TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2737/CT-TTHT
V/v
xác định chi phí hợp lý
|
Hà Nội,
ngày 18 tháng 01 năm 2018
|
Kính gửi: Cổng thông
tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu
chuyển số 1172/PC-TCT ngày 21/12/2017 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc
giả Nguyễn Lương ở Hà Nội do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến
theo số phiếu 1215-41/THTK- DVC (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính
sách thuế. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy
định:
“Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc
sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử
dụng; hết giá trị sử dụng.
…
Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa
đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập
khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ
quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn do cơ quan thuế
bán hoặc cấp và trường hợp được ủy quyền lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông
tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội
dung bắt buộc; lập
hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của
hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác
định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
…
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá
nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế,
gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào
không có chứng từ... ”
- Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC
ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính, quy định:
+ Tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6
Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông
tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ
và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ
nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất; kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng
từ hợp pháp theo quy định
của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng
hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã
bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt
Chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị
gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng
lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi
trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí,
doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm
chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ
không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ
tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong
trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định
thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
…”
- Căn cứ Luật doanh nghiệp số
68/2017/QH13 ngày 26/11/2014, quy định:
"Điều 200. Tạm ngừng
kinh doanh
1. Doanh nghiệp có
quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời
hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất
15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng
trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh
doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh
nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian tạm ngưng kinh
doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp
tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách
hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người
lao động có thỏa thuận khác.
Điều 205. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định
giải thể
1. Kể từ khi có
quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người
quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
…
d) Ký kết hợp đồng mới trừ
trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
…
e) Chấm dứt thực hiện
hợp đồng đã có hiệu
lực;
…”
Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế
TP Hà Nội hướng dẫn Độc
giả như sau:
Trường hợp Công ty của độc giả ký hợp
đồng thuê dịch vụ dọn vệ sinh từ tháng 03/2016 đến tháng 03/2017. Hợp đồng đã
thanh lý và thanh toán tất cả các khoản phí qua ngân hàng, Bên cung cấp dịch vụ
đã xuất hóa đơn cho Công
ty.
Tuy nhiên, tháng 01/2017 bên cung cấp
dịch vụ dọn vệ sinh đã có thông báo ngừng hoạt động với cơ quan thuế thì:
- Trường hợp, Bên cung cấp dịch vụ dọn
vệ sinh đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, xuất hóa đơn GTGT giao cho Công ty
của Độc giả và Bên cung cấp dịch vụ đã thực hiện kê khai thuế, nộp thuế; lập
báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định thì Công ty được ghi nhận hóa
đơn trên vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Trường hợp, Bên cung cấp dịch vụ dọn
vệ sinh đã có Quyết định giải thể nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp thuế, chưa
lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định thì Công ty đã sử dụng bất
hợp pháp hóa đơn và khoản chi phí nêu trên không được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện
tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT,
TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai
Sơn
|