UBND TP. CẦN THƠ
SỞ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
599/STP-VBTT
V/v hướng dẫn thực hiện công chứng,
chứng thực.
|
Cần Thơ, ngày 18 tháng 07 năm 2007
|
Kính gửi:
|
-
Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- Phòng Công chứng số 1;
- Phòng Công chứng số 2;
- Phòng Tư pháp các quận, huyện;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
|
Căn
cứ Công văn số 144/VP-TH ngày 04 tháng 7 năm 2007 về việc thông báo ý kiến kết
luận của Bộ trưởng Uông Chu Lưu tại các hội nghị chuyên đề công tác tư pháp năm
2007, Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu về công tác công
chứng, chứng thực như sau:
I.
Về thẩm quyền công chứng, chứng thực:
Theo
ý kiến kết luận của Bộ trưởng Uông Chu Lưu tại các hội nghị chuyên đề công tác
tư pháp năm 2007:
-
“Đối với các hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân
dân theo quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 và các
văn bản pháp luật khác (như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở) thì
người có yêu cầu có thể chọn làm công chứng tại cơ quan công chứng hoặc làm
chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.
-
“Kể từ ngày Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực, các Phòng
Công chứng không còn thẩm quyền thực hiện công tác chứng thực mà toàn bộ các
hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký phải được chuyển
giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã và các Phòng Tư pháp cấp huyện”.
Như
vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan về thẩm quyền công
chứng, chứng thực đang còn hiệu lực thi hành thì Phòng Công chứng và Ủy ban
nhân dân các cấp được thực hiện các công việc, bao gồm:
1.
Thẩm quyền Công chứng:
a.
Công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;
b.
Công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi thành phố Cần
Thơ, kể cả các trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là
bất động sản trên phạm vi toàn quốc.
c.
Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản;
d.
Thẩm quyền công chứng khác được quy định tại Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng,
chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
đ.
Chứng nhận di chúc và nhận giữ di chúc;
2.
Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a.
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa
hạt
b.
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu
đồng
c.
Chứng thực hợp đồng về nhà ở theo Luật Nhà ở;
d.
Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;
đ.
Các việc khác theo quy định của pháp luật;
*Lưu
ý: Trong các trường hợp trên, Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Trưởng
phòng Tư pháp thực hiện chứng thực thì trong các văn bản chứng thực phải được
đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp huyện (không được đóng dấu của Phòng Tư pháp).
3.
Thẩm quyền chứng thực của Trưởng, Phó phòng Tư pháp quận, huyện:
a.
Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
b. Chứng
thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong
các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
Về
tiêu chuẩn của người dịch: Nghị định 79/2007/NĐ-CP đã quy định người dịch phải
thông thạo ngoại ngữ mà mình dịch. Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn về tiêu chuẩn
người dịch tài liệu, giấy tờ. Nhưng trong thời gian này, đề nghị các Phòng Tư
pháp quận, huyện tham khảo Điều 57 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm
2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực để thực hiện. Ngoài ra, về cộng
tác viên dịch thuật, các đơn vị nào có nhu cầu thì liên hệ phòng Công chứng số
1 và phòng Công chứng số 2 để được cung cấp danh sách
*
Lưu ý:
-
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực thì trong
các văn bản chứng thực được đóng dấu của Phòng Tư pháp (không được đóng dấu của
Ủy ban nhân dân cấp huyện).
-
Những yêu cầu chứng thực các giấy tờ vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng nước
ngoài thì thuộc thẩm quyền của cấp huyện (Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về
vấn đề này).
4.
Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a.
Chứng thực di chúc;
b.
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
c.
Chứng thực các hợp đồng, văn bản về bất động sản được quy định tại Thông tư liên
tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công
chứng, chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;
d.
Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
đ.
Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
e.
Các việc khác theo quy định của pháp luật.
Lưu
ý:
-
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực và đóng
dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
-
Đối với Ủy ban nhân dân xã (trừ Ủy ban nhân dân phường, thị trấn) còn có thẩm
quyền chứng thực hợp đồng về nhà ở nông thôn theo Luật Nhà ở.
II.
Về lệ phí công chứng, chứng thực:
Bộ
Tư pháp đã có hướng dẫn tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số
93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp
hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực
cho đến khi có hướng dẫn mới.
Để
thực hiện việc thu lệ phí đúng theo tinh thần Thông tư này, các cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền thu lệ phí công chứng, chứng thực lưu ý một số điểm sau:
1.
Đối với loại hợp đồng công chứng, chứng thực chuyên quyền sở hữu tài sản, quyền
sử dụng đất (bao gồm mua bán, tặng cho) tính theo giá trị tài sản, nếu các bên
khai nhận trong hợp đồng có mức giá đất, nhà thấp hơn mức giá đất, nhà quy định
của nhà nước thì căn cứ giá đất, nhà hiện hành do Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ ban hành tại thời điểm giao dịch để thu lệ phí công chứng, chứng thực.
2.
Ngoài các trường hợp xác định mức thu lệ phí công chứng, chứng thực theo giá
trị tài sản nêu trên thì đối với công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch
khác thì mức thu lệ phí được áp dụng đúng theo Thông tư liên tịch số
93/2001/TTLT-BTC-BTP (tính trên giá trị ghi trong hợp đồng hoặc tính trên
trường hợp).
III.
Giải đáp một số vướng mắc của Ủy ban nhân dân phường An Thới:
Theo
Công văn số 60/UBND ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân phường An Thới
về việc xin hướng dẫn về chứng thực, sau khi nghiên cứu và đối chiếu các quy
định của pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp có ý kiến và hướng dẫn thực hiện chung
cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong lĩnh vực công chứng, chứng thực như
sau:
1.
“Khi thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, bên nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nhất thiết phải có 02 vợ chồng đứng tên trên hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?” - Trích Công văn của UBND phường An
Thới.
Tại
điểm 3.2, khoản 3, Mục III Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm
2005 của Bộ Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật
đất đai quy định: “Trường hợp vợ và chồng cùng nhận chuyển quyền sử dụng đất
(cùng có tên trong Hợp đồng hoặc văn bản nhận quyền sử dụng đất) thì tại Mục I
trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;
trường hợp người sử dụng đất đề nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì
phải có văn bản thỏa thuận của vợ và chồng có chứng thực của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn”.
Như
vậy, khi giao kết hợp đồng dân sự, đặc biệt là hợp đồng chuyển quyền sử dụng
đất thì bên nhận chuyển nhượng (nếu là vợ chồng) nhất thiết phải có 02 vợ chồng
đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp bên nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất là độc thân, có văn bản thỏa thuận của vợ
chồng, đại diện theo ủy quyền, đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân nhận tài
sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Việc quy định của pháp luật về
vấn đề này là phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự (Điều 388), Luật Hôn nhân
và Gia đình (khoản 1, 2, 3 Điều 27), Luật Công chứng (Điều 2) và các quy định
khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, việc cùng đứng tên vợ chồng trong
hợp đồng dân sự (hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) còn thể hiện
sự:
-
Bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ về tài sản;
-
Chấp hành pháp luật về hợp đồng dân sự;
-
Phòng ngừa tranh chấp tài sản giữa vợ chồng;
-
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong quan hệ tài sản;
-
Làm cơ sở pháp lý (chứng cứ) trong tố tụng dân sự.
2.
“Căn cứ vào khoản 3 Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005. Đối với nhà ở đô thị… thì
không thuộc thẩm quyền của UBND phường chứng thực. Vậy UBND phường có được
chứng thực không” - Trích Công văn của UBND phường An Thới.
Theo
Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2007) quy định chỉ có Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng mới
có thẩm quyền chứng nhận hợp đồng, giao dịch khác (mang tính chất dân sự),
không thực hiện các hành vi chứng thực (mang tính chất hành chính) như trước
đây. Tuy nhiên, giữa các ngành luật hiện hành: Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai,
Luật Nhà ở và các văn bản dưới luật quy định phạm vi; đối tượng điều chỉnh,
thẩm quyền v.v… chưa đồng bộ. Đồng thời, Luật Nhà ở đã có hiệu lực thi hành
(nhưng hiện nay chưa phát hành và thực hiện cấp mẫu giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở theo Luật Nhà ở), quy định cụ thể về thẩm quyền chứng thực hợp đồng
nhà ở tại khoản 3, Điều 93 như sau: “Hợp đồng về nhà ở có chứng nhận của công
chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân huyện đối với nhà ở đô thị,
chứng thực của Ủy ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các
trường hợp sau đây:
- Cá
nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
-
Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
-
Thuê mua nhà ở xã hội;
-
Bên tặng cho nhà ở là tổ chức”.
Để
thuận lợi trong việc sử dụng các thuật ngữ: “Ủy ban nhân dân cấp huyện”, “Ủy
ban nhân dân cấp xã”, “Ủy ban nhân dân xã” thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, chúng ta cần phân biệt như sau:
- Ủy
ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh bao gồm: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố;
- Ủy
ban nhân dân cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Ủy ban nhân
dân quận, huyện;
- Ủy
ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân xã thì không bao gồm Ủy ban nhân
dân phường, thị trấn)
Do
đó, về thẩm quyền chứng thực hợp đồng nhà ở đã nêu tại điểm b, khoản 2, mục III
Công văn này thì chỉ có Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã mới
có thẩm quyền chứng thực hợp đồng về nhà ở (Ủy ban nhân dân phường, thị trấn
không có thẩm quyền chứng thực hợp đồng về nhà ở).
Tuy
nhiên, trước mắt Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn vẫn tiếp tục thực hiện
các việc chứng thực theo hướng dẫn tại khoản 4, mục I Công văn này cho đến khi
hướng dẫn mới của Bộ Tư pháp.
Để
công tác công chứng, chứng thực không bị xáo trộn, ảnh hưởng đến các hoạt động giao
dịch khác của tổ chức và công dân, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị có
liên quan đến công tác công chứng, chứng thực quán triệt, tổ chức và thực hiện
theo hướng dẫn tại Công văn này trên tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
nêu trên (gửi kèm theo đây Công văn số 144/VP-TH ngày 04 tháng 7 năm 2007 của
Bộ Tư pháp)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND TP, Cần Thơ;
- Sở Nội vụ;
- Cục thuế;
- Kho bạc Nhà nước TPCT;
- Ban Giám đốc STP;
- Lưu STP (VP-VBTT)
|
GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Hiểu
|