Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 5076/LĐTBXH-PC 2020 rà soát Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Số hiệu: 5076/LĐTBXH-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 28/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5076/LĐTBXH-PC
V/v rà soát, cập nhật Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trả lời Công văn số 7438/BKHĐT-ĐKKD ngày 9/11/2020 của quý Bộ về việc rà soát, cập nhật Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã rà soát và cập nhật các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Phụ lục gửi kèm Công văn này)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng gửi quý Bộ để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Trung tâm thông tin (để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ);
- Lưu: VT, PC;

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Công văn số 5076/LĐTBXH-PC ngày 28 tháng 12 năm 2020)

STT

NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GHI CHÚ

1

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp

I. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP .

II. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và điểm a, b Khoản 3 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đt sử dụng ti thiu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tđồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP .

6. Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;

7. Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, knăng giảng dạy cho người khuyết tật.

III. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Việc thành lập phân hiệu căn cứ vào ngành, nghề, trình độ và quy mô đào tạo sẽ tổ chức đào tạo tại phân hiệu.

2. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Luật giáo dục nghề nghiệp.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 10 như sau:

“a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động

IV. Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Phù hp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đcác điều kiện sau:

a) Quy mô đào tạo:

- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm.

- Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm.

- Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

b) Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2; đối với trường trung cấp là 20.000m2; đối với trường cao đẳng 50.000m2.

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng.

- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng.

- Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đạo tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

V. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

* Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đcác điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nht là 04 m2/chỗ học;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo

d) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.

Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đthiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên

c) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Điều kiện cấp giấy chng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

- Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

a) Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

b) Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).

c) Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.

d) Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

đ) Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

e) Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.

g) Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.

h) Đi tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

i) Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghnghiệp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

Điều kiện, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 Nghị định này

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chhọc;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.

Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

Có đphòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên

c) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đvề số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tư thục và trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

- Khoản 3 Điều 16, Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp

- Điều 3, 4, 5, 10, 14, 18 Nghị định 143/2016/NĐ-CP

- Khoản 1, 3, 4, 6, 8 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP

- Khoản 6 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP .

 

2

Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề

Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chkỹ năng nghề quốc gia phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Có cơ sở vật chất (phòng chuyên môn, kỹ thuật và nhà, xưởng, mặt bằng) và trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành, bảo đảm tương ứng với số lượng người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong một đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ thuật hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động ở một bậc trình độ kỹ năng của mi nghề thực hiện trong cùng một thời điểm.

b) Có hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng Internet, bảo đảm cho việc quan sát, theo dõi, giám sát được tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiến thức và kiểm tra thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự

c) Có trang thông tin điện tử riêng bảo đảm cho người lao động có thể đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tuyến.

2. Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.

- Điều 3 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ,

- Khoản 1 Điều 3 nghị định số 140/2018/NĐ-CP

 

3

Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

I. Điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động:

1. Tổ chức huấn luyện dược phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:

a) Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;

b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 4, 5 và 6;

c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.

2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

c) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;

d) Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.

4. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng C như sau:

a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.

II. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4. Huấn luyện thực hành:

a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kthuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.

6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa lập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người hun luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người hun luyện sơ cấp cứu.

7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa hun luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Khoản 11 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP (sửa đổi Điều 26 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP).

Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP .

 

4

Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Có vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ đồng.

- Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.

- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nhân viên nghiệp vụ phải đáp ứng điều kiện về nhân thân, hợp đồng lao động, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.

- Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về nhân thân, có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

- Có 01 tỷ đồng ký qutại Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Điều 8, 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đng.

- Điều 6, 7, 8, 9, 10 Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 3/4/2020

 

5

Kinh doanh dịch vụ việc làm

Điều kiện hoạt động là phải giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

- Doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

- Khoản 1, 3 Điều 7, Điều 8, Điều 10 Nghị định số 52/2014/NĐ-CP

- Điều 12 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP

 

6

Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện

I. Điều kiện hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe:

1. Về cơ sở vật chất

a) Có nơi tiếp nhận người nghiện; có khu vực thực hiện cắt cơn, giải độc, cấp cứu có diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; khu vực theo dõi phục hồi sau cắt cơn: Diện tích sử dụng tối thiểu 5 m2/người cai nghiện, có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ sinh chung, giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) để có thể bảo đảm thời gian lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn, giải độc;

b) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khỏe, phục hồi sức khỏe sau cắt cơn, giải độc và các thiết bị theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; có thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa và các loại thuốc cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế;

c) Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần.

2. Về nhân sự:

a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chhoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy;

b) Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chhành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.

II. Điều kiện đối với cơ sở thực hiện giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện

1. Về cơ sở vật chất

a) Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi và phục hồi sức khỏe sau cắt cơn giải độc. Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tui, phụ nữ, người mc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần;

b) Có nơi học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy;

c) Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy.

2. Về nhân sự:

a) Người phụ trách chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: xã hội học, tâm lý học, y tế; có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy; là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cai nghiện;

b) Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, với chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.”

III. Điều kiện đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện:

1. Về cơ sở vật cht:

Cơ sở thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ-CP .

2. Về nhân sự:

a) Người đứng đầu và người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện tự nguyện phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ-CP .

b) Các điều kiện về nhân sự khác quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ-CP .

- Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ-CP

- Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP

 

7

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động

Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp;

b) Không có án tích;

c) Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 5 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP

 

8

Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:

1. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a. Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

b. Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhn đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

c. Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.

2. Các thiết bị, nhân lực nêu tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP (sửa đổi , bổ sung Điều 4 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP)

 

9

Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Điều kiện thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

1. Điều kiện chung

Tổ chức chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau đây:

1.1. Có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

1.2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và kiểm định viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đĐiều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức trong nước là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp

2.1. Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2. Có trụ sở ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm; có đủ phòng làm việc cho kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8 m2/người; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2.3. Người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2.4. Có ít nhất 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định.

2.5. Có trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định, trong đó có nội dung, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức nước ngoài

3.1. Đáp ứng các Điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3.2. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 5 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động kiểm định.

4. Điều kiện đối với người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định

4.1. Là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức kiểm định là đơn vị sự nghiệp; tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc của tổ chức kiểm định là doanh nghiệp.

4.2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có án tích, có phiếu lý lịch tư pháp theo quy định đối với công dân Việt Nam, có giấy tờ chứng minh không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với công dân nước ngoài.

4.3. Có thẻ kiểm định viên còn thời hạn sử dụng.

- Khoản 3 Điều 66 Luật Giáo dục nghề nghiệp

- Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định 49/2018/NĐ-CP

 

10

Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

I. Điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

2. Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

a) Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Trường hợp cấp bằng, chng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

c) Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

b) Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

4. Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đy đchương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

a) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định này phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

b) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định này phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

c) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 của Nghị định này phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;

d) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

đ) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

e) Tlệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

6. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

b) Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

c) Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.

II. Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

2. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cthể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tđồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

5. Chương trình đào tạo:

a) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;

c) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.

2. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật

Trường hợp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1. Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.

2. Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.

3. Mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

III. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động văn phòng đại diện

Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP

Điều 9, 10, 11 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP

Điều 29 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP

 

11

Kinh doanh dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em

Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.

4. Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.

Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5076/LĐTBXH-PC ngày 28/12/2020 về rà soát, cập nhật Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


454

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!