BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3263/BTC-CST
V/v kiến nghị của các doanh
nghiệp Quý 4 năm 2016.
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam;
- Công ty xi măng Nghi Sơn;
- Công ty CP phát triển chăn nuôi Hòa Phát;
- Công ty CP gia cầm Hòa Phát;
- Công ty cổ phần Thông Quảng Ninh.
|
Bộ Tài chính nhận được công văn số
947/VPCP-ĐMDN ngày 7/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của các
doanh nghiệp quý 4 năm 2016 tại công văn số 98/PTM-VP ngày 13/01/2017 của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị
11/CT-TTg và Nghị quyết số 35/NQ-CP trong tháng 10/2016. Về vấn đề này, Bộ Tài
chính có ý kiến như sau:
1. Kiến nghị về áp dụng các quy định
tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
ngày 01/9/2016 đối với mặt hàng xi măng và clanh-ke xuất khẩu:
Bộ Tài chính xin trả lời:
- Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Tại khoản 1 Điều 1 Luật
số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có quy định về đối tượng không chịu thuế
GTGT như sau:
“23. Sản phẩm xuất khẩu là tài
nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất
khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài
nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm
từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”
Tại khoản 4 Điều 1 Nghị
định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có quy định
đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau (sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013):
“11 Sản phẩm xuất khẩu là tài
nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến
thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí
năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ
tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài
nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng
lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.
Tài nguyên, khoáng sản quy định tại
khoản này là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên;
khí than.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản là
giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản
trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên,
khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng
chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu,
điện năng, nhiệt năng;
Việc xác định trị giá tài nguyên,
khoáng sản và chi phí năng lượng căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh
nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương
án đầu tư.
Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản
này.”
- Về thuế nhập khẩu:
Tại khoản 2 Điều 15
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định:
“Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi
phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm căn cứ vào quy định về xác định sản
phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ
51% giá thành sản phẩm trở lên quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt và Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn Nghị định này”.
Để hướng dẫn thống nhất, ngày 16/01/2017,
Bộ Tài chính đã có công văn số 609/BTC-CST xin ý kiến các Bộ (Tư pháp, Công
Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư); UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Chính phủ về chính sách thuế GTGT đối
với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản (trong đó bao gồm
mặt hàng xi măng và clanh - ke xuất khẩu). Sau khi có ý kiến của các Bộ ngành,
địa phương, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
xử lý thống nhất thuế GTGT và thuế nhập khẩu.
2. Đề nghị Chính phủ miễn thuế
GTGT cho các thiết bị, máy móc, công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Nội dung kiến nghị:
Chính sách thuế dành cho các doanh
nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp còn bất cập. Công ty CP phát triển chăn
nuôi Hòa Phát, Công ty CP gia cầm Hòa Phát (thuộc tập đoàn Hòa Phát) kiến nghị
rằng: doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng kho, trại chăn nuôi, nhập
khẩu thiết bị phục vụ chăn nuôi,... với giá trị lớn nhưng không được hoàn thuế
GTGT do sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp là gia súc, gia cầm chưa qua chế biến
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vì thế, doanh nghiệp không được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào. Việc không được hoàn thuế GTGT trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đã làm tăng giá thành sản phẩm cuối cùng, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm,
tăng sức nặng tài chính cho đơn vị chăn nuôi và cuối cùng doanh nghiệp và nông
dân chịu thiệt. Đề nghị Chính phủ miễn thuế GTGT cho các thiết bị, máy móc,
công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bộ Tài chính xin trả lời:
Tại khoản 1 Điều 3 Luật
số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế có quy định
“máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ” thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị
định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật số 71/2014/QH13 và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“1c. Tàu đánh bắt xa bờ; máy móc,
thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: Máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị
san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất
mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun
thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch
củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô;
máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ
chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy
sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy
thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng
khác.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các loại máy chuyên dùng khác
dùng cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
theo quy định tại Khoản này.”
Tại nội dung kiến nghị của doanh nghiệp
không nêu cụ thể máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi là những loại nào, đề nghị
doanh nghiệp có công văn gửi về Bộ Tài chính nêu cụ thể các loại máy móc, thiết
bị, trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các Bộ chuyên ngành khác để xác định chính sách thuế GTGT phù hợp.
3. Kiến nghi về bất hợp lý trong
chính sách thuế xuất khẩu và mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng nguyên liệu nhựa
thông (chưa qua chế biến) xuất khẩu sang Trung Quốc:
Nội dung kiến nghị:
Công ty Cổ phần Thông Quảng Ninh là doanh
nghiệp chế biến nhựa thông lớn nhất Việt Nam với sáu dây chuyền chế biến có
công suất trên 45.000 tấn nhựa thông/năm với trên 98% số lượng sản phẩm được chế
biến từ nhựa thông là xuất khẩu trực tiếp. Ngoài khai thác, thu mua nhựa gắn với
quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn nguyên liệu tại các địa phương có rừng
thông trên cả nước, Công ty còn xúc tiến nhập khẩu nguyên liệu nhựa thô chưa
qua chế biến từ nhiều nước khác về phục vụ sản xuất.
Hiện tại Công ty đang nhập khẩu
nguyên liệu nhựa thông thô xuất xứ từ các nước ASEAN với mức thuế suất thuế
GTGT 5%, nhập khẩu nguyên liệu nhựa thông thô xuất xứ từ các nước khác như
Srilanka, Nicaragua, Brazil với các mức suất thuế GTGT 5% và thuế nhập khẩu 5%.
Việc phải nhập khẩu nguyên liệu do số lượng nhựa thông trong nước chưa đáp ứng
đủ nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp chế biến bắt buộc phải
nhập khẩu để đảm bảo duy trì ổn định sản xuất.
Tuy nhiên thực tế điều tra của doanh
nghiệp, hàng năm lại có khoảng hơn 10.000 tấn nguyên liệu nhựa thông (chủ yếu
nhựa thông Mã Vĩ) ở các tỉnh phía Bắc được bán sang Trung Quốc qua đường
tiểu ngạch tại cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn chỉ với thuế xuất khẩu
0%. Đây là nghịch lý trong công tác điều hành quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Công ty có câu hỏi: Theo quy định về
chính xuất nhập khẩu và hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước, mặt
hàng nhựa thông thô chưa qua chế biến do các thương lái Việt Nam và Trung Quốc
sang Việt Nam mua bán và vận chuyển về Trung Quốc hàng năm qua các cửa khẩu có
phải nộp thuế xuất khẩu hay không và mức thuế suất của thuế xuất khẩu mặt hàng
này chính thức là bao nhiêu? Nếu thuế xuất khẩu chỉ mức 0% là không công bằng đối
với các doanh nghiệp chế biến nhựa thông trong nước đang phải nộp mức thuế cao
cho nhập khẩu nguyên liệu. Nếu mức thuế xuất khẩu là 5% thì với khoảng 10.000 tấn
nguyên liệu nhựa thô xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sẽ tăng
thu cho ngân sách hàng chục tỷ đồng, đồng thời bảo hộ nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trong nước.
Bộ Tài chính xin trả lời:
- Theo danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng nhựa thông không được định danh cụ thể mà xếp cùng
các mặt hàng khác thuộc mã hàng 1301.90.90 - Loại khác (nhóm 13.01: Nhựa cánh
kiến đỏ; gôm, nhựa cây, nhựa gôm và nhựa dầu tự nhiên (ví dụ, nhựa cây từ cây
balsam)).
- Về thuế xuất khẩu:
Mặt hàng nhựa thông là sản phẩm của
các hộ trồng rừng và thuộc diện chưa qua chế biến. Nhà nước không thu thuế xuất
khẩu đối với mặt hàng này nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, gia tăng kim ngạch xuất
khẩu.
Từ 01/9/2016, theo Biểu thuế xuất khẩu
theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng
nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
107/2016/QH13 không có nhóm 13.01. Theo đó, mặt hàng nhựa thông khi xuất khẩu
không phải chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp cần tăng thuế xuất khẩu thì phải sửa
Luật (thẩm quyền của Quốc hội).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,
kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thuộc mã hàng 1301.90.90 (bao gồm cả mặt
hàng nhựa thông) năm 2015 đạt 144.628 USD (trong đó xuất sang thị trường Trung
Quốc là 839.69 USD); năm 2016 đạt 701.742 USD (trong đó xuất sang thị trường
Trung Quốc là 546.500 USD). Kim ngạch nhập khẩu mã hàng 1301.90.90 (bao gồm cả
mặt hàng nhựa thông) năm 2015 đạt 7,8 triệu USD, năm 2016 đạt 11,2 triệu USD.
- Về thuế nhập khẩu:
Theo Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm
theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, mặt hàng nhựa thông, mã hàng
1301.90.90 có mức thuế nhập khẩu MFN là 5%, bằng mức cam kết WTO; mức thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA, ACFTA, AKFTA là 0%.
Mức thuế nhập khẩu MFN 5% được quy định
do trong nước đã sản xuất được mặt hàng nhựa thông, do vậy cần quy định mức thuế
suất phù hợp để bảo hộ lợi ích của hộ trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp sử
dụng tiêu dùng nguyên liệu, sản phẩm trong nước. Trong trường hợp nguồn nguyên
liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, doanh nghiệp có thể tìm mua nguồn sản
phẩm tại các thị trường có ký kết thỏa thuận thương mại với Việt Nam để hưởng mức
suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% (ví dụ nhập từ các nước ASEAN, Trung Quốc,
Hàn Quốc).
Bộ Tài chính trả lời Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam để biết và thông báo cho các doanh nghiệp để thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- TCT; Vụ PC; TCHQ;
- Lưu: VT, Vụ CST(CST2).
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ
Phạm Đình Thi
|