
30
|
7 giờ
55
|
8 giờ
00
|
2. Hướng dẫn công
tác tổ chức Kỳ thi
a) Để đảm bảo
tính thống nhất, Trưởng phòng Giáo dục
và Đào tạo; Hiệu trưởng trường trung học phổ thông; Hiệu trưởng trường trung học
cơ sở, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Giám đốc
trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng trường có phân hiệu bổ túc văn hóa
(sau đây gọi chung là Hiệu trưởng trường phổ thông có lớp
9) cần tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) nghiên cứu
học tập:
- Quy chế 11 và Kế hoạch 773;
- Kế hoạch về thời gian của Kỳ thi tại
Phụ lục 1.
b) Phương thức tuyển sinh, đối tượng
và điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và chế độ ưu tiên thực hiện theo hướng dẫn
chi tiết tại Phụ lục 2.
c) Thành lập Ban chỉ đạo Thành phố Thủ
Đức và các quận, huyện (gọi chung là quận, huyện) và hội đồng tuyển sinh của trường thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 3.
d) Tổ chức thi tuyển, đăng ký phúc khảo thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 4.
e) Tổ chức nhập học thực hiện theo hướng
dẫn chi tiết tại Phụ lục 5.
3. Công tác phối
hợp trong tổ chức Kỳ thi
Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng trường trung học phổ thông;
Hiệu trưởng trường phổ thông có lớp 9 cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành địa phương để thực
hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo kỳ thi của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân
dân Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện; bảo đảm thực hiện
đúng Quy chế thi, Công văn hướng dẫn này và các hướng dẫn thực hiện công tác phối
hợp tổ chức Kỳ thi của các cấp có thẩm quyền (nếu có).
4. Chế độ báo
cáo, lưu trữ
Các đơn vị nghiêm túc thực hiện chế độ
báo cáo, lưu trữ, bảo đảm kịp thời, đúng biểu mẫu quy định, phải cập nhật đầy đủ
số liệu và kiểm tra độ chính xác trước khi báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là hướng dẫn việc thi tuyển
sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 - 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo
yêu cầu các Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện,
hội đồng tuyển sinh của trường nghiêm túc thực hiện Công văn này. Nếu có vướng mắc, đề xuất hoặc phát sinh tình huống
đặc biệt trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thi, cần báo cáo ngay về Ban chỉ đạo
kiểm tra, xét tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 và tuyển sinh vào lớp 10 trường
THPT và lớp 10 trường THPT chuyên năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo
để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Giám đốc Sở GD&ĐT;
- Các Phòng, ban Sở GD&ĐT;
- Lưu: VP, KTKĐ (M).
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Hoài Nam
|
PHỤ LỤC 1:
KẾ HOẠCH THỜI GIAN
Ngày
bắt đầu
|
Ngày
kết thúc
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị, cá nhân thực hiện
|
15/04/2022
|
09/05/2022
|
Tổ chức cho cha mẹ học sinh và học
sinh tìm hiểu về xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào lớp 10. Đồng thời phát
đơn đăng ký thi tuyển và cho phép học sinh điền phiếu
đăng ký sau đó nộp tại nơi đang học.
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
27/04/2022
|
09/05/2022
|
17h00 ngày 09/05/2022 hạn chót các
đơn vị cơ sở nhập dữ liệu xét tốt nghiệp trung học cơ sở và nhập dữ liệu tuyển
sinh vào lớp 10.
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
04/05/2022
|
09/05/2022
|
16h00 ngày 09/05/2022 hạn chót nhận
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh khác nộp
hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 tại Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng
Phong.
|
Trường
THPT Chuyên Lê Hồng Phong
|
06/05/2022
|
09/05/2022
|
17h00 ngày 09/05/2022 hạn chót
Phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát việc nhập liệu của các cơ sở (kể cả việc nhập liệu cho các đối tượng tuyển thẳng) và khóa dữ liệu (sẽ
không thêm hoặc loại bỏ khi đã khóa dữ liệu)
|
Phòng
Giáo dục và Đào tạo
|
10/05/2022
|
10/05/2022
|
Hoàn thành nhập dữ liệu hồ sơ tuyển
thẳng vào lớp 10 về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục.
|
Trường
PT và Phòng GD&ĐT
|
10/05/2022
|
10/05/2022
|
Lúc 17h00 ngày 10/05/2022 khóa cổng
đăng ký thi TS10
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
11/05/2022
|
11/05/2022
|
Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh
đăng ký dự thi vào từng trường (đăng ký nguyện vọng 1)
lúc 16h00 ngày 11/05/2022 (dự kiến)
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
11/05/2022
|
16/05/2022
|
16h00 ngày 16/05/2022 hạn chót phụ
huynh học sinh và học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng lần 2.
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9 và PGD&ĐT
|
11/05/2022
|
16/05/2022
|
Hết hạn nhận Đơn đăng ký thi tuyển
vào lớp 10 (chỉ nhận điều chỉnh nguyện vọng, không thêm
hoặc loại bỏ thí sinh ra khỏi danh sách) và hoàn tất nhập dữ liệu điều chỉnh
nguyện vọng tại các đơn vị lúc 16h00.
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
12/05/2022
|
14/05/2022
|
16h00 ngày 14/05/2022 hạn chót các
PGD tổng hợp hồ sơ tuyển thẳng và nộp về Phòng Khảo thí
và KĐCLGD
|
Trường
PT và Phòng GD&ĐT
|
12/05/2022
|
19/05/2022
|
16h00 ngày 19/05/2022 hạn chót các
trường trung học phổ thông nộp danh sách đề nghị Hội đồng tuyển sinh về Phòng
Tổ chức Cán bộ
|
Trường
phổ thông
|
17/05/2022
|
17/05/2022
|
Niêm phong các Đơn đăng ký thi tuyển
vào lớp 10 và chuyển về PGD
|
Phòng
Giáo dục và Đào tạo
|
18/05/2022
|
18/05/2022
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận dữ liệu
đã có số báo danh và phòng thi từ Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
19/05/2022
|
19/05/2022
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo in danh
sách dự thi, phiếu thu bài và triển khai phát phiếu báo danh cho thí sinh
|
Phòng
Giáo dục và Đào tạo
|
19/05/2022
|
23/05/2022
|
Phát phiếu báo danh cho thí sinh
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
23/05/2022
|
30/05/2022
|
Xét duyệt và công bố danh sách thí
sinh được đủ điều kiện xét tuyển thẳng
vào lớp 10
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
02/06/2022
|
02/06/2022
|
Hướng dẫn công tác coi thi và bàn
giao Ban Lãnh đạo Điểm thi cho Ban Chỉ đạo quận, huyện (dự kiến)
|
Hội
đồng thi tuyển sinh 10 Thành phố, Ban chỉ đạo quận huyện
|
03/06/2022
|
08/06/2022
|
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm
tra cơ sở vật chất các điểm thi
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
03/06/2022
|
03/06/2022
|
Ban Lãnh đạo Điểm thi họp với Ban
Chỉ đạo quận, huyện (dự kiến)
|
Ban
Chỉ đạo quận, huyện và Ban lãnh đạo các Điểm thi
|
09/06/2022
|
09/06/2022
|
Ban Lãnh đạo Điểm thi họp bàn công
việc của Điểm thi, kiểm tra hồ sơ,...
|
Ban
Coi thi
|
09/06/2022
|
09/06/2022
|
Hội đồng thi
tuyển sinh 10 Thành phố nắm tình hình chuẩn bị kỳ thi của
các điểm thi
|
Hội
đồng thi tuyển sinh 10 Thành phố
|
10/06/2022
|
10/06/2022
|
Họp toàn thể Điểm
thi để chuẩn bị công việc coi thi, kiểm tra hồ sơ thi,...
|
Toàn
thể cán bộ coi thi của Điểm thi
|
10/06/2022
|
10/06/2022
|
Giao đề thi cho ban chỉ đạo quận
huyện
|
Hội
đồng thi tuyển sinh 10 Thành phố
|
10/06/2022
|
10/06/2022
|
Tiếp nhận thí sinh, sinh hoạt Quy
chế thi và kiểm tra thông tin thí
sinh.
|
Toàn
thể cán bộ coi thi của Điểm thi
|
11/06/2022
|
12/06/2022
|
Tổ chức thi theo lịch quy định
|
Hội
đồng coi thi
|
11/06/2022
|
12/06/2022
|
Giao nhận bài thi (vào cuối mỗi
ngày thi)
|
Tổ
Thư ký
|
13/06/2022
|
14/06/2022
|
Làm phách bài thi, kiểm bài (Mã 1)
|
Tổ
Thư ký, Tổ làm phách
|
13/06/2022
|
13/06/2022
|
Chuẩn bị thiết bị cho công tác lên điểm
|
Tổ
tự luận
|
14/06/2022
|
15/06/2022
|
Làm phách bài thi (Mã 2)
|
Tổ
Thư ký, Tổ làm phách
|
15/06/2022
|
15/06/2022
|
Chiều 13h00 Họp ban lãnh đạo Hội đồng
chấm thi, Tổ trưởng và tổ phó chấm.
|
Tổ
trưởng, tổ phó chấm
|
16/06/2022
|
21/06/2022
|
Sáng 7h30 Chấm thi chính thức (toàn
thể cán bộ chấm thi)
|
Hội
đồng chấm thi
|
22/06/2022
|
23/06/2022
|
Đối sánh kết quả bài thi với kết quả
trên máy tính (dự kiến)
|
Hội
đồng chấm thi
|
24/06/2022
|
24/06/2022
|
Công bố kết quả thi (dự kiến)
|
Hội đồng
chấm thi
|
24/06/2022
|
25/06/2022
|
In giấy báo điểm tuyển sinh 10 (dự
kiến)
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
24/06/2022
|
27/06/2022
|
16h00 ngày 25/06/2022 hạn chót nhận
đơn xin phúc khảo bài thi
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
27/06/2022
|
27/06/2022
|
Công bố điểm chuẩn tuyển sinh trung học phổ thông chuyên, tích hợp và kết
quả tuyển thẳng (Dự kiến).
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
27/06/2022
|
01/07/2022
|
Thí sinh trúng tuyển trung học phổ
thông chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập
học tại trường đã trúng tuyển. Sau 16 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2022, thí sinh không nộp hồ sơ nhập học
thì trường sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển.
|
Trường
THPT có tuyển sinh chuyên, tích hợp. Và các trường THPT có học sinh tuyển thẳng
|
28/06/2022
|
28/06/2022
|
Hạn chót sáng 11h00 ngày 28 tháng 06 năm 2022 chuyển dữ liệu phúc khảo cho Phòng Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục.
|
Phòng
Giáo dục và Đào tạo
|
29/06/2022
|
29/06/2022
|
Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển dữ liệu
phúc khảo cho Hội đồng thi (dự kiến)
|
Hội
đồng phúc khảo
|
30/06/2022
|
30/06/2022
|
Tổ chức chấm phúc khảo.
|
Hội
đồng phúc khảo
|
01/07/2022
|
01/07/2022
|
Cán bộ chấm phúc khảo có mặt tại địa
điểm chấm thi, bắt đầu chấm phúc khảo.
|
Hội
đồng phúc khảo
|
04/07/2022
|
04/07/2022
|
16h00 ngày 04/07/2022 hạn chót các
trường THPT chuyên, có lớp chuyên, tích hợp, hoặc có học
sinh tuyển thẳng nộp danh sách và cập nhật vào hệ thống danh sách học sinh đã
đăng ký học về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
|
Trường
THPT Có tuyển sinh chuyên, tích hợp. Và các trường THPT có học sinh tuyển thẳng
|
02/07/2022
|
02/07/2022
|
Công bố kết quả chấm phúc khảo (dự
kiến)
|
Hội
đồng thi tuyển sinh Thành phố
|
04/07/2022
|
04/07/2022
|
In giấy báo điểm tuyển sinh 10 cho
các thí sinh có điểm phúc khảo thay đổi và thu hồi phiếu
điểm đã cấp trước đây.
|
Các
đơn vị có học sinh lớp 9
|
04/07/2022
|
06/07/2022
|
Xét lại danh sách thí sinh trúng tuyển sau phúc khảo
|
Hội
đồng thi tuyển sinh Thành phố
|
07/07/2022
|
07/07/2022
|
Trường trung học phổ thông chuyên, tích
hợp tổ chức nhận thí sinh trúng tuyển bổ sung sau phúc
khảo và nhập lên phần mềm.
|
Trường THPT có tuyển sinh chuyên, tích hợp. Và các
trường THPT có học sinh tuyển thẳng
|
11/07/2022
|
11/07/2022
|
Họp Ban Chỉ đạo quận, huyện và Hiệu
trưởng trường trung học phổ thông để thống nhất điểm chuẩn
tuyển sinh 10. Tại hội trường 2.1- Sở Giáo dục và Đào tạo.
(Dự kiến)
|
Hội
đồng thi tuyển sinh Thành phố
|
11/07/2022
|
11/07/2022
|
Công bố điểm
chuẩn tuyển sinh 10 và danh sách
thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2022-2023. (Dự kiến)
|
Các
trường THPT
|
12/07/2022
|
26/07/2022
|
Thí sinh trúng tuyển trung học phổ
thông nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển. Sau 16 giờ
00 ngày 26 tháng 7, thí sinh không nộp hồ sơ nhập học
thì trường sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển.
|
Các
trường THPT
|
27/07/2022
|
27/07/2022
|
Hội đồng tuyển
sinh của trường họp để sơ kết việc
tiếp nhận học sinh vào học và gửi báo cáo về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục.
|
Các
trường THPT
|
28/07/2022
|
28/07/2022
|
Tiếp nhận danh sách học sinh đăng ký
nhập học của các trường THPT.
|
Phòng
KT & KĐCLGD
|
PHỤ LỤC 2
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU
KIỆN DỰ TUYỂN
I. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Thực hiện theo Kế hoạch 733/QĐ-UBND ngày 21 tháng 03 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch huy động trẻ ra lớp và
tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2022-2023;
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Những học sinh đã học lớp 9 tại các
trường phổ thông có hồ sơ hợp lệ và có đủ các điều kiện
sau đây được dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông:
1. Tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tuổi của học sinh vào học lớp 10
là 15 tuổi.
- Đối với những học
sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp
học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định
thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp
học trước.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học
sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo ủy nhiệm cho
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt điều kiện dự tuyển
sinh vào lớp 10 của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn quận, huyện.
III. HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ dự tuyển
a. Đơn đăng ký xét tốt nghiệp trung học
cơ sở và thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (theo mẫu) (sau đây gọi là
Đơn đăng ký).
b. Ba ảnh 3cm x 4cm
(ảnh chụp không quá 6 tháng, kiểu ảnh chứng minh nhân dân, phía sau ảnh ghi rõ
họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh) (một ảnh dán vào Đơn đăng ký xét tốt
nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10, một ảnh dán vào Phiếu
báo danh, một ảnh dán vào Đơn dự thi và kiểm tra hồ sơ).
c. Học bạ cấp trung học cơ sở (bản
chính).
d. Bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở (bản chính) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) trong
năm dự tuyển do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp.
đ. Bản sao khai
sinh hợp lệ.
e. Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền
cấp.
2. Lưu ý lựa chọn nguyện vọng:
- Học sinh đăng ký 3 nguyện vọng theo
thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường trung học phổ
thông công lập phù hợp với năng lực học tập của bản thân, gần nơi
cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển và giảm áp lực giao
thông theo chủ trương của thành phố;
- Học sinh đã học tiếng Nhật Ngoại ngữ
1 tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ
Trường Toản, Quận 1 nếu muốn tiếp tục
chọn tiếng Nhật là Ngoại ngữ 1 khi lên lớp 10, cần đăng ký 3 nguyện vọng là 3
trường trung học phổ thông (Trường Trung học phổ thông Lê Quý
Đôn, Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, Trường Trung học phổ thông Marie
Curie) có tuyển sinh lớp 10 tiếng Nhật Ngoại ngữ 1 và đăng ký môn ngoại ngữ
là tiếng Nhật.
- Học sinh đã học tiếng Đức tại Trường
Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn,
Quận 3 nếu muốn chọn tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 khi lên lớp 10, cần đăng ký nguyện
vọng vào trường trung học phổ thông Trường Trung học phổ
thông Chuyên Trần Đại Nghĩa và đăng ký môn ngoại ngữ là tiếng Đức.
Lưu ý: Trong trường hợp không trúng
tuyển vào các trường có dạy tiếng Nhật
hoặc tiếng Đức ngoại ngữ 1 thì thí sinh phải học tiếp tiếng
Anh là ngoại ngữ 1 theo đúng Quy chế của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (trúng tuyển nguyện vọng nào thì phải học
nguyện vọng đó, tuyệt đối không thay đổi nguyện vọng vì bất cứ lý do gì).
- Trường Trung học phổ thông Thủ
Đức tuyển sinh lớp 10 Ngoại ngữ 2 tiếng Hàn.
Việc tuyển sinh vào các lớp 10 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được
thực hiện trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của
trường.
- Học sinh học tiếng Pháp thực hiện
đúng theo Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào
các lớp đầu cấp của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và công văn hướng dẫn do
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Trường Trung học phổ thông chuyên
năng khiếu Thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, Trường Trung học phổ thông
Thể dục thể thao Bình Chánh, Trung học phổ thông năng khiếu
Thể dục thể thao: ngoài tuyển sinh
chung theo chỉ tiêu của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ngoài ra, trường còn tuyển sinh
riêng theo Kế hoạch của nhà trường.
- Đối với học sinh học lớp 10 tích hợp thực hiện đúng theo Kế hoạch số 733/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 3 năm 2022 huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp
của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và văn bản hướng dẫn
tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo.
IV. CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN: thực hiện theo Kế hoạch 773.
PHỤ LỤC 3
THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
VÀ CÁC QUẬN, HUYỆN (GỌI CHUNG LÀ QUẬN, HUYỆN) VÀ HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG
1. Ban Chỉ đạo
quận, huyện
Mỗi quận, huyện
thành lập Ban Chỉ đạo xét tốt nghiệp và tuyển sinh với thành phần:
- Trưởng ban: Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Phó trưởng ban
thường trực: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Các ủy viên là lãnh đạo và chuyên
viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Ban, ngành của quận, huyện có liên quan
và Hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn của
quận, huyện.
2. Hội đồng tuyển
sinh của trường
Mỗi trường trung học phổ thông thành
lập một Hội đồng tuyển sinh gồm:
- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng.
- Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng.
- Thư ký: chọn từ Thư ký Hội đồng trường
hoặc các tổ trưởng chuyên môn.
- Ủy viên: Chủ tịch công đoàn cơ sở,
trợ lý thanh niên và chọn trong các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn học có kinh
nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm
cao.
Các trường trung học phổ thông gửi
công văn đề nghị danh sách Hội đồng tuyển sinh về Phòng Tổ chức Cán bộ để Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của từng
trường.
3. Các công việc
thực hiện trong công tác tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông
a. Đối
với Ban Chỉ đạo quận, huyện
- Chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho Hiệu
trưởng trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 về công
tác tuyển sinh lớp 10. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học
sinh sau trung học cơ sở.
- Nhận danh sách Ban Lãnh đạo Điểm
thi trên địa bàn từ Hội đồng coi thi tuyển sinh 10 Thành phố.
- Ban Chỉ đạo quận, huyện họp các
lãnh đạo Điểm thi triển khai công tác coi thi.
- Nhận đề thi từ Hội đồng ra và in
sao đề thi; bảo quản đề thi và chuyển đề thi đến Điểm thi từng ngày (theo lịch
thi).
- Chuyển giao bài thi về tổ Thư ký
tại địa điểm chấm thi sau khi kết thúc các môn thi trong ngày.
- Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm
tra công tác tuyển sinh tại địa phương.
b. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Dự tập huấn tại Sở Giáo dục và Đào
tạo về công tác xét tốt nghiệp trung học cơ sở và tuyển sinh lớp 10.
- Chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho Hiệu
trưởng trường phổ thông và giáo viên chủ nhiệm lớp 9 để tư
vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng cho phụ huynh học sinh và học sinh quyết định đăng ký
nguyện vọng (đảm bảo thuận tiện đi lại, phù hợp với hoàn cảnh gia đình và năng
lực học tập của bản thân học sinh). Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở.
- Lập và gửi danh sách cán bộ coi
thi, cán bộ chấm thi, nhân viên phục vụ tại chỗ (đối với cơ sở giáo dục được chọn
làm điểm thi) về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục).
- Thông báo, điều động cán bộ coi
thi, cán bộ chấm thi, chấm phúc khảo theo chỉ đạo của Hội đồng thi tuyển sinh
10 thành phố.
- Kiểm tra và đôn đốc các đơn vị cơ sở
cập nhật danh sách học sinh đăng ký thi tuyển lớp 10 lên hệ thống để chuyển dữ
liệu về cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra, rà soát số liệu nguyện vọng đã đăng ký và triển khai điều chỉnh
theo lịch cho học sinh trên địa bàn đặc biệt chú trọng công tác tư vấn, điều chỉnh
đối với các thí sinh đăng ký xa nơi cư trú.
- Tổng hợp gửi danh sách và hồ sơ thí
sinh tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo và kiểm tra các trường việc
thực hiện hồ sơ dự thi và điều kiện dự thi của học sinh.
- Thực hiện niêm phong, bảo quản tốt
các Phiếu đăng ký dự tuyển lớp 10 tại Phòng Giáo dục và
Đào tạo (không gửi về điểm thi). Sau khi có kết quả trúng tuyển vào lớp 10,
Phòng Giáo dục và Đào tạo mới mở niêm phong để trả lại Phiếu đăng ký để gửi kèm
vào hồ sơ của học sinh.
- Nhận kết quả tuyển sinh lớp 10 từ Hội đồng thi tuyển sinh 10 Thành phố, chuyển về cho
các trường phổ thông.
c. Đối với Trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông và trường nhiều cấp học
- Dự tập huấn về công tác xét tốt nghiệp trung học cơ sở và tuyển sinh lớp 10.
- Tập huấn cho giáo viên trách nhiệm,
quyền hạn và nghiệp vụ coi thi, chấm thi.
- Các trường trung học cơ sở hoặc
trường phổ thông có lớp 9:
+ Tổ chức cho cha mẹ học sinh và học
sinh tìm hiểu về xét tốt nghiệp trung học cơ sở và thi tuyển vào lớp 10.
+ Thực hiện công tác tư vấn và cho học
sinh đăng ký lựa chọn 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các
trường trung học phổ thông công lập (không bắt buộc phải ghi đủ 3 nguyện vọng nếu thấy không cần thiết) thực hiện Đơn
đăng ký (theo mẫu) và nộp tại trường phổ thông nơi học lớp 9.
+ Kiểm tra, rà soát số liệu nguyện vọng
đã đăng ký của học sinh:
Hiệu trưởng trường
phổ thông có lớp 9 phải chú ý cho kiểm tra nhiều lần: in ra danh sách để kiểm
dò và yêu cầu học sinh ký tên xác nhận đã đọc rõ các chi tiết; đặc biệt lưu ý:
diện ưu tiên chính sách, điểm khuyến
khích cộng thêm, ngoại ngữ, môn chuyên (nếu có),... Giáo viên chủ nhiệm phải
nêu rõ và đủ các chi tiết của hồ sơ học sinh để từng học sinh nắm lại và có ý
kiến.
Đối với những trường hợp học sinh
đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trung học phổ thông xa nơi cư trú, Hiệu trưởng
trường phổ thông tổ chức tư vấn riêng (có biên bản, ghi rõ nội dung tư vấn và họ tên cán bộ tham gia tư vấn) cho
cha mẹ học sinh, đề nghị cha mẹ học sinh chứng minh điều kiện đảm bảo cho học
sinh học tập tại trường đã đăng ký
theo nguyện vọng, cam kết không thay đổi nguyện vọng khi đã trúng tuyển.
Lưu ý: Biên bản sẽ được lập thành ba
bản. Trong đó, một bản gửi cha mẹ học sinh lưu, một bản nhà trường lưu và một bản
đính kèm chung vào hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh.
+ Tiếp nhận hồ sơ học sinh đăng ký dự
tuyển lớp 10.
+ Thực hiện công tác điều chỉnh nguyện
vọng theo lịch.
+ Kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự
thi và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện
dự thi của thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định
không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện dự thi và
hồ sơ không hợp lệ.
+ Bảo quản đầy đủ hồ sơ dự thi và
danh sách thí sinh đăng ký dự thi; xuất
trình kịp thời phục vụ công tác thi, chấm thi, tuyển sinh,
thanh tra, kiểm tra và yêu cầu sửa chữa (nếu có).
+ Lập danh sách thí sinh, cập nhật
vào hệ thống danh sách thí sinh cho Phòng Giáo dục và Đào tạo đúng thời gian
quy định.
+ Lập phiếu báo danh phát cho học
sinh.
+ In phiếu và đóng dấu treo trên phiếu
báo điểm lớp 10 khi có kết quả.
+ Phát phiếu báo điểm và trả các hồ
sơ cho học sinh.
- Các trường trung học phổ thông:
+ Thực hiện giới thiệu trường hoặc
tham gia công tác tư vấn tuyển sinh tại các trường trên địa
bàn và phù hợp với năng lực học sinh.
+ Thực hiện công tác thu hồ sơ học
sinh trúng tuyển lớp 10.
PHỤ LỤC 4:
TỔ CHỨC THI TUYỂN, ĐĂNG KÝ PHÚC KHẢO
1. Thứ tự ưu
tiên xét tuyển
- Những học sinh được dự xét tuyển là những học sinh dự thi đủ ba bài thi tuyển sinh vào lớp 10 và không có bài thi nào bị điểm 0 (không).
- Điểm xét tuyển: là tổng điểm 3 bài
thi tuyển sinh vào lớp 10 và điểm ưu
tiên.
2. Các Điểm thi
2.1. In danh sách phòng thi, phiếu
thu bài, phát thẻ dự thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận dữ liệu
từ hệ thống của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục - Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thực hiện như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện
quy hoạch cụm trường thi (mỗi quận, huyện chia thành 2 - 12 cụm) theo địa bàn
thuận tiện cho việc đi lại của thí sinh và lập danh sách học sinh thi tại cụm ấy
(phần mềm vi tính do Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hướng dẫn);
khi ghép học sinh nhiều trường vào cùng một Điểm thi (liên trường) cần chú
ý không để tỷ lệ học sinh của một trường nào đó quá nhỏ (nhất là
khi ghép có hai trường).
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện
nhận lại dữ liệu từ hệ thống tại Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
danh sách thí sinh đã đánh số báo danh, từ đây in ra bảng danh sách phòng thi
và phiếu thu bài của từng phòng thi, tổ chức cho trường lập thẻ dự thi (theo mẫu)
và phát thẻ dự thi đến học sinh.
3.2. Danh sách Lãnh đạo của một Điểm
thi gồm:
Trưởng Điểm thi,
2 Phó trưởng Điểm thi, 2 thư ký, danh sách cán bộ coi thi
và nhân viên phục vụ do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
quận, huyện và Hiệu trưởng trường phổ thông đề cử, Sở Giáo dục và Đào tạo ra
quyết định theo các bước sau:
Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi đến
từng quận, huyện và trường phổ thông bản nhu cầu về số cán bộ coi thi cần cử đến từng Điểm thi của quận,
huyện khác; bản nhu cầu về 1 Phó trưởng Điểm thi, nhân viên phục vụ của Điểm
thi tại chỗ; bản nhu cầu về Trưởng Điểm thi, 1 Phó trưởng
Điểm thi, 2 thư ký đến Điểm thi khác.
Bước 2: Dựa vào các bản nhu cầu trên,
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, Hiệu trưởng trường phổ thông lập danh sách cán bộ được cử đi coi thi ở quận, huyện khác, danh sách Phó trưởng Điểm thi,
nhân viên phục vụ tại chỗ và danh sách Trưởng Điểm thi, 1
Phó trưởng Điểm thi, 2 thư ký đi nơi
khác.
Mỗi loại danh sách lập thành 1 bản có
ký tên đóng dấu và gửi kèm theo đĩa CD về Sở
Giáo dục và Đào tạo, đồng thời gửi qua mạng internet danh
sách cán bộ coi thi, chấm thi.
Bước 3: Khi nhận được các bản danh sách trên, Sở Giáo dục và Đào tạo ký duyệt trên danh sách đề nghị
và đồng thời:
- Gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận,
huyện, Hiệu trưởng trường phổ thông một bản (để Ban Chỉ đạo quận, huyện và Hiệu
trưởng trường phổ thông sao gửi thông báo đến giáo viên và
lãnh đạo trường, xem như đây là giấy triệu tập).
- Gửi 01 bản kèm vào hồ sơ của Ban
Lãnh đạo Điểm thi.
- Gửi 01 bản cho Ban Chỉ đạo quận,
huyện nơi coi thi.
3. Kiểm tra hồ
sơ thí sinh
- Các trường cần kiểm tra kỹ hồ sơ dự
tuyển (đối chiếu giữa học bạ, giấy khai sinh, các văn bằng, chứng nhận,... đảm bảo
chính xác tuyệt đối họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi
sinh (ghi đủ quận, huyện, tỉnh, thành), ghi đầy đủ các cột
mục, không bị rách nát, tẩy xóa, có đầy đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm từng
phần và của cấp quản lý,...), lập phiếu kiểm tra hồ sơ, danh sách học sinh
(theo mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo) đúng với khai sinh, học bạ, ghi chú các
trường hợp được hưởng chế độ ưu tiên nếu có. Kiểm tra toàn
bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển và các hồ sơ có liên quan đến kỳ
thi, xem xét điều kiện dự tuyển của thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết
định không cho thí sinh dự tuyển nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Hiệu
trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều kiện dự tuyển của
học sinh trong trường.
- Trước ngày thi 2 ngày, Hiệu trưởng
trường phổ thông có lớp 9 ủy nhiệm cho cán bộ, giáo viên đại
diện trường mang toàn bộ hồ sơ của thí sinh (đã sắp xếp theo từng phòng thi của
mỗi Điểm thi) đến các Điểm thi để phục vụ yêu cầu kiểm tra hồ sơ thí sinh. Hồ sơ thí sinh được lưu giữ tại điểm thi trong các
ngày thi; Phó trưởng Điểm thi sở tại chịu trách nhiệm nhận,
bảo quản, giao trả hồ sơ sau khi thi xong (khi nhận, giao trả hồ sơ đều phải kiểm tra kỹ số lượng và lập thành biên bản).
Ngoài việc Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển của học
sinh, Trưởng Điểm thi kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển và các hồ sơ có
liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự tuyển của thí sinh, xác nhận tư cách
thí sinh. Khi phát hiện thí sinh không đủ hồ sơ hợp lệ trong quá trình kiểm tra
hồ sơ tại Điểm thi, Trưởng Điểm thi sau khi cân nhắc cẩn thận có thể quyết định
xóa tên không cho thí sinh dự thi, Hiệu trưởng trường phổ
thông có thí sinh bị xóa tên chịu trách nhiệm trước cơ
quan quản lý cấp trên của sự việc trên.
Việc kiểm tra hồ sơ thí sinh có thể thực
hiện ngay từ ngày họp Ban Lãnh đạo Điểm thi (trước ngày thi thứ nhất 2 ngày) hoặc
ngay sau buổi họp toàn thể Điểm thi (trước ngày thi thứ nhất ngày), cán bộ coi
thi kiểm tra hồ sơ do Trưởng Điểm thi
phân công (trong danh sách cán bộ coi thi). Trong thời gian các Điểm thi kiểm
tra hồ sơ thí sinh, các trường phổ thông có học sinh dự thi phải cử người trực
để tiếp nhận thông tin từ các Điểm thi và kịp thời bổ
sung, giải trình,...
Các trường hợp bất thường của hồ sơ
được giải quyết như sau:
- Sau khi Trưởng Điểm thi trao đổi với đại diện đơn vị (nếu có) hoặc trực tiếp với
Hiệu trưởng trường phổ thông có lớp 9 mà vẫn không được sự
nhất trí thì Trưởng Điểm thi cho lập biên bản trình Lãnh đạo Hội đồng tuyển sinh lớp 10 Thành phố xem xét (qua tổ Thư ký
tại địa điểm chấm thi).
- Các trường hợp họ, tên, ngày, nơi
sinh,... của thí sinh trong học bạ, văn bằng, chứng nhận,
danh sách,... không phù hợp với khai sinh hợp lệ: Hiệu trưởng trường phổ thông có lớp 9 có trách nhiệm tổ chức điều chỉnh sau.
Riêng danh sách phòng thi và phiếu thu bài sẽ được Trưởng
Điểm thi điều chỉnh ngay cho phù hợp với khai sinh và theo hồ sơ hợp lệ hiện
có, lập biên bản (theo mẫu điều chỉnh).
- Riêng các trường hợp phải xóa tên:
nếu thấy chưa chắc chắn và không để thí sinh có thể bị thiệt thòi về quyền lợi thi, Trưởng Điểm thi có thể xử lý
như trường hợp thiếu hồ sơ (lập biên bản, vẫn cho thi).
- Biên bản về sai sót của hồ sơ được
lập thành bốn bản:
+ Một bản Trưởng
Điểm thi giữ.
+ Một bản gửi Hiệu
trưởng trường phổ thông có thí sinh dự thi trong thời gian sớm nhất.
+ Một bản gửi kèm theo hồ sơ về tổ
thư ký (tại địa điểm chấm thi).
+ Một bản gửi Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện ngay sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ thí sinh.
- Hiệu trưởng trường phổ thông có thí
sinh dự thi, sau khi tiếp nhận biên bản của các Điểm thi, có trách nhiệm tổ chức, điều chỉnh, thông báo cho phụ huynh học sinh và học
sinh bổ sung điều chỉnh tại tổ Thư ký nơi chấm thi. Nếu không bổ túc hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ tại tổ Thư ký nơi chấm thi trong vòng 3 ngày sau ngày thi môn cuối
cùng của kỳ thi thì Hội đồng thi tuyển sinh lớp 10 Thành phố sẽ xử lý như không
đủ điều kiện dự thi hoặc hồ sơ không hợp lệ.
- Các trường hợp nghiêm trọng: cần lập
biên bản và báo cáo ngay với thường trực Ban Chỉ đạo kỳ thi tại Phòng Giáo dục
và Đào tạo và báo cáo Hội đồng thi tuyển sinh lớp lớp 10 Thành phố để phối hợp
giải quyết.
- Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên nếu bổ sung
sau ngày thi môn cuối cùng của kỳ thi sẽ không có giá trị hưởng cộng điểm cho
chế độ ưu tiên.
4. Giao nhận đề
thi
- Sở Giáo dục và Đào tạo nhận Đề thi
3 môn Văn - Toán - Ngoại ngữ từ Hội đồng ra đề và in sao lúc 8 giờ 00 ngày 10 tháng 6 năm 2022 và nhận đề thi môn chuyên lúc 5 giờ 30,
ngày 12 tháng 6 năm 2022 để bàn giao về đúng nơi quy định.
- Sau khi nhận đề, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức giao đề thi đến Ban chỉ đạo tuyển sinh
quận, huyện; riêng đề thi môn chuyên, tích hợp do Sở Giáo
dục và Đào tạo giao đến các Điểm thi có môn chuyên, tích hợp.
- Các quận, huyện chịu trách nhiệm bảo
quản và tổ chức giao đề thi đến các Điểm thi. Mỗi sáng sớm giao các thùng đựng
đề thi dùng cho ngày hôm ấy, không được để đề thi chưa sử
dụng qua đêm tại Điểm thi. Ban Chỉ đạo quận, huyện cần báo cáo chủ trương này với
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện để được cung cấp đủ
các phương tiện chuyên chở an toàn, kịp thời đến các Điểm
thi, lưu ý phải có Công an đi kèm lúc chuyển đề thi.
- Đề thi của mỗi ngày được Ban chỉ đạo
quận, huyện giao trực tiếp cho Trưởng Điểm thi (hoặc Phó
trưởng Điểm thi được Trưởng Điểm thi ủy quyền bằng văn bản)
tại Điểm thi từ 6 giờ 00; xe chuyển đề thi phải vào trong khuôn viên Điểm thi,
yêu cầu bảo vệ và công an có mặt tại Điểm thi trước 6 giờ
00, bàn giao đề thi phải được thực hiện tại phòng nơi đặt tủ bảo quản đề thi có
sự chứng kiến của công an Điểm thi và lập thành biên bản giao nhận đề thi.
5. Công tác tổ chức
Điểm thi, coi thi và trách nhiệm:
5.1. Chuẩn bị Điểm thi:
Phó chủ tịch Điểm thi tại chỗ phụ trách công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, văn phòng phẩm và trang thiết bị
cho Điểm thi:
- Làm các văn bản gửi địa phương (Ủy
ban nhân dân, Công an phường, quận), điện lực và đơn vị cấp nước để được hỗ trợ
về bảo vệ, an ninh kỳ thi, điện, nước,...
- Chuẩn bị đầy đủ phòng thi, phòng họp,
phòng dự phòng,... Tiếp nhận ấn phẩm, ấn chỉ, chuẩn bị văn
phòng phẩm cho Điểm thi.
- Cho dọn dẹp các vật dụng không cần
thiết trong mỗi phòng thi (kể cả trong hộc bàn, bàn giáo
viên, tủ trong phòng), lau bảng, vệ sinh phòng sạch sẽ. Chuẩn bị nước rửa tay,
dung dịch sát khuẩn, máy đo nhiệt độ,... và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn
phòng chống dịch.
- Mỗi phòng thi được bố trí đầy đủ
bàn và 24 chỗ ngồi cho thí sinh, cần chú ý khoảng cách bàn ghế, chỗ ngồi của thí sinh (2 học sinh ngồi cạnh nhau theo
hàng ngang phải cách nhau ít nhất 1,2 mét), đủ chuẩn về vệ
sinh, ánh sáng, bàn ghế.
- Phải bố
trí bàn, hoặc ghế, hoặc giá đỡ, hoặc tủ,... bên ngoài mỗi phòng
thi để thí sinh để tài liệu, vật dụng; tránh để tài liệu, vật dụng ngổn ngang, lộn xộn dưới nền
nhà. Thông báo cho học sinh biết: những tài liệu, vật dụng của thí sinh để
ngoài phòng thi bị hư hỏng, mất,... Điểm thi không chịu trách nhiệm.
- Trước cửa mỗi phòng thi phải niêm yết
Danh sách thí sinh và Trách nhiệm thí sinh.
- Chuẩn bị một tủ hoặc phòng lưu trữ tất
cả các giấy tờ còn lại trong phòng sinh hoạt chung sau khi Điểm thi kết thúc. Niêm phong tủ hoặc phòng từ lúc kết thúc ngày thi cuối
cùng đến ngày công bố kết quả thi.
5.2. Họp Ban Lãnh đạo Điểm thi:
Trước ngày thi thứ nhất 2 ngày, Ban
lãnh đạo sẽ họp phân công công tác và chú ý các nội dung sau:
- Cần rà soát kỹ lại danh sách thí
sinh, các ấn chỉ, biểu mẫu, phù hiệu của cán bộ coi thi
(nhân viên phục vụ Điểm thi cũng phải đeo phù hiệu), danh sách cán bộ coi thi,
dành thời gian liên hệ với đơn vị cử giáo viên đến coi thi xem có gì sai sót hoặc
không khớp về danh sách cán bộ coi thi.
- Thống nhất cách thực hiện kiểm tra hồ sơ cho Điểm thi.
- Kiểm tra, xem xét vấn đề phục vụ, bảo
vệ an ninh Điểm thi, điện, nước, âm thanh, ánh sáng, điện thoại, chuẩn bị phương
án khi cúp điện, có máy phát điện dự phòng, có biện pháp đề phòng mưa to, gió lớn,...
xem xét vấn đề y tế, vệ sinh, nước uống cho thí sinh,...
- Chú ý xem xét kỹ trong và ngoài điểm
thi, có biện pháp phòng chống, phát hiện việc liên thông trong, ngoài phạm vi
quy định tổ chức thi (cửa sổ trông ra ngoài không có rào, gần đường,...).
- Trong các ngày thi: căn-tin không
được hoạt động. Nếu trong khuôn viên
điểm thi có người ở thì yêu cầu không đi lại trong khu vực
của Điểm thi, không được có những hoạt động, hành vi vi phạm đến sự an toàn,
tính nghiêm túc của kỳ thi.
- Đề phòng sự cố thiếu đề thi: chuẩn
bị sẵn máy photocopy, giấy trắng A3, A4 để trong văn phòng
Điểm thi. Việc sao in đề thi bằng máy photocopy do Trưởng Điểm thi quyết định.
Sau đó lập biên bản và báo cáo lãnh đạo Ban chỉ đạo kỳ thi tại quận, huyện.
- Thống nhất phương án bảo quản các
trang thiết bị cá nhân, thiết bị thu phát thông tin trong quá trình thi.
- Nhắc quy định tất cả thành viên của
Điểm thi phải đeo thẻ trong quá trình làm việc. Việc ra vào Điểm thi phải được
sự chấp thuận của Trưởng Điểm thi.
- Kiểm tra phòng thi và thực hiện
công tác khóa, niêm phong theo quy định sau khi họp Ban lãnh đạo Điểm thi.
5.3. Họp toàn thể Điểm thi và tập
trung thí sinh sinh hoạt:
a) Trước ngày thứ nhất 1 ngày, Trưởng
điểm thi tổ chức họp toàn thể Điểm thi lúc 7g30. Trách nhiệm Trưởng Điểm thi và
các chú ý khi họp:
- Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm điều
hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản
bài thi tại Điểm thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác làm nhiệm vụ tại
Điểm thi.
Lưu ý: Việc
thay cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi (sau khi đã có danh sách chính thức) phải
có văn bản đề nghị thay thế cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi của Hiệu trưởng trường
phổ thông xác nhận; riêng việc thay đổi cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi là giáo
viên thuộc trường trung học cơ sở phải có xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tất cả việc đề nghị thay đổi phải được Sở Giáo dục và Đào tạo thông qua (ký duyệt)
mới có giá trị chính thức tại các Điểm thi, Ban chấm thi.
- Trưởng Điểm thi phải thực hiện thật
nghiêm túc việc quán triệt cho giáo viên, cán bộ coi thi (CBCT), nhân viên về
trách nhiệm, quyền hạn, nghiệp vụ cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi,...
và đăng ký mẫu chữ ký của những người tham gia công tác coi thi
trước khi được phân công coi thi trong ngày họp toàn thể Điểm
thi.
- Nhắc nhở các thành viên Điểm thi
làm đúng phân công, làm hết trách nhiệm được giao và quy định cụ thể mức độ
khen thưởng, xử lý kỷ luật khi làm nhiệm vụ; Trưởng điểm
thi cần phải họp rút kinh nghiệm từng buổi coi thi và tổng kết việc coi thi trước
toàn thể Điểm thi.
b) Ở buổi thi ngày đầu tiên, Trưởng
Điểm thi phân công CBCT và tập trung thí sinh sinh hoạt theo phòng thi:
- Hướng dẫn thí sinh thời gian có mặt
vào mỗi buổi thi; cách ghi thông tin vào giấy làm bài thi;
- Phổ biến Quy chế thi;
- Chú ý:
Các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy,
thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng
soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ.
- Cho thí sinh kiểm tra và xác nhận những sai sót về họ, tên, đối tượng,...: trong lúc cho thí sinh ký tên vào danh sách kiểm tra
thông tin thí sinh, cán bộ được phân công yêu cầu thí sinh dò kỹ chi tiết trong
danh sách, nếu thí sinh có yêu cầu điều chỉnh thì cán bộ được phân công lập biên bản báo cáo về Trưởng
Điểm thi và Trưởng Điểm thi lập biên bản tổng hợp các sai
sót này (2 bản), một bản gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo để
được điều chỉnh lại từ hệ thống (sau khi đối chiếu lại với hồ sơ); một bản gởi
Tổ Thư ký tại Hội đồng chấm thi; Thí sinh không được tự tiện sửa trong danh
sách phòng thi; tất cả sai sót ở danh sách và hồ sơ phải lập
biên bản gửi về tổ Thư ký tại Hội đồng chấm thi.
5.4. Trong các buổi thi:
- Trước mỗi buổi thi, Trưởng Điểm thi
phải bảo đảm các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm
phong; các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những
người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi;
- Tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát
phòng thi bắt thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm
nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi; tổ chức cho CBCT bắt thăm cách đánh số
báo danh trong phòng thi.
a) Cán bộ coi thi chịu trách nhiệm
trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:
- Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thi để
làm nhiệm vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị
thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được
sử dụng các loại đồ uống có cồn;
- Theo phân công, hai CBCT lên phòng
thi. CBCT thứ nhất ghi các thông tin về buổi thi lên bảng (Kỳ thi, môn thi, thời
gian làm bài,...); CBCT thứ hai ghi sơ đồ chỗ ngồi cho thí sinh theo quy định đánh số báo danh mà Trưởng Điểm thi đã
triển khai trong buổi thi đó;
- Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi
tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Phiếu báo danh (có dán ảnh) và
Danh sách của thí sinh dự thi để đối chiếu, nhận diện thí
sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí
sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi các tài
liệu và vật dụng bị cấm theo quy định;
- Khi có hiệu lệnh,
CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí
sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ
tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát
cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí
sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi
làm bài;
- Bàn giao đề thi cho CBCT thứ nhất:
+ Trưởng Điểm thi mở túi đựng đề thi trước giờ thí sinh làm bài 30 phút
(cắt mép dán đúng quy cách), ngay trước đó yêu cầu 02 cán
bộ coi thi thứ nhất kiểm tra kỹ sự nguyên vẹn của túi đựng
đề thi còn niêm phong, đối chiếu kỹ tên bài thi in trên
túi đựng đề thi với lịch thi, trình cho cả tập thể cán bộ coi thi thứ nhất nhìn
rõ (không được kiểm tra chiếu lệ) và lập biên bản theo mẫu. Sau khi hai đại diện
các cán bộ coi thi thứ nhất ký xác nhận trên tất cả túi kể cả túi đựng đề thi dự
phòng, Trưởng Điểm thi mới mở túi để lấy đề thi và kiểm tra
ngay tên bài thi ghi trên đề thi có chính xác với lịch
thi. Nếu bài thi ghi trên đề thi không phù hợp với lịch thi, Trưởng Điểm thi
cho trở lại ngay vào túi, lập biên bản, niêm túi đựng đề
thi ấy và báo khẩn về Hội đồng thi tuyển sinh lớp 10 Thành phố để
có ý kiến chỉ đạo;
Lưu ý:
Phó trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất, kỹ thuật không được tham dự vào
các công việc liên quan trực tiếp đến đề thi.
+ Mỗi Điểm thi chuẩn bị sẵn túi đựng
đề thi cho các phòng thi (dùng túi đựng bài thi). Sau khi
mở túi đựng đề thi, Trưởng Điểm thi tổ chức kiểm đếm và
đưa đúng số lượng đề thi vào túi riêng cho mỗi phòng thi rồi mới giao cho cán bộ
coi thi thứ nhất.
+ Cán bộ coi thi thứ nhất kiểm đủ số
lượng; chú ý so dò các bản với nhau.
+ Cán bộ coi thi thứ nhất ký vào tờ
giao nhận đề thi giữa Trưởng Điểm thi và cán bộ coi thi thứ nhất trước khi rời
văn phòng Điểm thi.
+ Cán bộ coi thi thứ nhất có nhiệm vụ bảo quản an toàn túi đựng đề thi
để đưa về phòng thi.
- Đúng giờ quy định, có hiệu lệnh cán
bộ coi thi thứ nhất phát đề thi cho thí sinh theo quy trình từ trái qua phải và
từ trên xuống dưới; hướng dẫn thí sinh ghi họ, tên và số báo danh vào đề thi, giấy nháp trước khi làm bài;
- Ngay sau khi phát đề cho thí sinh,
CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập
tức báo cho CBCT để kịp thời xử lý; nếu không phát hiện hoặc để quá sau khi
phát đề 05 phút thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất
cả những trường hợp phát sinh về đề thi, CBCT phải báo cáo cho Trưởng Điểm thi
để báo cáo Trưởng ban Coi thi ngay sau khi phát hiện (qua
cán bộ giám sát thi).
- Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Phiếu báo danh và Thẻ học sinh hoặc Căn cước
công dân của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký
vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung. Trong
giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao
quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT
không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức
nào; chỉ được trả lời công khai các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định; CBCT không đọc, không chép,
không giữ và không giải đề thi lúc làm nhiệm vụ coi thi.
- CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ
thi, không để lọt đề thi ra ngoài
phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài, CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm
phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công;
- Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi
sớm nhất sau 2/3 (2 phần 3) thời gian làm bài sau khi thí sinh đã nộp bài làm,
đề thi và giấy nháp; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì
CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi
để phối hợp thực hiện theo quy định;
- Nếu có thí
sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng
Điểm thi giải quyết;
- Trước khi hết giờ làm bài 15 phút,
CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài,
CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và tiến hành thu bài, kể cả
bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật
phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài thi vừa nhận bài thi của thí sinh; khi nhận bài
thi, phải đếm đủ số tờ giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ
giấy thi đã nộp và ký tên vào 02
(hai) Phiếu thu bài thi; thu xong toàn bộ bài thi mới cho phép các thí sinh rời
phòng thi;
- Các CBCT kiểm tra, xếp bài thi theo
tập bài thi. Tập bài thi được xếp theo thứ tự số báo danh từ nhỏ đến lớn của
phòng thi (số báo danh nhỏ ở trên, số
báo danh lớn ở dưới) và lồng vào nhau thành từng tập, mỗi tập 6 bài. Đối với môn Ngoại ngữ
thì xếp theo thứ tự số báo danh.
- Trường hợp thí sinh vắng thi đưa thêm tờ giấy màu xanh: Giấy này thay cho bài làm tự luận của
thí sinh vắng (điền số báo danh vắng) và vẫn đánh số thứ tự trên giấy này,
nhưng ngoài bìa bọc bài thi ghi tổng số bài thi, tổng số tờ giấy thi theo thực
tế thí sinh có mặt dự thi;
- Sau khi thu bài thi xong, cả hai
cán bộ coi thi cùng kiểm tra lại các chi tiết trong 4 trang của bìa bọc bài thi, thực hiện việc đánh số thứ tự trong bài thi (ví dụ: khi bài thi số thứ tự 11 có 1 tờ
thì chỉ ghi số 11; có 3 tờ thì ghi 11a, 11b, 11c; không được ghi
là 11A, 11B, 11C hoặc mẫu tự nào khác).
Lưu ý: Những
người tham gia tổ chức kỳ thi có hành vi vi phạm Quy chế thi bị xử lý theo Quy
chế thi trung học phổ thông hiện hành.
c) Cán bộ giám sát phòng thi chịu
trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của
CBCT, các thành viên khác tại khu vực được phân công;
- Giám sát thí sinh được CBCT cho
phép ra ngoài phòng thi; kịp thời nhắc nhở CBCT, trật tự viên, công an, nhân
viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm Quy chế thi;
- Kiến nghị Trưởng Điểm thi đình chỉ
việc thực hiện nhiệm vụ hoặc thay đổi CBCT, trật tự viên, công
an, nhân viên y tế nếu có vi phạm;
- Yêu cầu CBCT lập biên bản thí sinh vi phạm Quy chế thi (nếu có); phối hợp với các đoàn
thanh tra thi trong việc thanh tra, xử lý vi phạm.
d) Trật tự viên, công an, bảo vệ chịu
trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc
sau:
- Giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực
được phân công bảo vệ; không được sang các khu vực khác;
- Không để bất kỳ người nào không có
trách nhiệm vào khu vực mình phụ trách;
không bỏ vị trí, không làm việc riêng trong khi làm nhiệm vụ, không được vào
phòng thi, không được trao đổi với
thí sinh;
- Báo cáo Trưởng Điểm thi về các tình
huống xảy ra trong thời gian thi để kịp thời xử lý;
- Riêng công an được cử đến hỗ trợ Hội
đồng thi còn có nhiệm vụ áp tải, bảo vệ an toàn đề thi và bài thi.
c) Nhân viên y tế chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:
- Có mặt thường xuyên trong suốt thời gian thi tại địa điểm do Hội đồng thi quy định để xử lý
các trường hợp thí sinh đau ốm;
- Khi Trưởng Điểm thi thông báo có
thí sinh đau ốm bất thường trong thời gian thi, phải kịp
thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu trong trường hợp cần thiết (có cán
bộ giám sát phòng thi làm nhiệm vụ tại Điểm thi và công an đi cùng); không được
lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành vi vi phạm Quy chế thi.
5.5. Xử lý đối với thí sinh đến muộn
Tất cả các trường hợp có mặt tại cổng
Điểm thi chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ
làm bài sẽ không được dự thi.
Trường hợp thí sinh đến cổng Điểm thi
trễ trong thời gian cho phép, Trưởng Điểm thi chịu trách
nhiệm xác định đủ điều kiện tham gia thi hay không. Nếu đủ
điều kiện, Trưởng Điểm thi phân công
thư ký lập biên bản theo thời gian có mặt tại cổng trường
(gửi kèm hồ sơ coi thi) và phân công
cán bộ coi thi dẫn thí sinh lên phòng thi.
Tất cả các trường hợp đến trễ mà được
phép dự thi thì vẫn nộp bài theo thời gian thi quy định, không được cộng thêm
thời gian.
5.6. Báo cáo nhanh
- Sau 05 phút bắt
đầu tính giờ làm bài, Trưởng Điểm thi cử cán bộ lấy danh sách điểm danh và tổng
hợp tình hình thí sinh sơ bộ báo cáo nhanh Hội đồng thi Thành phố (chậm nhất là 15 phút sau giờ tính giờ làm bài của thí sinh).
5.7. Niêm phong đề thi thừa, bảo
quản và sử dụng đề thi dự trữ
- Chậm nhật 15 phút sau thời điểm
tính giờ làm bài, Thư ký hoặc người được Trưởng Điểm thi phân công phải hoàn
thành việc đến các phòng thi lấy điểm danh và nhận số đề thi
thừa (nếu có); cùng 2 cán bộ coi thi trong phòng thi lập biên bản giao nhận và
niêm phong tại chỗ túi đựng đề thi thừa để chuyển cho Trưởng Điểm thi bảo quản.
- Số lượng đề thi phát đến từng Điểm
thi bằng tổng số thí sinh đăng ký dự thi và tối đa 20 đề thi dự trữ, số liệu
này có ghi rõ trên túi đựng đề thi.
- Việc sử dụng hay không sử dụng đề
thi dự trữ (trong một túi riêng) khi cần thiết do Trưởng Điểm thi quyết định, chịu trách nhiệm và đều phải lập
biên bản ghi rõ số lượng đề đã sử dụng, đề còn lại. Sau khi sử dụng phải niêm
phong đề thi dự trữ chưa sử dụng và trả túi này về cho Tổ
Thư ký tại Ban chấm thi cùng với các túi đựng đề thi khác.
5.8. Giao nhận bài thi tại phòng
thu bài
- Khi bàn giao bài thi cho lãnh đạo
Điểm thi phải có mặt cả hai cán bộ coi thi. Hai CBCT thứ
nhất trực tiếp mang túi đựng bài thi, 02 (hai) Phiếu thu bài thi, các biên bản xử lý kỷ luật và tang vật kèm theo (nếu có) đến bàn
giao cho thư ký Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi; khi bàn giao phải kiểm đếm công
khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có);
- Việc giao nhận bài thi giữa hai cán
bộ coi thi với Trưởng Điểm thi phải được thực hiện đầy đủ
thủ tục, chính xác: người kiểm bài, nhận bài được Trưởng Điểm thi phân công phải
đếm đủ số tờ của từng bài thi, đủ số
bài thi của mỗi phòng (so với biên bản), ghi đủ và đúng số liệu trên bìa bọc bài thi, túi đựng bài thi trước khi cho hai cán bộ coi thi ký vào
biên bản giao nhận bài thi giữa cán bộ coi thi và Trưởng
Điểm thi. Nếu số liệu không phù hợp thì cho thẩm tra lại ngay, quy trách nhiệm rõ ràng. Cả hai cán bộ
coi thi cùng chịu trách nhiệm về sự thất lạc bài thi (nếu
có).
- Sau khi kiểm đếm xong, bài thi và
01 (một) Phiếu thu bài thi của mỗi phòng thi được đưa vào
túi đựng bài thi của phòng thi đó; được thư ký Điểm thi
cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ; nhãn niêm phong được dán vào chính giữa tất cả
các mép dán của túi đựng bài thi, Trưởng Điểm thi và thư ký trực tiếp kiểm đếm
ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai CBCT ký giáp
lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm
phong; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép
dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong; Thư ký Điểm thi và hai
CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao; Phiếu thu bài thi còn lại của
phòng thi được để bên ngoài, nộp cùng với túi bài thi và hồ sơ coi thi được
niêm phong;
- Lãnh đạo Điểm thi phải giám sát kỹ
việc thực hiện quy trình kiểm bài tại văn phòng Điểm thi, nhắc nhở trách nhiệm của người kiểm bài, nhận bài thi. Trưởng Điểm thi chỉ cho
CBCT ra về khi đã thực hiện đầy đủ việc giao nhận bài của Điểm thi.
5.9. Niêm gói các túi đựng bài thi
- Việc đóng gói và niêm phong các túi
đựng bài thi của Điểm thi phải đảm bảo an toàn, bảo mật cao; có sự chứng kiến của
cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi; thực hiện ngay sau lúc thu bài thi
xong và có đủ chữ ký của Trưởng, Phó trưởng, Thư ký Điểm thi trên nhãn niêm gói
(thùng) đựng các túi bài thi đã được ghi đầy đủ các số liệu cần thiết, đóng dấu
giáp lai. Mỗi loại bài thi phải được niêm gói riêng.
- Đối với bài thi Ngoại ngữ phải niêm
gói riêng đối với từng loại Ngoại ngữ khác nhau (nếu có) trong Điểm thi; đối với
bài thi chuyên, tích hợp cũng niêm gói riêng cho từng môn
khác nhau.
5.10. Chuyển bài thi về Ban chấm
thi
Ban Chỉ đạo kỳ thi quận, huyện đến nhận
bài thi tại Điểm thi vào cuối mỗi ngày thi và chuyển về địa điểm chấm thi. Yêu
cầu lập biên bản bàn giao bài thi, chính xác về số liệu theo đúng như nhãn niêm
thùng đựng bài thi. Riêng bài thi môn chuyên do Ban Vận chuyển bài thi của Hội
đồng thi thành phố đến nhận tại Điểm thi có thi môn
chuyên.
5.11. Xử lý kỷ luật thí sinh vi phạm
Quy chế thi:
Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập
biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
1. Khiển trách:
a) Đối với những thí sinh phạm lỗi
nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí
sinh khác;
b) Hình thức này
do CBCT quyết định tại biên bản được lập.
2. Cảnh cáo:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong
các lỗi sau đây: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn
tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác
hoặc để thí sinh khác chép bài của mình;
b) Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT
quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).
3. Đình chỉ thi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một
trong các lỗi sau đây: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong
giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức
khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 của
Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận
bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm
bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ,
đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
b) CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu
có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban
Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi,
giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng
thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2/3
(hai phần ba) thời gian làm bài thi tự luận.
4. Trừ điểm bài thi
a) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi
bài thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm
bài thi của bài thi đó;
b) Cho điểm 0
(không): Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép
vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi;
bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy
nháp, giấy không đúng quy định;
c) Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi đó và không được tiếp tục
dự thi các bài thi tiếp theo;
d) Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm
a và b khoản này do Trưởng ban Chấm thi tự luận quyết định
căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi tự luận.
6. Phúc khảo bài
thi
- Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc
khảo bài thi. Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi tại
nơi nộp đơn dự thi trong vòng 03 (ba) ngày sau khi công bố kết quả điểm bài
thi.
- Thí sinh xin phúc khảo phải nộp Phiếu
đăng ký phúc khảo bài thi (theo mẫu) gửi đến trường phổ thông nơi nộp hồ sơ
đăng ký dự tuyển.
- Sau khi lập danh sách thí sinh đăng
ký phúc khảo (theo mẫu), các trường phổ thông gửi toàn bộ hồ sơ phúc khảo về
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện tập
hợp danh sách gửi về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
- Điểm các bài thi sau phúc khảo là
điểm chính thức của thí sinh và được cập nhật lên hệ thống.
- Thí sinh được nhận phiếu điểm mới
(khi có thay đổi điểm số) tại trường đăng ký dự tuyển.
7. Điện thoại liên hệ trong công
tác thi
- Trong quá trình coi thi nếu có sự cố
bất thường hoặc hành vi vi phạm Quy chế thi phải báo cáo ngay về Thường trực Hội
đồng thi tuyển sinh 10 Thành phố theo số điện thoại: 028.38 226 796.
PHỤ LỤC 5:
TỔ CHỨC NHẬP HỌC
1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ nhập
học:
- Hiệu trưởng trường
phổ thông chỉ được tiếp nhận hồ sơ học
sinh trúng tuyển của trường mình theo
Danh sách do Sở Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt.
- Hiệu trưởng
trường phổ thông bố trí nơi tiếp học sinh đến làm hồ sơ
đăng ký nhập học tại trường mình thật lịch sự và thuận lợi;
- Phân công cán bộ, giáo viên, nhân
viên đã được hướng dẫn nắm vững nghiệp vụ, có thái độ giao tiếp, ứng xử văn hóa
làm công tác hướng dẫn giải đáp thắc mắc và thu nhận hồ sơ
của học sinh;
- Tổ chức tư vấn cho phụ huynh, học sinh
về công tác tổ chức giảng dạy của nhà trường.
2. Hồ sơ nhập học:
- Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp trung
học cơ sở năm 2022 và thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ
thông năm học 2022 - 2023 có ghi 3 nguyện vọng ưu tiên xét vào các trường trung học phổ thông;
- Phiếu báo điểm tuyển sinh 10 trên đó
có ghi 3 nguyện vọng;
- Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính);
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản
chính). Học sinh mới công nhận tốt nghiệp nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm
thời) do các cơ sở giáo dục cấp và nộp bản chính văn bằng vào hồ sơ khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp phát bằng;
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
- Giấy xác nhận được hưởng chính sách ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm
quyền cấp;
3. Việc thay đổi
nguyện vọng:
Tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau
khi công bố kết quả tuyển sinh (cụ thể
là hình thức chuyển trường sau khi trúng tuyển).
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các
trường trung học phổ thông đều không nhận đơn cũng như không giải quyết việc xin đổi nguyện vọng. Các trường trung
học phổ thông chỉ nhận hồ sơ thí sinh
có trong sách trúng tuyển vào lớp 10 của đơn vị mình.
4. Lập danh
sách tuyển sinh vào lớp 10
4.1. Chương trình cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển sinh 10
- Trường trung học phổ thông thực hiện
chương trình cập nhật danh sách học sinh tuyển sinh 10 thống nhất toàn thành phố.
Khi học sinh nộp hồ sơ, trường đánh dấu vào ô nộp hồ sơ
trong chương trình trước khi in danh sách nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.2. In danh sách trúng tuyển
- Trường trung học phổ thông in 2
bản và đóng bìa,
khi in trường trung học phổ thông nhập các thông tin sau vào chương trình:
- Năm học: 2022 - 2023
- Họ tên Người lập bảng: Nhập Họ tên
Người lập bảng.
- Họ tên Hiệu trưởng: Nhập Họ tên Hiệu trưởng.
- Họ tên Phó Giám đốc: Lê Hoài Nam.
- Danh sách được in khổ ngang giấy A4
(Top = 2,5cm; Bottom = 2,5cm; Left = 3cm; Right = 2,5cm). Đóng bìa theo lề trái.
- Nội dung trang bìa theo mẫu có
trong chương trình với đầy đủ thông tin.