BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 440/TCT-CS
V/v Chính sách thuế GTGT, TNDN.
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2013
|
Kính
gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Trả lời công văn số 5019/CT-TTHT
ngày 20/9/2012 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai báo cáo một số vướng mắc khó khăn của
doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Tổng cục Thuế có ý kiến
như sau:
Câu 1
Đề nghị Tổng cục Thuế xem xét chi
phí đóng góp làm đường giao thông đi ngang qua doanh nghiệp do UBND tỉnh chỉ
định, đề nghị cho hạch toán vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN.
Trả lời
Tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế TNDN
số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội quy định:
"Điều 9. Các khoản chi được
trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
1. Trừ các khoản chi quy định tại
khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng
từ theo quy định của pháp luật".
Theo quy định tại tiết o khoản 2
Điều 9 Luật thuế TNDN số 14 nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chỉ
có các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm
nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật được tính vào chi
phí được trừ khi tính xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Căn cứ các quy định nêu trên thì,
trường hợp Công ty có các chi phí đóng góp làm đường giao thông đi ngang qua
doanh nghiệp do UBND tỉnh chỉ định thì khoản đóng góp này không thuộc một trong
các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm
nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật nên khoản đóng góp
này của Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế TNDN.
Câu 2
Doanh nghiệp tư nhân Ngô Ánh đề
nghị được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với các vật tư mua lẻ ngoài thị trường
bằng tiền mặt có giá trị trên 20 triệu đồng.
Trả lời
Tiết b, Khoản 2, Điều 12 Luật Thuế
GTGT số 13/2008/QH12 quy định Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
như sau:
"b) Có chứng từ thanh toán qua
ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần
có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;"
Căn cứ quy định trên, các hóa đơn
mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (theo giá đã có
thuế GTGT) được thanh toán bằng tiền mặt không đủ điều kiện được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào.
Câu 3
Ngày 9/8/2012 họp với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất chế biến gỗ, doanh nghiệp kiến nghị
xem xét chi phí tăng ca vượt quy định có được xác định là chi phí hợp lệ khi
xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Trả lời
Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định
122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 124/2008/NĐ-CP như sau:
"5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1
Điều 9 như sau:
"1. Trừ các khoản chi quy định
tại các điểm a, b, c, d, e, h, i, k khoản 2 Điều 9 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
và khoản 6 Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng
từ theo quy định của pháp luật.
…".
Tại Điểm n Khoản 6 Điều 1 Nghị định
122/2011/NĐ-CP nêu trên quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế TNDN như sau:
"n) Tiền lương, tiền công của
chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực
tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản
hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc
không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền
thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều
kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao
động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty,
Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc
quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.".
Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số
109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 195/CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định một số điều của Bộ
luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định:
"1. …. Tổng số thời giờ làm
thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy
định tại khoản 3 Điều này.
…
3. Trường hợp đặc biệt được làm
thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:
a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt,
may, da, giày và chế biến thủy sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách,
không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ
của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ
trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định
sau:
- Phải thỏa thuận với người lao
động;
- Nếu người lao động làm việc trong
ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ
thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca
làm việc bình thường;
- Trong 7 ngày liên tục, người sử
dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên
tục."
Tại Điều 6 Thông tư số
123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định khoản chi được trừ và không được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
"1. Trừ các khoản chi nêu tại
Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng
từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.5. Chi tiền lương, tiền công,
tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các
khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ
thanh toán theo quy định của pháp luật.".
Căn cứ quy định nêu trên, nếu doanh
nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở
Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm
giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động
và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Câu 4
Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai
D&F đề xuất chấp nhận hóa đơn được in trên máy tính không cần gạch chéo
phần bỏ trống (nếu có) vì chương trình phần mềm của doanh nghiệp không thiết kế
được chức năng gạch chéo.
Trả lời:
Về nội dung vướng mắc đơn vị nêu,
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 6599/CT-TTHT ngày 31/08/2012
thay thế công văn số 4395/CT-TTHT ngày 13/06/2012 là phù hợp.
Câu 5
Theo báo cáo của UBND huyện Xuân
Lộc thì hiện nay có hộ sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, hạt điều có lượng
hàng tồn kho lớn. Cục Thuế đề nghị xem xét điều kiện của các hộ sản xuất kinh
doanh chế biến nông sản, hạt điều đã có đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế
đầy đủ được gia hạn nộp thuế GTGT theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
10/5/2012 của Chính phủ và giảm 30% thuế TNDN theo Nghị quyết số 29/2012/QH13
của Quốc hội theo loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/06/2009 của Chính phủ.
Trả lời:
Tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số
83/2012/TT-BTC ngày 23/05/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện việc miễn,
giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 13/NQ-CP
ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường quy định các đối tượng được gia hạn nộp thuế giá
trị gia tăng như sau:
"1. Gia hạn 06 tháng thời hạn
nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 (không
bao gồm thuế GTGT ở khâu nhập khẩu) đối với các doanh nghiệp đang thực hiện nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuộc các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm
cả hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa), không bao gồm
doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực; xổ số, chứng khoán, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng I, hạng đặc biệt thuộc các Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty.
b) Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản
xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh
kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có sử dụng nhiều
lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động)".
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông
tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về
ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân
quy định:
"1. Giảm 30% số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm
cả hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa).
b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản,
dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã
hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về
vốn hoặc lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa".
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành
ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Căn cứ các quy định nêu trên,
trường hợp các hộ sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, hạt điều (đã có đăng
ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế đầy đủ) nhưng không hoạt động theo quy định
của Luật doanh nghiệp và không phải đối tượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy
định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính
phủ thì không thuộc đối tượng được gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị
gia tăng của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 và không được giảm 30% số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 theo quy định tại Nghị quyết số
29/2012/QH13.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế
tỉnh Đồng Nai biết.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|