BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4222/TCT-KK
V/v: vướng mắc về hoàn thuế GTGT khi
sáp nhập.
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 10
năm 2019
|
Kính
gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số
2464/CT-TTHT ngày 27/11/2018 của Cục thuế tỉnh Bình Định về việc vướng mắc về hoàn thuế GTGT khi sáp nhập, Tổng cục Thuế
có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1, 2
và 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày
26/11/2014 quy định về sáp nhập doanh nghiệp:
“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể
sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được
quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị
hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập
phải có các nội dung
chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính
của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều
kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều
kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu
của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái
phiếu của công ty nhận
sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các
công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh
nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải
được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp,
công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm
về các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực
hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy
tờ sau đây:
a) Hợp đồng sáp nhập;
b) Nghị quyết và biên bản họp
thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
c) Nghị quyết và biên bản họp
thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty
nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của
công ty bị sáp nhập.”
Tại Khoản 1 Điều
54 và Khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế quy định về hoàn
thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:
“Điều 54. Hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1.
Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được
thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Điều 55. Hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế trong trường hợp
tổ chức lại doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất,
bị sáp nhập có trách
nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp; nếu chưa
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới
được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận
sáp nhập có trách nhiệm
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.”
Tại Khoản 3 Điều
22 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về đăng ký thuế trong trường hợp sáp nhập:
“3. Sáp nhập tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế nhận sáp nhập sẽ
giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức kinh tế bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực
mã số thuế.
a) Tổ chức kinh tế bị sáp nhập:
Khi có Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương
đương, các tổ chức kinh tế bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ
quan thuế theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã
số thuế của tổ chức
kinh tế bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức kinh tế bị sáp nhập theo quy định tại Điều 18
Thông tư này.
b) Tổ chức kinh tế nhận sáp nhập:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm
việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức kinh tế nhận sáp nhập phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký
thuế (trường hợp sáp nhập phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế).”
Căn cứ hệ thống thông tin ngành thuế,
Tổng cục thuế nhận thấy có sự liên hệ giữa 2 người đại diện pháp luật của Công
ty Cổ Phần Thương mại Việt Phước và Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Tân
Việt.
Căn cứ các quy định nêu trên, yêu cầu
Cục thuế tỉnh Bình Định phân tích rủi ro, kiểm tra tình hình thực tế số
thuế còn được khấu trừ, để thực hiện thủ tục về thuế khi sáp nhập Công ty Cổ Phần Thương mại Việt Phước vào Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Tân Việt theo
quy định, cần chặt chẽ tránh gây thất thoát cho Ngân sách nhà nước.
Cục thuế tỉnh Bình Định phối hợp với
Sở Kế Hoạch và Đầu tư Bình Định rà soát, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục
chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập theo quy định tại Khoản
1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh
Bình Định được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Phi Vân Tuấn (để b/c);
- Vụ TTKT, CS, PC (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, KK (2b).
|
TL.TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI & KẾ TOÁN THUẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thu Hà
|