TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1563/CT-TTHT
V/v: Chính
sách thuế
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 28 tháng 02 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty Cổ phần Chứng khoán
Rồng Việt
Địa chỉ: Lầu 1, 2, 3, 4 Tòa nhà Viet Dragon, số 141 Nguyễn Du, Phường Bến
Thành, Quận 1
MST: 0304734965
Trả lời văn thư số 105/2018/CV-TCKT ngày 31/1/2018 của
Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày
06/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ quy định dự phòng giảm giá chứng khoán:
“1. Điều kiện để trích lập dự phòng
a) Các loại chứng khoán được công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ ghi nhận theo giá gốc theo quy định của pháp luật về kế
toán.
b) Các loại chứng khoán được tự do mua, bán trên thị
trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thực tế trên thị trường giảm
so với giá hạch toán trên sổ sách kế toán.
c) Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định
của pháp luật và cổ phiếu quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá.
2. Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán được tính theo công
thức sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán
|
=
|
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo
tài chính
|
x
|
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
|
-
|
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
|
3. Xác định giá chứng khoán thực tế trên thị trường để
trích lập dự phòng:
a) Đối với chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký
giao dịch giá chứng khoán để trích lập dự phòng là giá chứng khoán thực tế tại
Sở Giao dịch chứng khoán của ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập,
cụ thể:
- Đối với chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng
khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất
có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
- Đối với chứng khoán đăng ký giao dịch (cổ phiếu
đăng ký giao dịch tại UPCOM), giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá
đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký
giao dịch:
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường làm cơ sở để
trích lập dự phòng là giá trung bình của các mức giá giao dịch thực tế theo báo
giá của 3 công ty chứng khoán có giao dịch tại thời điểm gần nhất với thời điểm
trích lập dự phòng nhưng không quá một tháng tính đến ngày trích lập dự phòng.
Trường hợp chứng khoán không có giao dịch thực tế phát sinh trong khoảng thời
gian trên thì không thực hiện trích lập dự phòng.
- Người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán được
lựa chọn báo giá và người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán/công ty quản
lý quỹ nhận báo giá không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Chứng
khoán.
- Công ty chứng khoán báo giá được quyền thu phí đối
với công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đề nghị báo giá và phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp. Mức thu phí do hai
bên tự thỏa thuận.
c) Đối với chứng khoán niêm yết bị hủy hoặc bị đình
chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi, giá chứng
khoán thực tế là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
4. Nguyên tắc trích lập dự phòng:
a) Từng loại chứng khoán đầu tư có biến động giảm giá
so với giá trị sổ sách tại thời điểm lập báo cáo tài chính được lập dự phòng và
tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán làm căn cứ hạch
toán vào chi phí tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
b) Thời điểm trích lập dự phòng đối với công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính quý,
năm;
c) Trường hợp không thể xác định giá trị thực tế của
chứng khoán thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được trích lập dự
phòng giảm giá chứng khoán.
5. Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
a) Việc xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán thực
hiện vào cuối quý, năm tại ngày lập báo cáo tài chính quý, năm;
b) Nếu số dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập
kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập kỳ trước thì không phải trích lập
dự phòng giảm giá;
c) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số
dư khoản dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp trích lập
phần chênh lệch vào chi phí và hạch toán vào chi phí tài chính;
d) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số
dư khoản dự phòng kỳ trước chưa sử dụng hết thì phải hoàn nhập phần chênh lệch
được hạch toán và hạch toán giảm chi phí tài chính.”
Căn cứ Tiết p Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định
về doanh thu tính thuế TNDN:
“Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số
trường hợp xác định như sau:
…
p) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các
khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý
quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ
chứng khoán theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của
Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNDN:
+ Tại Điều 3 quy định:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển
giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
…”.
+ Tại Điểm 2.19 Khoản 2 Điều 4:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế bao gồm:
…
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không
theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải
thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự
phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ kiểm toán độc lập.
…”
Căn cứ Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 hướng
dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán;
Căn cứ Thông tư số 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016 của
Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 hướng
dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán;
Căn cứ công văn số 2734/TCT-CS ngày 20/06/2016 của Tổng
cục Thuế trả lời về việc chính sách thuế TNDN đối với doanh thu chưa thực hiện.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty đăng
ký hoạt động kinh doanh chứng khoán có phát sinh khoản chênh lệch tăng (giảm)
do đánh giá lại giá trị chứng khoán đang nắm giữ thì xử lý như sau:
+ Công ty trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu
tư chứng khoán tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 146/2014/TT-BTC.
+ Đối với khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại: Các
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp và chế độ
tài chính đối với công ty chứng khoán hiện hành chưa có hướng dẫn khoản chênh lệch
tăng về đánh giá lại giá trị chứng khoán đang nắm giữ là doanh thu tính thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo
đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản
này.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng KT3;
- P.PC;
- Lưu VT, TTHT.
Hiền 2224367 (269)
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nam Bình
|