Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1664-TCT/HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đức Huy
Ngày ban hành: 11/10/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

 TỔNG CỤC THUẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1664-TCT/HTQT

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1994

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ, BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1664-TCT/HTQT NGÀY 11-10-1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Để thi hành các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;

Căn cứ vào nội dung quy định tại các Hiệp định và căn cứ vào thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 trong các Hiệp định;

Tổng cục thuế giải thích và hướng dẫn thực hiện Hiệp định như sau:

A. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Theo quy định tại các Điều 1, 2 và khoản 1 (a), 1 (b) Điều 3 tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì phạm vi áp dụng của các Hiệp định là:

1. Chỉ áp dụng đối với các loại thuế mang tính chất trực thu đánh trên lợi tức hoặc thu nhập. Đó là những loại thuế hiện nay ở Việt Nam đang có hiệu lực như: thuế lợi tức, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập từ tiền bản quyền và những loại thuế tương tự như các loại thuế trên mà ở Việt Nam ban hành sau này (nếu có). Các loại thuế gián thu như thuế doanh thu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu không thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định (thực hiện theo nội luật của Việt Nam).

2. Hiệp định được áp dụng đối với tất cả các đối tượng gồm: các cá nhân, các công ty, xí nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào được coi là công ty, xí nghiệp (theo giác độ thuế)... là đối tượng chịu thuế theo quy định tại luật thuế của Việt Nam cũng như của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

3. Hiệp định chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của Việt Nam và của các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

II. NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký với các nước thông thường có 30 Điều, ngoài ra tuỳ theo từng Hiệp định cụ thể có thể còn có Nghị định thư hoặc công hàm trao đổi kèm theo Hiệp định để giải thích nội dung của một số điều khoản trong Hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải có sự quy định chi tiết hơn. Nghị định thư là một bộ phận của Hiệp định có giá trị pháp lý như các điều khoản của Hiệp định. Còn công hàm trao đổi có giá trị pháp lý thấp hơn, nó có thể được sửa đổi, bổ sung không phải theo các thủ tục như khi sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hiệp định.

Nội dung các điều khoản của Hiệp định được quy định như sau:

1. Nội dung của Điều 1 và Điều 2 quy định đối tượng áp dụng của Hiệp định và các loại thuế áp dụng của Hiệp định.

2. Nội dung của Điều 3 là đưa ra những định nghĩa cho các từ ngữ được dùng trong Hiệp định, như vậy đối với những từ ngữ có thể có nhiều cách hiểu ở các điều khoản khác đều được hiểu theo nội dung đã được định nghĩa tại Điều này, còn những từ ngữ chưa được định nghĩa tại Điều này được hiểu theo nội dung quy định tại luật của Việt Nam và của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tuỳ theo ngữ cảnh cụ thể.

3. Nội dung của Điều 4 quy định các tiêu chuẩn để xác định một cá nhân, một xí nghiệp, công ty... là đối tượng cư trú của Việt Nam hay của Nước ký hiệp định với Việt Nam.

Để thực hiện đúng Hiệp định thì vấn đề đầu tiên là phải xác định một đối tượng có phải là đối tượng cư trú của một trong hai nước hay không, tức là xác định đối tượng đó có phải là đối tượng chịu thuế của Việt Nam hay của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hay không. Sau đó phải xác định tiếp đối tượng đó thuộc đối tượng cư trú của nước nào vì theo quy định ở các điều khoản tại Hiệp định thì nhiều khoản thu nhập chỉ chịu thuế ở nước mà đối tượng đó là đối tượng cư trú hoặc có những khoản thu nhập phải chịu thuế ở cả hai nước những đối với nước mà đối tượng đó không phải là đối tượng cư trú và là đối tượng thực hưởng thì chỉ được đánh thuế theo một mức thuế suất giới hạn quy định tại Hiệp định như những khoản thu nhập quy định tại Điều 10 "Lợi tức cổ phần", Điều 11 "Lãi từ tiền cho vay" và Điều 12 "Tiền bản quyền".

a. Trong trường hợp đối tượng cư trú đó là một cá nhân và là đối tượng cư trú của cả hai nước thì phải căn cứ vào tiêu chuẩn sau đây để xác định đối tượng đó có phải chỉ là đối tượng cư trú của Việt Nam theo Hiệp định này hay không:

+ Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

+ Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai nước nhưng có ở Việt Nam quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn (cha, mẹ, vợ, con) và có quyền lợi kinh tế nhiều hơn ở Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam;

+ Nếu không xác định được các tiêu chuẩn nói trên và cá nhân đó thường xuyên sống ở Việt Nam thì sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam;

+ Nếu cá nhân đó sống thường xuyên ở cả hai nước hoặc cũng không sống thường xuyên ở nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch và nếu trường hợp cá nhân đó chỉ mang quốc tịch của nước thứ ba thì giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính nước kia sẽ xác định cụ thể cá nhân đó là đối tượng cư trú của nước nào thông qua thoả thuận song phương.

b. Trường hợp đối tượng là một công ty, xí nghiệp, hiệp hội... (khác với một cá nhân) là đối tượng cư trú ở cả hai nước thì phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây để xác định đối tượng đó có phải là đối tượng cư trú của Việt Nam hay không:

+ Nếu đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thì là đối tượng cư trú của Việt Nam;

+ Trường hợp đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký ở cả hai nước thì đối tượng đó sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam nếu có ở Việt Nam trụ sở điều hành thực tế.

4. Nội dung của Điều 5 quy định các tiêu chuẩn để xác định một cơ sở thường trú, đây là một nội dung có tính chất quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định bởi vì theo quy định tại Điều 7 thì một công ty nước ngoài chỉ phải chịu thuế lợi tức ở Việt Nam nếu công ty đó hoạt động ở Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú ở Việt Nam tức là có ở Việt Nam một cơ sở thường trú.

Theo quy định của Hiệp định thì từ "cơ sở thường trú" dùng để chỉ một cơ sở kinh doanh cố định mà thông qua cơ sở này một xí nghiệp hoặc công ty nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động của mình tại Việt Nam.

Trừ những trường hợp đặc biệt thì nhìn chung một công ty nước ngoài được coi là cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu:

a. Có ở Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng, nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí... hoặc bất kỳ một địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác;

b. Có ở Việt Nam một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng lắp đặt hay các hoạt động giám sát đối với các địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình và các hoạt động giám sát đó kéo dài trên 183 ngày;

c. Có ở Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý này dành toàn bộ hay hầu hết hoạt động đại lý của mình cho công ty nước ngoài đó;

d. Có ở Việt Nam một đối tượng (bao gồm cá nhân, công ty và bất cứ tổ chức nào) hoạt động tại Việt Nam thay mặt cho xí nghiệp nước ngoài đó trong các trường hợp sau:

* Có và thường xuyên thực hiện thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài;

* Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nhưng thường xuyên đại diện cho công ty thực hiện việc giao hàng hoá tại Việt Nam;

e. Công ty nước ngoài thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua người làm công cho công ty nước ngoài hay một đối tượng khác ở Việt Nam được công ty nước ngoài uỷ nhiệm với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên kéo dài trong một thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng liên tục.

5. Nội dung của Điều 6 "Thu nhập từ bất động sản" quy định tất cả các khoản thu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê các loại bất động sản đều phải nộp thuế tại nước có bất động sản đó. Như vậy, nếu bất động sản ở Việt Nam thì mọi thu nhập phát sinh từ bất động sản đó đều phải nộp thuế tại Việt Nam không phân biệt người thực hưởng thu nhập đó có phải là người cư trú hay công ty đó có cơ sở thường trú ở Việt Nam hay không.

6. Nội dung chính của Điều 7 quy định một công ty nước ngoài chỉ phải nộp thuế ở Việt Nam nếu như công ty đó có một cơ sở thường trú ở Việt Nam và số thuế lợi tức phải nộp ở Việt Nam chỉ được tính trên số lợi tức mà cơ sở thường trú đó mang lại cho công ty nước ngoài.

Nhưng trong thực tế việc xác định lợi tức cho một cơ sở thường trú thường gặp khó khăn do đó nội dung của Điều 7 trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký giữa Việt Nam với các nước thường có các quy định khác với nguyên tắc nói trên như sau:

a. Có thể phân bổ lợi tức của công ty nước ngoài đó cho cơ sở thường trú tại Việt Nam dựa trên một tiêu thức nào đó dễ xác định như doanh thu, số lao động...

Ví dụ: một công ty nước ngoài A có một cơ sở thường trú tại Việt Nam có doanh thu phát sinh tại cơ sở thường trú đó là 100, tổng doanh thu của công ty A là 1.000 và tổng lợi tức của công ty là 300 thì lợi tức của công ty A phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam được xác định như sau:

Doanh thu phát sinh của

Lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam

/cơ sở thường trú của = x Tổng lợi tức

công ty A tại Việt Nam Tổng doanh thu của công ty A của Công ty A

100

/Lợi tức phân bổ cho = x 300 = 30

cơ sở thường trú 1.000

b. Trong trường hợp cơ sở thường trú không cung cấp đủ các cơ sở chính xác cho việc quản lý thu thuế thì có thể áp dụng theo phương pháp khác như là áp dụng một tỷ lệ thuế lợi tức tính trên doanh thu như chế độ hiện hành đã quy định tại Thông tư 30 TC/TCT ngày 18-7-1992 về chế độ thuế áp dụng đối với các nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài và Thông tư số 07 TC/TCT ngày 30-3-1992 về thuế đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

7. Nội dung của Điều 8 "Vận tải biển và vận tải hàng không" quy định lợi tức của một công ty hàng không hoặc công ty tàu biển thu được từ hoạt động vận tải quốc tế (hàng hoá và hành khách) chỉ phải nộp thuế ở nước mà công ty đó là đối tượng cư trú hoặc ở nước mà công ty đó có trụ sở điều hành thực tế.

Ví dụ: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam mặc dù có chuyến bay chở hành khách, hàng hoá từ Việt Nam đi Singapore và chở hành khách, hàng hoá từ Singapore về Việt Nam nhưng chỉ phải nộp thuế lợi tức ở Việt Nam vì hãng hàng không quốc gia Việt Nam là công ty cư trú của Việt Nam và tương tự như vậy hãng hàng không Singapore chỉ phải nộp thuế lợi tức ở Singapore.

8. Nội dung của Điều 9 "Những xí nghiệp liên kết" quy định Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập.

Ví dụ: Một công ty nước ngoài có một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì lúc này mối quan hệ kinh tế giữa công ty nước ngoài đó với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đều không được coi là quan hệ giữa hai xí nghiệp độc lập và như vậy theo quy định của Hiệp định, Việt Nam có quyền tính toán lại các quan hệ kinh tế giữa hai công ty theo nguyên tắc giá thị trường để xác định đúng số lợi tức phát sinh của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

9. Nội dung của các Điều 10 "Lợi tức cổ phần", Điều 11 "Lãi từ tiền cho vay" và Điều 12 "Tiền bản quyền" quy định Việt Nam và nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay và tiền bản quyền theo nguyên tắc đánh thuế tại nguồn.

Ví dụ 1: Công ty A là một công ty cổ phần của Việt Nam trả lợi tức cổ phần cho cổ đông là đối tượng cư trú của Thái Lan (một công ty hoặc một cá nhân của Thái Lan) thì Việt Nam có quyền đánh thuế trên một số tiền lợi tức cổ phần này mặc dù cổ đông đó không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam nhưng tiền lãi cổ phần đó có nguồn gốc phát sinh tại Việt Nam.

Ví dụ 2: Công ty A là một đối tượng cư trú của Việt Nam có vay của công ty B là đối tượng cư trú của Thái Lan một khoản tiền 1.000 đồng với lãi suất 10%/năm, lãi tiền cho vay phát sinh hàng năm là 100 đồng. Khi công ty A trả cho công ty B thì Việt Nam có quyền đánh thuế trên số tiền lãi đó tại Việt Nam vì số tiền lãi đó có nguồn gốc phát sinh tại Việt Nam.

Ví dụ 3: Công ty A là đối tượng cư trú của Thái Lan có chuyển giao công nghệ cho công ty B là đối tượng cư trú của Việt Nam và công ty B phải trả tiền cho công ty A về việc sở hữu hoặc sử dụng công nghệ nói trên thì Việt Nam có quyền đánh thuế tại Việt Nam trên số tiền mà công ty B sẽ trả cho công ty A.

Ngoài nội dung nói trên thì nội dung của các Điều 10, Điều 11 và Điều 12 còn quy định thuế suất giới hạn áp dụng ở mỗi nước trong trường hợp đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng, có nghĩa là đối với các khoản thu nhập từ lợi tức cổ phần, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền thì các nước có quyền đánh thuế đối với những khoản thu nhập đó phát sinh ở nước mình nhưng việc đánh thuế trong trường hợp đó không quá thuế suất đã ghi ở Hiệp định. Trong các Hiệp định Việt Nam đã ký kết với các nước, thuế suất giới hạn nói trên thường là 10%. Thuế suất này thường được quy định ở khoản 2 của Điều 10, 11 và 12 trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

10. Nội dung Điều 13 "Thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản" quy định khoản thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng tài sản có thể bị đánh thuế ở cả hai nước. Tuy nhiên, có một số thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng tài sản chỉ bị đánh thuế ở nước nơi người chuyển nhượng tài sản là người cư trú như các trường hợp sau đây:

* Thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng tài sản là tàu thuỷ hoặc máy bay và các động sản được sử dụng trong hoạt động vận tải quốc tế hay từ việc chuyển nhượng các động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thuỷ hoặc máy bay đó;

* Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu, cổ phần (không bao gồm việc chuyển nhượng các cổ phần, cổ phiếu của một công ty có tài sản bao gồm chủ yếu là bất động sản).

11. Nội dung Điều 14 "Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập" quy định lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh của một cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục, thầy thuốc, bác sĩ phẫu thuật, luật sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên sẽ phải nộp thuế ở cả hai nước nếu người đó có ở nước kia:

- Một hoặc nhiều cơ sở kinh doanh cố định (Văn phòng, trụ sở chính thức hay không chính thức) để thực hiện các hoạt động của mình; hoặc

- Có mặt ở nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại đến 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng liên tục.

12. Nội dung Điều 15 "Hoạt động cá nhân phụ thuộc" quy định các khoản tiền lương, tiền công và các khoản thù lao mang tính chất tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế ở cả hai nước nếu người đó thuộc 1 trong 3 trường hợp sau đây:

* Trường hợp có mặt ở nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng liên tục;

* Trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng chủ lao động hoặc đại diện của chủ lao động trả lương và tiền công cho người đó là một đối tượng cư trú của nước kia.

* Trường hợp người đó có mặt ở nước kia dưới 183 ngày nhưng tiền lương và tiền công do cơ sở thường trú hoặc cơ sở kinh doanh cố định mà chủ lao động có tại nước kia trả.

13. Nội dung của Điều 16 "Thù lao cho giám đốc" quy định các khoản thù lao và các khoản thanh toán tương tự do một công ty, xí nghiệp hay bất cứ một tổ chức tương tự nào là đối tượng cư trú của nước này trả cho cá nhân là người cư trú của nước kia do anh ta đã tham gia giám đốc hoặc thành viên ban giám đốc của công ty trả thù lao thì có thể đánh thuế ở cả hai nước.

Ví dụ: Một xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc một xí nghiệp liên doanh ở Việt Nam trong ban giám đốc có thành viên là người nước ngoài, người nước ngoài đó không là đối tượng cư trú của Việt Nam (ở Việt Nam không quá 183 ngày hoặc không ở ngày nào trong một năm) nhưng theo quy định của điều này thì Việt Nam có quyền đánh thuế đối với khoản thù lao do xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hay xí nghiệp liên doanh nói trên trả cho người đó.

14. Nội dung Điều 17 "Thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên" quy định như sau:

* Một nghệ sĩ hay vận động viên của nước này sang nước kia biểu diễn thì thu nhập phát sinh từ hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên đó tại nước kia có thể bị đánh thuế ở cả hai nước, kể cả trường hợp thu nhập phát sinh tại nước kia được trả trực tiếp cho nghệ sĩ, vận động viên hay trả gián tiếp thông qua đối tượng khác, ví dụ như công ty tổ chức biểu diễn hay các tổ chức đăng cai.

* Một nghệ sĩ hay vận động viên của nước thứ nhất sang nước kia biểu diễn nhưng kinh phí biểu diễn kể cả tiền thù lao cho nghệ sĩ hay vận động viên do chính quyền các cấp của nước thứ nhất đài thọ thì thu nhập của nghệ sĩ và vận động viên đó chỉ phải nộp thuế ở nước thứ nhất.

15. Nội dung của Điều 18 "Tiền lương hưu" quy định bất kỳ khoản lương hưu nào (trừ lương hưu đã quy định ở Điều 19) sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước nơi người nhận lương hưu đối tượng cư trú.

16. Nội dung Điều 19 "Phục vụ Chính phủ" quy định các khoản tiền công và tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc phục vụ cho Nhà nước này tại nước kia sẽ chỉ bị đánh thuế ở một nước theo các nguyên tắc:

1. Đối với tiền lương hưu.

Sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước kia nếu cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú của nước kia vừa mang quốc tịch ở nước kia.

2. Đối với tiền công.

Sẽ chỉ phải nộp thuế ở nước kia nếu cá nhân đó vừa là đối tượng cư trú nước kia và mang quốc tịch của nước kia hoặc cá nhân đó tuy không mang quốc tịch ở nước kia nhưng có thực hiện tại nước kia những công việc khác (ngoài công việc chính là phục vụ cho Nhà nước của nước ấy, ví dụ như làm thuê cho công ty khác hoặc có hoạt động kinh doanh riêng tại nước kia) mà chính vì lý do đó người ấy trở thành đối tượng cư trú của nước kia.

3. Đối với các khoản tiền công, tiền lương hưu trả cho một cá nhân do làm các công việc có liên quan đến kinh doanh của Nhà nước này tại nước kia thì không áp dụng nguyên tắc chỉ đánh thuế ở một nước như nói trên mà vẫn thực hiện việc đánh thuế ở cả hai nước theo nguyên tắc đã quy định tại Điều 15, 16 và Điều 18 của Hiệp định.

17. Nội dung Điều 20 "Thu nhập của sinh viên và thực tập sinh" quy định một sinh viên hay thực tập sinh là đối tượng cư trú của nước thứ nhất sang nước kia chỉ với mục đích là học tập sẽ được miễn thuế ở nước kia đối với:

- Các khoản tiền mà người sinh viên hoặc thực tập sinh đó nhận được từ nguồn ngoài nước kia để phục vụ cho việc sinh hoạt và học tập tại nước kia;

- Một số tiền nhất định hàng năm quy định trong Hiệp định (tuỳ theo từng nước), người sinh viên hoặc thực tập sinh đó thu được từ việc làm công tại nước kia với điều kiện việc làm công đó phải liên quan trực tiếp đến việc học tập của sinh viên hay thực tập sinh.

Ví dụ: Một sinh viên Úc sang Việt Nam thực tập tại Văn phòng tư vấn pháp luật ở Việt Nam, anh ta được gia đình ở bên Úc gửi tiền sang Việt Nam là 3.000USD và anh ta làm thêm ở Việt Nam với thu nhập là 2.000 USD. Trong đó 1.000 USD được Văn phòng tư vấn pháp luật trả cho công việc tư vấn của anh ta tại Văn phòng, và 1.000 USD được trả do làm ở một nhà máy nào đó thì anh ta được miễn thuế ở Việt Nam 3.000 USD từ Úc gửi sang Việt Nam và 1.000 USD do Văn phòng tư vấn pháp luật trả, còn 1.000 USD thu được từ việc làm ở nhà máy phải nộp thuế tại Việt Nam.

18. Nội dung Điều 22 "Thu nhập khác" quy định tất cả các khoản thu nhập khác chưa được đề cập đến trong Hiệp định thì chỉ phải nộp thuế ở nước mà người đó là người cư trú.

19. Nội dung Điều 23 "Tránh đánh thuế hai lần" quy định các biện pháp tránh đánh thuế hai lần thực hiện ở Việt Nam và ở Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Trong các Hiệp định Việt Nam đã ký với các nước có nhiều phương pháp tránh đánh thuế hai lần như phương pháp trừ thuế toàn bộ, phương pháp trừ thuế thông thường, phương pháp trừ thuế gián tiếp, phương pháp miễn thuế toàn phần, phương pháp miễn thuế luỹ tiến và phương pháp trừ khoán thuế. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng nước. Ở Việt Nam, trong tất cả các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký với các nước thì Việt Nam áp dụng hai phương pháp tránh đánh thuế hai lần sau đây:

1. Phương pháp trừ thuế toàn bộ:

Nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và theo quy định của Hiệp định, khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước thì Việt Nam sẽ cho trừ vào số thuế phải nộp ở Việt Nam số thuế đã nộp ở nước ngoài. Tuy nhiên, số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

Ví dụ 1: Một công ty A của Việt Nam có một cơ sở thường trú ở Thái Lan. Trong năm 1993 có lợi tức chịu thuế là 1.000. Trong đó có 300 là lợi tức chịu thuế phát sinh ở Thái Lan, thuế suất thuế lợi tức của công ty A ở Việt Nam là 45%, ở Thái Lan là 30% thì việc tránh đánh thuế hai lần được thực hiện như sau:

- Tính số thuế công ty A đã nộp ở Thái Lan là:

300 x 30% = 90

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam đối với phần thu nhập ở nước ngoài là:

300 x 45% = 135

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam trên tổng thu nhập

và khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài là:

(1.000 x 45%) - 90 = 360.

Ví dụ 2: Cũng vẫn ví dụ trên nhưng thuế suất thuế lợi tức đối với Công ty A tại Việt Nam là 25%, thì việc tránh đánh thuế hai lần được thực hiện như sau:

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam đối với phần

thu nhập ở nước ngoài là: 300 x 25% = 75

Như vậy là thuế đã nộp ở nước ngoài (90) cao hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam. Như vậy thì công ty A chỉ được trừ vào thuế phải nộp ở Việt Nam bằng số thuế phải nộp ở Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài là 75.

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam trên tổng thu nhập và khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài là: (1.000 x 25%) - 75 = 175

2. Phương pháp trừ khoán thuế:

Nội dung của phương pháp này là trường hợp một đối tượng cư trú ở Việt Nam nhận được thu nhập ở Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và theo quy định của Hiệp định khoản thu nhập đó phải nộp thuế ở cả hai nước nhưng theo quy định của pháp luật nước kia khoản thuế đó được miễn giảm thuế ở nước kia thì Việt Nam vẫn cho trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam số thuế đáng lẽ phải nộp nhưng thực tế không phải nộp ở nước kia do nước kia miễn giảm thuế. Tuy nhiên, số thuế đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài được trừ đó không lớn hơn số thuế phải nộp ở Việt Nam.

Ví dụ 1: Cũng vẫn ví dụ 1 như đã đưa ra ở điểm 1 nói trên nhưng theo quy định của luật đầu tư của Thái Lan thì cơ sở thường trú của công ty A ở Thái Lan được miễn thuế lợi tức thì việc tránh đánh thuế hai lần được thực hiện như sau:

- Tính số thuế của công ty A

đáng lẽ phải nộp ở Thái Lan là: 300 x 30% = 90

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam

đối với thu nhập ở nước ngoài là: 300 x 45% = 135

- Tính số thuế phải nộp ở Việt Nam

trên tổng thu nhập và khấu trừ thuế

đáng lẽ phải nộp ở nước ngoài là: (1.000 x 45%) - 90 = 360

Ví dụ 2: Cũng vẫn như ví dụ 2 đã đưa ra ở điểm 1 nói trên, Công ty A được miễn thuế ở Thái Lan thì việc khấu trừ khoản thuế ở Việt Nam đối với công ty cũng chỉ được trừ số thuế là 75 chứ không được trừ số thuế đáng lẽ phải nộp ở Thái Lan là 90.

20. Nội dung Điều 24 "Không phân biệt đối xử", Điều 25 "Thủ tục thoả thuận song phương", Điều 26 "Trao đổi thông tin" quy định các nội dung sau đây:

1. Điều 24 "Không được phân biệt đối xử" quy định tất cả các đối tượng mang quốc tịch của một nước ký kết, mọi cơ sở thường trú hay một công ty con của một xí nghiệp của một nước ký kết có ở Việt Nam sẽ không phải chịu mọi loại thuế thu nhập nào hay cách xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất và miễn giảm thuế khác và nặng hơn so với người mang quốc tịch Việt Nam, xí nghiệp Việt Nam trong cùng một hoàn cảnh như nhau.

2. Điều 25 "Thủ tục thoả thuận song phương" quy định khi một đối tượng cư trú của Việt Nam hay của Nước ký kết với Việt Nam thấy rằng việc nộp thuế của mình không đúng với những quy định của Hiệp định thì có thể khiếu nại thẳng đến Bộ Tài chính hay Tổng cục thuế ở nước mà người đó là đối tượng cư trú, không phải khiếu nại lên cơ quan thuế từng cấp theo như quy định tại Luật thuế của hai nước.

Ví dụ 1: Một cá nhân Pháp sang Việt Nam làm việc với thời gian dưới 183 ngày trong một năm. Trường hợp này anh ta là người cư trú của Pháp nên khi anh ta thấy rằng việc thu thuế thu nhập của anh ta ở Việt Nam là không đúng Hiệp định thì anh ta khiếu nại với Bộ Tài chính Pháp.

Ví dụ 2: Cũng vẫn với ví dụ trên nhưng anh ta có thời hạn ở Việt Nam trên 183 ngày trong một năm và trường hợp này anh ta là người cư trú của Việt Nam nếu anh ta thấy việc thu thuế thu nhập của anh ta ở Pháp không đúng với Hiệp định thì anh ta khiếu nại đến Bộ Tài chính hoặc Tổng cục thuế Việt Nam.

Để giải quyết các khiếu nại đó thì hai Bộ Tài chính hoặc hai tổng cục thuế của hai nước sẽ bàn bạc trao đổi với nhau để đạt được một thoả thuận chung nhằm mục đích giải quyết khiếu nại đó và đi đến quyết định cuối cùng.

3. Điều 26 "Trao đổi thông tin" quy định nhằm thực hiện đúng Hiệp định ở cả hai nước và đặc biệt tránh trốn thuế ở một nước hoặc cả hai nước thì hai Bộ Tài chính hoặc hai Tổng cục thuế phải thực hiện trao đổi thông tin cho nhau một cách thường xuyên hoặc theo yêu cầu đối với từng trường hợp cụ thể hoặc cả hai hình thức với các nội dung thông tin sau đây:

- Các luật thuế hoặc các luật có liên quan đến các loại thuế quy định trong Hiệp định (kể cả văn bản);

- Các thông tin liên quan phục vụ cho việc xác định thu nhập chịu thuế của một đối tượng cư trú của nước này có ở nước kia (nhằm tránh trốn thuế, để cưỡng chế thuế hoặc làm tài liệu trong quá trình tố tụng của Toà án...).

21. Nội dung các Điều từ Điều 27 đến Điều 30 là các điều khoản quy định ngày Hiệp định có hiệu lực thi hành, ngày kết thúc Hiệp định, nội dung quy định chung là:

- Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày đầu của năm tiếp theo năm dương lịch hoặc năm tài chính mà cả hai bên ký kết đã làm xong các thủ tục phê duyệt hoặc phê chuẩn Hiệp định.

- Hiệp định sẽ có hiệu lực vô thời hạn nhưng sau 5 năm kể từ năm Hiệp định bắt đầu có hiệu lực thi hành từng nước có thể kết thúc Hiệp định bằng cách thông báo cho nước ký kết kia thông qua đường ngoại giao văn bản thông báo kết thúc Hiệp định.

B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH

I. VIỆC THỰC HIỆN CÁC LOẠI THUẾ HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM THUỘC PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA HIỆP ĐỊNH

1. Đối với thuế lợi tức:

a. Đối với các xí nghiệp công ty Việt Nam và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các nhà thầu chính tham gia các hợp đồng dầu khí và các xí nghiệp nước ngoài trong các khu chế xuất ở Việt Nam thì thuế lợi tức thực hiện như các quy định hiện hành và nếu có các khoản thu nhập từ nước ngoài đã nộp thuế ở nước ngoài thì được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo các phương pháp tránh đánh thuế hai lần như đã hướng dẫn tại công văn này.

b. Đối với các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc các đối tượng ở điểm a nói trên kinh doanh ở Việt Nam thuộc đối tượng nộp thuế theo quy định tại Thông tư số 30TC/TCT ngày 18-7-1992, Thông tư số 07 TC-TCT ngày 30-3-1992 và Thông tư số 73 TC/TCT ngày 30-8-1993 thì xử lý như sau:

* Nếu xác định tổ chức và cá nhân nước ngoài đó kinh doanh ở Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú (đối với công ty) hoặc một cơ sở kinh doanh cố định (đối với một cá nhân) thì vẫn thực hiện theo như các quy định hiện hành tại các Thông tư nói trên.

* Nếu xác định tổ chức và cá nhân nước ngoài đó kinh doanh ở Việt Nam không thông qua một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở kinh doanh cố định thì:

+ Đối với đối tượng kinh doanh ở Việt Nam thông qua đại lý (theo hướng dẫn tại Thông tư 73 TC/TCT ngày 30-8-1993) thì chỉ thực hiện khấu trừ tại nguồn thuế doanh thu không khấu trừ tại nguồn thuế lợi tức.

+ Đối với đối tượng kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư nước ngoài (theo hướng dẫn tại thông tư 30 TC/TCT ngày 18-7-1992 và Thông tư 07 TC/TCT ngày 30-3-1992) thì chỉ thực hiện khấu trừ tại nguồn thuế doanh thu với mức thuế bằng 50% số thuế thu gộp đã quy định tại hai Thông tư nói trên.

2. Đối với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

a. Đối với những công dân Việt Nam đi công tác, lao động ... ở nước ngoài nếu người đó trở thành đối tượng cư trú ở nước ngoài (nước có ký kết Hiệp định với Việt Nam) thì không đánh thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập thường xuyên phát sinh ở nước ngoài trong năm tài chính mà người đó là đối tượng cư trú nước ngoài.

b. Đối với những đối tượng cư trú của Việt Nam (công dân Việt Nam, cá nhân khác định cư tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam...) nếu có thu nhập từ nước ngoài và đã nộp thuế ở nước ngoài thì khi tính thuế thu nhập tại Việt Nam được trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài như hướng dẫn về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại công văn này.

3. Đối với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thuế thu nhập từ tiền bản quyền:

Hai loại thuế này được quy định tại Điều 10Điều 12 của Hiệp định, vì vậy, khi thu thuế phải xác định được người thực nhận lợi nhuận hoặc người nhận tiền bản quyền là người cư trú của nước nào, sau đó đối chiếu với thuế suất giới hạn quy định tại Hiệp định giữa Việt Nam với nước đó. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận hoặc thuế thu nhập tiền bản quyền ở Việt Nam đối với trường hợp đó thấp hơn hoặc bằng thuế suất giới hạn trong Hiệp định thì thực hiện như bình thường, nếu cao hơn thì chỉ thu bằng thuế suất giới hạn trong Hiệp định.

Các hướng dẫn tại điểm 1 và 2 mục I này chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài là đối tượng cư trú của nước đã ký kết Hiệp định với Việt Nam và Hiệp định đó đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRONG NGÀNH THUẾ

Để các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Việt Nam đã ký với các nước được thực hiện đúng và đầy đủ, Tổng cục thuế quy định và hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện trong ngành thuế như sau:

1. Đối với Tổng cục thuế:

Ngoài nhiệm vụ tham gia đàm phán và phục vụ ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước thì phòng Hợp tác quốc tế thuộc Tổng cục Thuế là đầu mối giúp Tổng cục thuế các công việc sau đây:

* Nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn và giải thích việc thực hiện đối với từng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã có hiệu lực thi hành để trình Bộ hoặc Tổng cục ban hành theo thẩm quyền.

* Hướng dẫn và kiểm tra các cục thuế trong việc thực hiện các Hiệp định.

* Nghiên cứu và tham gia đàm phán với cơ quan thuế nước ngoài về các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quá trình thực hiện Hiệp định đòi hỏi phải giải quyết bằng thoả thuận song phương giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế nước ngoài.

* Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài theo quy định của Hiệp định.

* Giải thích Hiệp định cho các Cục thuế và các đối tượng nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.

2. Đối với Cục thuế các tỉnh, thành phố:

Mỗi Cục thuế các tỉnh, thành phố cần bố trí một tổ cán bộ từ 2 đến 3 người thuộc phòng đầu tư nước ngoài (đối với những Cục thuế đã được phép của Bộ Tài chính thành lập phòng Đầu tư nước ngoài) hoặc thuộc phòng thu thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh (đối với những Cục thuế chưa được thành lập phòng Đầu tư nước ngoài) để làm nhiệm vụ:

* Nghiên cứu các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã ký với các nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định này để thường xuyên giúp Cục thuế cũng như các Chi cục thuế nắm được nội dung quy định của từng Hiệp định và thực hiện đúng Hiệp định.

* Là đầu mối của Cục thuế trong việc giải thích Hiệp định đối với tất cả các đối tượng nộp thuế ở mỗi tỉnh, thành phố.

* Xác nhận các chứng từ đã nộp thuế ở Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có yêu cầu) để họ được phép khấu trừ thuế ở nước ngoài.

* Thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin để phục vụ việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài theo yêu cầu của Tổng cục thuế đối với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những điều hướng dẫn chung về các Hiệp định cũng như về việc thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Yêu cầu các Cục thuế nghiên cứu và tổ chức thi hành ngay. Trong quá trình thi hành có vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục thuế để có hướng dẫn kịp thời. Đối với những nội dung đặc thù của từng Hiệp định chưa hướng dẫn tại công văn này, Tổng cục thuế sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

 

Nguyễn Đức Huy

(Đã ký)

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF TAX
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 1664/TCT-HTQT
Re.: Guidance for implementation of  treaties for avoidance of double taxation

Hanoi, October 11, 1994.

 

To : Department of Taxes of provinces and cities under the central authority

In order to implement the Treaties for avoidance of double taxation which the Government of Vietnam has entered into with governments of foreign countries :

Pursuant to the contents provided in the Treaties and in exercising the powers provided for in paragraph 1, Article 3 of the Treaties;

The General Department of Taxes hereby explains and provides guidance for implementation of the Treaties as follows :

A - MAIN CONTENTS OF TREATIES

I. SCOPE OF APPLICATION :

Pursuant to the provisions of Article 1,2 and paragraph 1(a) and 1(b) of Article 3 of the Treaties for avoidance of double taxation, the scope of application covers :

1. Taxes of the nature of direct taxation which are levied on profits or income. This refers to the current taxes in Vietnam which are profits tax, income tax for high income earners, profit remittance tax, income tax in respect of royalties and other taxes of a similar nature to the foregoing taxes which Vietnam will from time to time introduce (if any). Indirect taxes such as turnover tax, VAT, special sales tax, export duties, import duties are not covered in the Treaties (they are covered by the domestic laws of Vietnam).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A Treaty only has effect within the national territories of Vietnam and the other Contracting State.

II. CONTENTS OF THE TREATIES :

The Treaties for avoidance of double taxation which Vietnam has signed with other countries generally comprise 30 Articles. In certain Treaties, there may be a Protocol or Exchange of Notes attached to the Treaty to explain the content of a number of provisions in the Treaty if such provisions require greater detail.

The protocol forms a part of the Treaty and has the same legal binding as other provisions of the Treaty. The Exchange of Notes is of lower legal standing which may be amended or added without following the procedures for Treaty amendment and addition.

The provisions of the Treaty include the following :

1. Article 1 and Article 2 contain provisions which specify the persons to whom the Treaty applies and the taxes it covers.

2. Article 3 contains the definition of terms used in the Treaty. Therefore, terms which may be construed differently in different provisions are to be interpreted in accordance with the meaning defined in this Article. Terms which are not defined in this Article are to be interpreted in accordance with the laws of Vietnam and laws of the other Contracting State as the context requires.

3. Article 4 contains provisions concerning standards for determination whether an individual, enterprise or company etc. is a resident of Vietnam or the other Contracting State.

For proper implementation, first of all determine whether a person is a resident of one of either two States i.e. determine whether or not such person is a tax resident of Vietnam or the other Contracting State. Secondly, determine the State of which such person is a resident because according to the provisions of the Treaties certain items of income are only taxable in the State of which the person is a resident or taxable in both States. However, in a State where the person is not a resident and a beneficiary, taxation is only carried out in accordance with the rate prescribed in the Treaties such as items of income specified in Article 10 "Dividends", Article 11 "Interest" and Article 12 "Royalties".

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If the individual has a habitual abode in Vietnam then he will be considered as a resident of Vietnam;

+ If the individual has a habitual abode in both States and however, has closer economic and personal relations (parents, spouse, children) with Vietnam then he will be considered as a resident of Vietnam;

+ If above situations are not considered and these individual resides permanently in Vietnam then he will be considered as a resident of Vietnam.

+ If the individual resides permanently in both States or in neither Sates then he will be considered as a resident of a [third] State of which he is a citizen and in which case the Ministry of Finance of Vietnam and the Ministry of Finance of the other Contracting State will determine through mutual agreement which State the individual is a resident of.

b- Where an entity is a company, enterprise, association etc. (other than an individual) and is a resident of both States, the following criteria will be used to determine whether or not such entity is a resident of Vietnam;

+ If the business of such entity is incorporated or registered in Vietnam then it will be considered as resident of Vietnam;

+ If the business of such entity is incorporated or registered in both States, it will be considered as a resident of Vietnam if it has an actual place of management in Vietnam.

4. Article 5 provides the criteria for determination of permanent establishment. This is an important factor in the implementation of Treaties. Per Article 7, a foreign company is only subject to profits tax in Vietnam if it operates in Vietnam through a permanent establishment.

According to the Treaties, the term "permanent establishment" is used to refer to a fixed place through which a foreign company or enterprise carries on its business wholly or partly in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) It has in Vietnam a place of management, a branch, an office, a factory, a production plant, a mine, an oil or gas well etc. or a quarry or any other place of extraction of natural resources;

b) It has in Vietnam a building site or construction or installation project or an operation to supervise such building site or construction or installation project where it lasts more than 183 days;

c) It has in Vietnam a broker, general commission agent or any other agent provided that such agents are acting wholly or mostly on its behalf;

d) It has in Vietnam a person (including individual, company and any organization) acting on its behalf in the following capacities:

+ The person has the authority to enter into contracts in its name and exercises that authority on regular basis;

+ The person has no authority to enter into contracts in the company's name but regularly represents the company in carrying out delivery of goods in Vietnam;

e) It is carrying on a service including consultancy service in Vietnam through its employees or any other persons in Vietnam appointed by itself provided that such service lasts for a period or an aggregate of more than 183 days in 12 consecutive months;

5. Article 6 "Income from Immovable Property" provides that all income items derived from direct use and/or lease of all types of immovable property shall be subject to tax in the State where the immovable property is situated. Therefore, if an immovable property is situated in Vietnam then the income derived from such property will be chargeable to tax in Vietnam regardless the question that whether or not the beneficiary of such income is a resident of Vietnam or whether or not the company has a permanent establishment in Vietnam.

6. Main contents of Article 7 provide that a foreign company will be only liable to Vietnam's tax if it has a permanent establishment in Vietnam and its profits tax liability is assessed only on the profit earned by the foreign company from such permanent establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Profits of a foreign company may be attributed to its permanent establishment in Vietnam using certain simple methods for determination such as revenue, quantity of works etc.

For example. A is foreign company which has a permanent establishment in Vietnam. It has a revenue derived from the permanent establishment of 100. Gross revenue of the company is 1000 and its gross profits is 300. The profit of Company A which is attributable to its permanent establishment in Vietnam is to be determined as follows :

Profits attributable    Revenue derived

to Company A's          from the permanent

permanent establishment in Vietnam

in Vietnam                                     Gross profit

=                       ------------------  X  Company A

                        Gross revenue of

                         Company A

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Where a permanent establishment fails to provide a sufficient and adequate basis for taxation another method may be used such as apportionment of profits based on revenue in accordance with the existing regime provided in Circular 30 TC/TCT dated 18 July 1992 and the tax regime that applies to foreign contractors who carry on business in Vietnam in accordance with the law on Foreign Investment in Vietnam and Circular No. 07 TC/TCT dated 30 March 1992 regarding taxation of foreign subcontractors in oil and gas industry.

7. Article 8, "Shipping and Air Transport" provides that profits derived from the operation of international transport (of cargo and passengers) by airlines or shipping companies will be taxable only in the State of which the airlines/companies are a resident or in which the airlines/companies have an actual place of management.

For example:

Although Vietnam National Airlines has passenger and cargo flights from Vietnam to Singapore and vice versa, It is chargeable to profits tax only in Vietnam because It is a resident of Vietnam. Similarly, Singapore Airlines is chargeable to profits tax only in Singapore.

8. Article 9, "Associated Enterprises" provides that Vietnam and the States contracting to a Treaty for avoidance of double taxation with Vietnam have the right to impose their respective provisions dealing with movement of costs between associated enterprises and enterprises which have economic relations which differ from those which would be made between independent enterprises.

For example :

The economic relation between a foreign company and its enterprises with 100% foreign owned capital in Vietnam will not be considered as a relation between two independent enterprises and under the Treaty, Vietnam has the right to redetermine such economic relation in accordance with the market price for adjustment of profits derived from the operation in Vietnam of such enterprise with 100% foreign owned capital.

9. Contents of Article 10 "Dividends", Article 11 " Interest" and Article 12 "Royalties" provide that Vietnam and the other Contracting State have the right to charge income tax on dividends, interest and royalties in accordance with the principle that tax is to be charged at source.

Example 1: If Company A, a Vietnam joint stock company pays dividends to its shareholder (a Thai company or individual) who is a resident of Thailand, then Vietnam has the right to tax these dividends. Although the shareholder is not a resident in Vietnam, the dividends are however derived from Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 3: Company A, a resident of Thailand has engaged in a transfer of technology to Company B, a resident of Vietnam. Upon Company B's payment to Company A for the acquisition or use of the foresail technology, Vietnam has the right to impose tax in Vietnam on the such payment.

In addition to the above, contents of Article 10, Article 11 and Article 12 provide the tax rate limits which are to be applied in each State where the recipient is the beneficiary i.e. in respect of dividends, interest and royalties, a State has the right to tax these items if they are derived in that State but such taxation must not exceed the rate prescribed in the Treaty. In the Treaties between Vietnam with other States, this tax rate limit is usually 10%. This rate is usually stated in paragraph 2 of Article 10, 11 and 12 of the Treaties for avoidance of double taxation.

10. Contents of Article 13 "Capital gains" provides that gains from the alienation of property may be taxed in both States. However, a few types of such against may be taxed only in the State of which the alienator is a resident such as the following cases :

* Gains from the alienation of ships or aircraft and movable property used in the operation of international traffic or from the alienation of movable property pertaining to the operation of such ships or aircraft.

* Gains from the alienation of debentures or shares (excluding the alienation of shares or debentures of a company whose property mainly comprises immovable property).

11. Contents of Article 14 "Independent Personal Services" provide that income derived by an individual from professional activities including scientific, literary, artistic, educational or teaching activities as well as activities of physicians, surgeons, lawyers, architects, dentists and accountants shall be taxable in both States if:

- That individual has in the other State one or more fixed places of business (office or base which is available to him on regular or irregular basis) for the purpose of performing his activities; or - His stay in the other State is for a period or periods amounting to or exceeding the aggregate 183 days in any twelve consecutive months.

12. Contents of Article 15 "Dependent personal services" provide that salary, wages and other remuneration of salary or wage nature shall be taxable in both States if the individual falls into one of the three following cases :

* His stay in the other State is for a period or periods amounting to or exceeding in aggregate 183 days in any twelve consecutive months;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* His stay in the other State is for less than 183 days but his salary and wage are paid by a permanent establishment or a fixed place of business in the other State which belongs to his employer.

13. Contents of Article 16 "Directors' fee" provide that fees and other similar payments paid by a company, enterprise or any other similar organization of a State to an individual who is a resident of the other State, being remuneration for his capacity as a director or member of the board of directors of a company may be taxable in both States.

Example : An enterprise with 100% foreign owned capital or a joint venture in Vietnam in which a member of the board of directors is a foreigner. This foreigner who is not a resident of Vietnam (his stay in Vietnam is for less than 183 days or zero day in a year) but in accordance with the provisions of this Article, Vietnam has the right to tax the fees payable to him by the aforesaid enterprise with 100% foreign owned capital or joint venture.

14. Contents of the Article 17 "Artistes and athletes" provide as follows :

* Income derived from the performance of an artiste or athlete of a State in another State may be taxable in both States, including the case where the income derived in that other State is paid to the artiste or athlete directly or through other persons such as show company or organizer.

* Income derived by an artiste or athlete of a State from his show in the other State where the show expenses including remuneration for him are funded by the government of his State shall be taxable only in his State.

15. Contents of Article 18 "Pensions" provide that any amount of pensions (other than the pension provided in Article 19) shall be taxable only in the State of which the pensioner is a resident.

16. Contents of Article 19 "Government Services" provide that pensions payable to an individual for his service to the government of a State in another State shall be taxable only in one State in according with the following rules :

1. Pensions :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Remuneration :

Remuneration shall be taxable only in the other State if the individual is both a resident and a citizen of that other State or if he does not hold citizenship of that other State but is carrying on other services (in addition to the main service rendered to the government of that State, for example working for a company or carrying on private business activities in that other State) for doing which he has become a resident of that other State.

3. Remuneration and pensions payable to an individual for services rendered in connection with a business carried on by the government of a State in another State shall not be subject to taxation only in one State in accordance with the above rules but subject to taxation in both States in according to the rules provided in Article 15, 16 and 18 of the Treaties.

17. Contents of Article 20 "Income of Students and Apprentices" provide that a student or an apprentice who is a resident of a State visiting another State for the purpose of his education and training shall be exempt from tax in that other State in respect of :

- Payments which the student or apprentice receives from a source outside that other State for purpose of his maintenance and education in that other state;

- Certain annual payments specified in the Treaties (which vary from Treaty to Treaty) derived by the student or apprentice from his service rendered in that other State provided that such services are directly connected to his education or training of such student or apprentice.

For example : A visiting Australian student is undertaking practical training in a legal consulting office in Vietnam. He is supported by his family in Australia with USD 3,000 and has earned form work in Vietnam an income of USD 2,000 in which USD 1,000 is paid by the legal consulting office for his consulting work in the office and USD 1,000 is paid by a factory. Then he will be exempt form tax in Vietnam in respect of USD 3,000 which he received from Australia and USD 1,000 which he has received from the legal consulting office. However, the USD 1,000 derived from his factory work shall be taxable in Vietnam.

18. Contents of Article 22 "Other Income" provide that other items of income which are not dealt with in the Treaty shall be taxable in the State of which the person is a resident.

19. Contents of Article 23 "Avoidance of double taxation" provide methods for avoidance of double taxation to be carried out in Vietnam and the other Contracting State. There are several methods for avoidance of double taxation in the Treaties between Vietnam and other State such as full deduction, deduction of common taxes, indirect deduction, full exemption, exemption from progressive taxes and deduction of deemed taxes. Application of these methods vary from State to State. In all Treaties for avoidance of double taxation which Vietnam has signed with other States, Vietnam applies the following two methods for avoidance of double taxation :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The content of this method is that where a resident of Vietnam receives income from another State contracting to a Treaty with Vietnam under which such income is taxable in both States, Vietnam will allow a deduction of tax paid in that other State in respect of such income from the tax payable in Vietnam provided, however, that such deduction does not exceed the amount of tax payable in Vietnam.

Example 1 :

A Vietnamese company, Company A has a permanent establishment in Thailand. In 1993 the company has derived a taxable profit of 1,000 of which 300 is the taxable profit derived in Thailand. The rates of profits tax applicable to the company are 45% in Vietnam and 30% in Thailand. This method for avoidance of double taxation will be applied as follows :

- Computation of Company A's tax in Thailand is : 300 x 30% = 90

- Computation of Vietnam's tax chargeable in respect of income derived from overseas is : 300 x 45% = 135

- Computation of Vietnam's tax chargeable in respect of total income less tax already paid overseas is : (1000 x 45%) - 90 = 360

Example 2 :

Same as the above example except that the profits tax rate applicable to Company A in Vietnam is 25%. Avoidance of double taxation will be carried out as follows :

- Computation of Vietnam's tax payable in respect of income derived from overseas is : 300 x 25% = 75

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Computation of tax payable in Vietnam in respect of total income with deduction of tax already paid overseas is : (1000 x 25%) - 75 = 175

2. Deduction of deemed tax :

The content of this method is that where income derived by a resident of Vietnam from another State contracting to a Treaty with Vietnam, if such income is taxable in both States under the Treaty but is exempt from tax under the law of that other State then Vietnam will allow a deduction of the tax deemed to be paid in that other State from the amount of tax payable in Vietnam despite the fact that such income is actually exempt from tax in that other state. However, the tax which is deemed to be paid overseas and is being claimed for deduction must not exceed the tax liability in Vietnam.

Example 1 :

Similar situation of the example in point 1 above but under the investment law of Thailand the permanent establishment of Company A in Thailand is exempt from profits tax then avoidance of double taxation will be carried out as follows :

- Computation of tax deemed to be paid in Thailand is : 300 x 30% = 90

- Computation of Vietnam's tax liability in respect of income derived from overseas is : 300 x 35% = 135

- Computation of Vietnam' s tax liability in respect of the total income less the tax deemed to have been paid overseas is : (1000 x 45%) - 90 = 360

Example 2 :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Contents of Article 24 "Non - discrimination", Article 25 "Mutual agreement procedure", and Article 26 "Exchange of Information" provide the following :

1. Article 24 " Non-discrimination" provides that all nationals, permanent establishments or subsidiary companies of an enterprise of a State contracting to a Treaty with Vietnam shall not be subjected to any income taxation or any other determination of taxable income, tax rates, exemption and deduction which are more burdensome than the same circumstances to which Vietnamese nationals or enterprises are or may be subjected.

2. Article 25 "Mutual agreement procedure" provides that when a resident of Vietnam of the States contracting to a Treaties with Vietnam feels that the tax imposed on him is not in accordance with the provisions of the Treaty he may appeal directly to the Ministry of Trade or the General Department Taxes in the State of which he is a resident rather than presenting the appeal to the authorities specified in the tax laws of the States.

Example 1 :

A French individual who worked in Vietnam for a period less than 183 days in a year. In this case he is a resident of France. if he feels that he is not being taxed in Vietnam in respect of his income in accordance with the Treaty, he may appeal to the Ministry of Finance of France.

Example 2 :

Similar to the above example but the individual is a resident of Vietnam in Vietnam and has stayed in Vietnam for a period longer than 183 days in a year. If he feels that he is not being taxed in France in respect of his income in accordance with the Treaty, he may appeal to the Ministry of Finance or the General Department of Taxes of Vietnam.

To resolve such as appeal the Ministry of Finance or the General Department of Taxes of both States shall consult with each other for the purpose of reaching a mutual agreement and final decision.

3. Article 26 "Exchange of Information" provides that with a view to proper implementation of the provisions of the Treaty in both States and especially for avoidance of double taxation in a State or in both States, the two Ministries of Finance or General Department of Taxes shall carry out the exchange of information on a regular basis or upon a request arising from a particular case or both for the purposes of exchanging the following information :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Relevant information relating to determination of taxable income of a resident of a State in the other State (for purposes of preventing tax evasion, avoiding unfair taxation or serving as reference in court disputes etc.).

21. Contents of the Articles numbered from 27 to 30 are provisions setting the dates of entry into force and termination of the Treaty. The general provisions are :

- A Treaty normally enters into force on the first day of the following calendar year of fiscal year in which both States have completed all procedures for approval and rectification of the Treaty.

- The Treaty will remain in force indefinitely but after the expiration of a period of five years following the date of its entry into force either contracting State may terminate the Treaty by serving a written notice of termination to the other State through a diplomatic channel.

B- GUIDANCE FOR IMPLEMENTATION OF TREATIES

I. IMPLEMENTING EXISTING TAXATION OF VIETNAM WITHIN THE SCOPE OF TREATIES

1. Profits tax :

a. Vietnamese enterprises and companies, joint venture with foreign parties, enterprises with 100% foreign owned capital, branches of foreign banks, joint venture banks, main contractors to oil and gas contracts and foreign enterprises operating in the export processing zones of Vietnam shall be subject to profits tax accordance with the existing provisions and be allowed to deduct amounts of overseas tax paid in respect of overseas income in accordance with the methods for avoidance of double taxation provided in this memorandum.

b. Foreign contractors, subcontractors, organizations and individual other than the entities mentioned in point (a) above which (or who) are carrying on business in Vietnam and are persons subjects to tax in accordance with the provisions in Circular 30 TC/TCT dated 18 July 1992, Circular 07 TC/TCT dated 30 March 1992 and Circular 7 TC/TCT dated 30 August 1993 shall be dealt with as follows :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* If it is determined that such foreign organization or individual is not carrying on a business in Vietnam through a permanent establishment or a fixed place of business then :

 In respect of entities which carry on business in Vietnam through an agent (in accordance with the guidance in Circular 73 TC/TCT dated 30 August 1993), withholding tax shall be payable only at the place where the turnover tax is incurred and there shall be no withholding in respect of profits tax.

 Entities which carry on business in any form other than a form of foreign investment in Vietnam (in accordance with guidance of Circular 30 TC/TCT dated 18 July 1992 and Circular 07 TC/TCT dated 30 March 1992) shall be subject to withholding tax at the place where the turnover tax is incurred, at a proportion of 50% of the tax collected in accordance with provisions of the above mentioned Circulars.

2. Income tax for high income tax earners :

a. If a Vietnamese citizen has become a resident of a State (contracting to a Treaty with Vietnam) while working in that State then his regular income derived from overseas during the fiscal year in which he became a resident of that State shall not be taxable.

b. Where a resident of Vietnam (Vietnamese citizens, other individuals setting in Vietnam and foreigners working in Vietnam etc.) is in receipt of overseas income which has been subjected to overseas tax, he will be allowed to deduct the overseas tax from his Vietnam income tax in accordance with the methods for avoidance of double taxation provided in this memorandum.

3. Profits remittance tax and royalties tax :

Provisions for these two types of tax are set out in Article 10 and Article 12 of the Treaties. When carrying out assessment, it is necessary to identity the State in which the person, who is the actual recipient of the profit or the royalties is a resident and make reference to the rate limits set out in the Treaty. If the rates of remittance tax or royalties tax of Vietnam is equal to or lower than rate limits set out in the Treaty than taxation will be carried out in normal procedure. Otherwise, taxation will based on the rate limits stated in the Treaty.

The guidelines in set out at [B] point 1 and 2 of Part I shall apply to only foreign organizations which and individuals who are residents of a State which has signed a Treaty with Vietnam and the Treaty has entered into force in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the purpose of proper and comprehensive implementation of the provisions of the Treaties for avoidance of double taxation which Vietnam has entered into with other States, the General Department of Taxes hereby stipulates and provides guidance on organization of implementation to be carried out by the tax organizations as follows :

1. The General Department of Taxes :

In addition to the duty to participate in discussion and assist in the signing of Treaties for avoidance of double taxation with other States, the Department of International Cooperation of the General Department of Taxes shall take the lead in assisting the General Department of Taxes in carrying out the following tasks :

* Research and draft instructions and guidelines for implementation of each Treaty for Avoidance of Double Taxation which has entered into force for submission to the Ministry or the General Department of Taxes, whichever authority is concerned.

* Provide guidance to an supervision on the Department of Taxes in regard to the implementation of the Treaties.

* Conduct research and take part to discuss with foreign tax authority on disruptions, appeal appearing during on implementation agreements which must be solved by negotiate between Vietnam tax authority and foreign tax authority.

* Exchange of information to foreign tax authority in accordance with provisions of agreements.

* Provide explanation of the Treaties to Department of Taxes and taxpayers in respect of specific issues.

2. Provincial and city Department of Taxes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Conduct research on Treaties for avoidance of double taxation which Vietnam has signed with other States and research on documents concerning with guidance for implementation of these Treaties to provide regular assistance to Departments of Taxes as well as tax offices for purpose of comprehension of each Treaty's details and proper implementation.

* Act as a contact of the relevant Department of Taxes to provide explanation on the Treaties to all tax entities in the concerned province and city.

* Issue proof of payment of Vietnam's tax to foreign organizations and individuals (upon request) for purpose of their tax deduction abroad.

* Assume the responsibility for gathering information for purpose of exchange of information with foreign tax foreign tax authorities upon request of the General Department of Taxes.

The above information presents general guidance on Treaties for avoidance of double taxation and their application. All Departments of Taxes are requested to carry out immediate implementation. Any difficulties experienced in the course of implementation should be reported to the General Department of Taxes for immediate guidance. Issues which have not been addressed in this memorandum shall be dealt by the General Department of Taxes in a separate document.

 

 

FOR THE GENERAL DEPARTMENT OF TAXES
DEPUTY GENERAL DIRECTOR





Nguyen Duy Duc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1664-TCT/HTQT ngày 11/10/1994 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.582

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.236.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!