ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11087/SLĐTBXH-LĐ
Về việc thực hiện Nghị định
107/2010/NĐ-CP và Nghị định 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2010
|
Kính gửi:
|
Doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
|
Thực hiện Nghị định số 107/2010/NĐ-CP và Nghị định số
108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ qui định mức
lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt
là người sử dụng lao động), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố
đề nghị người sử dụng lao động lưu ý việc thực hiện mức lương tối thiểu
vùngtrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. Về mức lương
tối thiểu vùng :
Mức lương tối thiểu
vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong
điều kiện lao động bình thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ
ngày 01/01/2011 như sau:
1. Đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài :
- Mức 1.550.000 đồng/tháng
áp dụng đối với người sử dụng lao động họat động trên địa bàn thuộc vùng I
- Mức 1.350.000 đồng/tháng
áp dụng đối với người sử dụng lao động họat động trên địa bàn thuộc vùng II
2. Đối với các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức
khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
- Mức 1.350.000 đồng/tháng
áp dụng đối với người sử dụng lao động họat động trên địa bàn thuộc vùng I
- Mức 1.200.000 đồng/tháng
áp dụng đối với người sử dụng lao động họat động trên địa bàn thuộc vùng II
3. Danh mục các địa
bàn thuộc vùng I và vùng II – thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau :
- Từ 01/01/2011 đến
30/6/2011,
+Vùng I : bao
gồm địa bàn các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
+ Vùng II : bao
gồm các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
Từ 01/7/2011,
+Vùng I : bao
gồm địa bàn các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh và các huyện Bình Chánh, Củ
Chi, Hóc Môn, Nhà Bè
+ Vùng II : huyện
Cần Giờ
II. Các lưu ý khi
thực hiện mức lương tối thiểu vùngtừ 01/01/2011:
1. Người sử dụng lao
động căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định đã nêu ở
trên để xác định việc điều chỉnh các mức tiền lương trong hệ thống thang lương,
bảng lương và hợp đồng lao động cho phù hợp với quy định. Khuyến khích người sử
dụng lao động điều chỉnh các mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng
lương và hợp đồng lao động phù hợp với thực tế thị trường lao động.
Khi áp dụng các mức
tiền lương tối thiểu vùng nêu trên,người sử dụng lao động không được xóa
bỏ hoặc cắt giảm các chế độ đã được pháp luật lao động quy định
như: tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm;
tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc,
độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh
nghề nặng nhọc, độc hại.
Đối với các
khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì
thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao
động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
2. Mức lương thấp
nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công
việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu
vùng do Chính phủ quy định. Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học
nghề bao gồm các trường hợp sau :
- Những người đã qua
học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy
định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của
hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Những người đã qua
học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục
năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
- Những người đã qua
học nghề và được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng
chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại
Luật Dạy nghề;
- Những người đã qua
học nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài;
- Những người làm công
việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề và được doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề
hoặc tự học nghề được doanh nghiệp kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc.
3. Đối với các đơn
vị sử dụng lao động hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu
khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng
mức lương tối thiểu theo địa bàn đó.
III. Triển khai
thực hiện:
1. Người sử dụng lao
động tính toán, cân đối, lập phương án triển khai thực hiện mức lương tối thiểu
vùng do Chính phủ quy định trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị của mình. Quá
trình thực hiện, người sử dụng lao động cần trao đổi với Ban chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc đại diện người lao động về phương án điều chỉnh tiền lương, công bố
công khai để người lao động biết.
2. Người sử dụng lao
động có trách nhiệm rà soát hệ thống thang lương, bảng lương đang áp dụng. Trường
hợp phát hiện có nội dung chưa phù hợp quy định hiện hành thì người sử dụng lao
động có trách nhiệm điều chỉnh theo đúng quy định và phải đăng ký những nội
dung thay đổi với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để có thông báo xác nhận
mới.
Trường hợp người sử
dụng lao động không điều chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương đã đăng ký tại
cơ quan quản lý Nhà nước về lao động (do đã áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn
mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, đơn vị không có nhu cầu điều
chỉnh hệ thống thang lương, bảng lương…) thì không phải tiến hành đăng ký lại
hệ thống thang lương, bảng lương.
Khi đăng ký hệ thống
thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người sử dụng
lao động đăng ký mức lương tối thiểu áp dụng tại đơn vị tương ứng với địa bàn
mà các đơn vị, chi nhánh trú đóng.
3. Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội đề nghị các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động
nhanh chóng triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng đảm bảo đúng thời hạn
quy định tại mục I nêu trên.
Quá trình thực hiện
có phát sinh vướng mắc, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện,
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động đơn vị phản ánh kịp thời
về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (Phòng Lao động - Tiền lương -
Tiền công) số 159 Pasteur, quận 3, điện thoại : 38.295.900 – 38.209.638 để cùng
phối hợp xử lý./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Hứa Ngọc Thuận- PCT.UBND (để báo cáo);
- Bộ LĐTB &XH (để báo cáo);
- VP HĐND và UBND.TP (để báo cáo);
- Đ/c Lương Thị Cúc, TP Văn xã UBND.TP;
- Các Sở, Ban, Ngành thành phố
- Liên đoàn lao động TP;
- Ban quản lý các KCX-KCN TP;
- Bảo hiểm xã hội TP;
- VCCI (chi nhánh TP.HCM);
- Đ/c Lê Thành Tâm - Giám đốc Sở;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Phòng LĐTBXH quận, huyện (để triển khai);
- Lưu VP, Phòng LĐTLTC (Dg).
|
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Xê
|