BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 10945/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn thi và cấp Giấy chứng nhận
Nghề phổ thông
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2008
|
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ chức thi Nghề
phổ thông từ năm học 2008 - 2009 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG
1. Hằng năm, Sở
GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông (NPT)
cho học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đã học NPT tại
trường hoặc tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (TTKTTH-HN), cơ sở dạy
nghề được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học theo chương trình NPT do Bộ GDĐT ban
hành hoặc cho phép thực hiện.
2. Kế hoạch tổ chức
thi do các Sở GDĐT quyết định và thông báo từ đầu năm học. Các Sở GDĐT bố trí
thời gian tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận NPT vào kỳ nghỉ hè sau khi kết
thúc năm học hoặc vào tháng 3 hằng năm.
3. Giấy chứng nhận
NPT của học sinh được cấp ở cấp học nào thì được bảo lưu trong cấp học đó để hưởng
chế độ khuyến khích khi xét công nhận tốt nghiệp THCS, tuyển sinh THPT, thi tốt
nghiệp THPT.
4. Học sinh được cấp
Giấy chứng nhận NPT được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Quyết định số
08/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/3/2008, quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp
THCS ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 và tuyển
sinh THPT theo quy định tại Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành
kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
II. TỔ CHỨC THI
VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỀ PHỔ THÔNG
1. Đối tượng và điều
kiện dự thi của thí sinh
a) Đối tượng dự
thi: Là học sinh đang học tại các trường THCS, THPT đã hoàn thành chương trình
NPT và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học.
b) Điều kiện dự
thi:
- Đã học hết
chương trình NPT theo quy định (cấp THCS: 70 tiết, cấp THPT: 105 tiết)
và có điểm tổng kết NPT từ trung bình (5,0 điểm) trở lên;
- Không nghỉ học
quá 10% tổng số tiết của chương trình NPT (cấp THCS nghỉ học không quá 7 tiết,
cấp THPT nghỉ học không quá 11 tiết).
2. Danh sách thí
sinh dự thi
Danh sách thí sinh
dự thi do cơ sở dạy NPT lập, ghi rõ điểm tổng kết NPT, lập theo từng NPT, từng
trường THCS, THPT với mẫu do Sở GDĐT ban hành. Nếu học sinh học NPT tại
TTKTTH-HN hoặc cơ sở dạy nghề thì phải đồng thời có xác nhận của lãnh đạo cơ sở
dạy NPT và xác nhận của Hiệu trưởng trường THCS, THPT. Danh sách phải có chữ
ký, đóng dấu và gửi báo cáo với Sở GDĐT trước khi tổ chức thi theo thời hạn do
Sở GDĐT quy định.
3. Nội dung thi và
các bài thi
a) Nội dung thi
trong phạm vi chương trình một trong các NPT do Bộ GDĐT ban hành hoặc cho phép
thực hiện.
b) Học sinh phải
hoàn thành 2 bài thi:
- Bài thi lý thuyết
theo đề tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc đề có phần tự luận và phần trắc nghiệm,
thời gian làm bài thi là 45 phút, điểm hệ số 1;
- Bài thi thực
hành: Thời gian làm bài thi do Sở GDĐT quy định cho từng NPT (thời lượng: 60;
90; 120; 150 hoặc 180 phút), điểm hệ số 3.
c) Điểm thi NPT là
trung bình cộng của điểm bài thi lý thuyết và điểm bài thi thực hành, sau khi
đã tính theo hệ số tương ứng. Nếu các bài thi chấm theo thang điểm khác thì khi
tính điểm NPT phải quy đổi ra thang điểm 10.
4. Thành lập Hội đồng
thi và tổ chức quản lý thi
a) Giám đốc Sở
GDĐT ra quyết định thành lập một Hội đồng thi NPT chung của tỉnh (thành phố) hoặc
riêng cho từng đơn vị cấp huyện hoặc cụm trường do cán bộ Lãnh đạo Sở GDĐT làm
Chủ tịch, nếu thành lập nhiều Hội đồng, có thể chọn một số Giám đốc TTKTTH-HN cấp
tỉnh, cấp huyện, Hiệu trưởng THPT, Trưởng phòng GDĐT làm Chủ tịch. Mỗi Hội đồng
thi gồm có Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi.
b) Giám đốc Sở
GDĐT vận dụng Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành để ban hành văn bản quy định
về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi NPT và trình tự, thủ tục tiến
hành các khâu công tác tổ chức kỳ thi, trong đó có công tác thanh tra thi; phê
duyệt kết quả thi NPT và danh sách học sinh được cấp Giấy chứng nhận NPT; chỉ đạo
cấp phát Giấy chứng nhận NPT; chỉ đạo việc lưu trữ hồ sơ thi NPT theo quy định
lưu trữ hồ sơ các kỳ thi.
5. Xếp loại kết quả
thi và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông
a) Học sinh đạt điểm
trung bình 2 bài thi từ 5,0 trở lên, không có bài thi điểm dưới 3,0 thì được
công nhận kết quả và xếp loại theo tiêu chuẩn sau đây:
- Loại Giỏi: Điểm
trung bình 2 bài thi đạt từ 9,0 đến 10;
- Loại Khá: Điểm
trung bình 2 bài thi đạt từ 7,0 đến dưới 9,0; điểm bài lý thuyết từ 5,0 trở
lên;
- Loại Trung bình:
Các trường hợp được công nhận kết quả NPT còn lại.
b) Học sinh được
công nhận kết quả thi NPT thì được cấp Giấy chứng nhận NPT, trong đó ghi rõ kết
quả xếp loại Giỏi, Khá hoặc Trung bình. Giấy chứng nhận NPT do Giám đốc hoặc
Phó Giám đốc Sở GDĐT ký (theo mẫu hiện hành).
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Về tổ chức dạy
học và đánh giá kết quả học tập Nghề phổ thông
Việc tổ chức thực
hiện chương trình và đánh giá kết quả học tập NPT, thực hiện theo hướng dẫn tại
mục B.I.2 văn bản số 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008 của Bộ
GDĐT. Để phù hợp với tâm sinh lý học sinh và điều kiện học tập, đối với cấp
THCS, việc học NPT chỉ tổ chức ở lớp 8.
2. Về tổ chức thi
và cấp Giấy chứng nhận Nghề phổ thông
a) Trách nhiệm của Sở GDĐT:
- Giám đốc Sở GDĐT quyết định kế
hoạch tổ chức thi NPT, thông báo trước thời gian tổ chức thi muộn nhất là 90
ngày; thành lập Hội đồng thi NPT; căn cứ kết quả thi để cấp Giấy chứng nhận NPT
cho học sinh đủ tiêu chuẩn;
- Sở GDĐT báo cáo với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức thi NPT và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt phần kinh phí chi từ ngân sách nhà nước và khoản được thu của thí
sinh dự thi NPT để tổ chức thi.
b) Trách nhiệm của các bộ phận
công tác của Sở GDĐT và trường THCS, THPT, TTKTTH-HN, cơ sở dạy nghề được giao
thực hiện chương trình NPT:
- Phòng GDTrH chủ trì phối hợp với
các bộ phận liên quan giúp lãnh đạo Sở GDĐT chỉ đạo chặt chẽ việc dạy học, bảo
đảm yêu cầu của chương trình, nhất là khâu thực hành; tổ chức thật nghiêm túc kỳ
thi và cấp Giấy chứng nhận NPT;
- Các trường THCS, THPT được
giao dạy NPT đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, ghi vào Sổ Gọi tên và
ghi điểm, Học bạ theo quy định (cấp THCS ghi vào cột "Tự chọn").
Các TTKTTH-HN, cơ sở dạy nghề được giao thực hiện chương trình NPT lập Phiếu
ghi điểm NPT cho học sinh (có mẫu kèm theo).
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT tổ
chức tốt việc thực hiện chương trình NPT; tổ chức thi và cấp Giấy chứng nhận
NPT; tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá chặt chẽ để bảo đảm chất lượng công
tác này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo để Bộ
GDĐT chỉ đạo giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
CƠ
SỞ DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG
........................................................
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
PHIẾU GHI ĐIỂM
VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ HỌC TẬP NGHỀ PHỔ THÔNG
(Kèm theo công văn số 10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2008 của Bộ GDĐT về
hướng dẫn thi và cấp Giấy chúng nhận Nghề phổ thông, dùng để theo dõi quá trình
học NPT của học sinh và bàn giao kết quả cho trường THCS / THPT)
Họ và tên học
sinh: ..............................................................................................................
Của trường THCS /
THPT: ...................................................... Lớp:
.................................
Học nghề phổ thông
(NPT):.............................................. Năm học:
..................................
1. Điểm đạt được
trong quá trình học NPT (số lần kiểm tra theo quy định của Quy chế)
Điểm
kiểm tra lý thuyết
|
Điểm
kiểm tra thực hành
|
Ngày KT: .............. Điểm:
.......... Hệ số: ...........
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
|
Ngày KT: .............. Điểm:
.......... Hệ số: ...........
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
|
2. Điểm tổng kết sau khi hoàn
thành chương trình NPT: ....................................................
(Bằng chữ:
.........................................................................................................................
)
3. Nhận xét của giáo viên phụ
trách lớp NPT (về tinh thần, thái độ và năng lực học tập)
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
|
(Ghi
rõ ngày tháng, ký và ghi họ tên)
XÁC
NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO CƠ SỞ DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG
(Ghi
rõ ngày tháng, ký, ghi họ tên và đóng dấu)
|