Kính
gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày
13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch của Bộ Tư pháp triển khai Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định
số: 1186/QĐ-BTP ngày 21/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp hướng dẫn
các đơn vị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021-2025 của Bộ, ngành Tư pháp, như sau:
I. ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 CỦA BỘ, NGÀNH TƯ
PHÁP
1. Báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 (theo mục I Phần
thứ nhất Đề cương kèm theo)
Căn cứ các kế hoạch, chương trình
hành động của Bộ: Chương trình hành động của Bộ Tư pháp giai đoạn 2016-20211 (Ban hành kèm theo Quyết định số 469/QĐ-BTP ngày 03/4/2017
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); các nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch/Chương trình
công tác hàng năm và kế hoạch công tác khác có liên quan, các đơn vị thuộc Bộ:
(1) Đánh giá đầy đủ, chính xác các kết
quả đạt được của lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (nêu rõ
những thành tựu nổi bật của giai đoạn 2016-2020); tỷ lệ phần trăm đạt được so với
mục tiêu, chỉ tiêu của từng năm và trong cả giai đoạn 2016-2020; so sánh với
giai đoạn 2011-2015 (kèm số liệu, dẫn chứng cụ thể); tác động của nhiệm vụ đã
hoàn thành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
(2) Nêu rõ những yếu kém, khó khăn, hạn
chế, nguyên nhân (về thể chế, tổ chức thực thi thể chế…; chỉ rõ những nhiệm vụ
chưa hoàn thành) trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
(Các nội dung cần tập trung đánh
giá được nêu chi tiết tại mục 1.2 Đề cương kèm theo Công văn này)
2. Đề xuất nhiệm
vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (theo mục
II Phần thứ nhất Đề cương kèm theo)
Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế -
xã hội 5 năm tới và những yếu tố tác động đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý/phụ
trách (như: tác động của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua...), các đơn vị
thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất nội dung Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 của ngành Tư pháp theo các nội dung hướng
dẫn tại mục II Phần thứ nhất Đề cương kèm theo Công văn này. Trong đó tập trung
vào các nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn
với tổ chức thi hành pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả một số hoạt động
hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, thi hành án dân sự...).
II. ĐỐI VỚI NHIỆM
VỤ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 CỦA BỘ, NGÀNH TƯ PHÁP (theo Phần thứ
hai Đề cương kèm theo)
Trên cơ sở những định hướng nhiệm vụ
lớn dự kiến sẽ đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của
ngành Tư pháp (do các đơn vị đề xuất theo yêu cầu tại mục 1.2 Công văn này),
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ/nhóm
nhiệm vụ cụ thể trong 5 năm tới để đưa vào Chương trình hành động thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Bộ, ngành Tư pháp.
Đối với các nhiệm vụ cụ thể là xây dựng
Chương trình, Đề án, Dự án, Chiến lược, Quy hoạch, văn bản để trình cấp có thẩm
quyền trong 5 năm 2021-2025, đề nghị nêu rõ các nội dung theo hướng dẫn tại Phần
thứ hai Đề cương kèm theo Công văn này.
III. NỘI DUNG, SỐ
LIỆU, THỜI HẠN VÀ ĐỊA CHỈ GỬI BÁO CÁO
1. Nội dung và
số liệu cáo cáo:
Các đơn vị không yêu cầu các Bộ,
ngành, địa phương báo cáo riêng về lĩnh vực do đơn vị
mình phụ trách mà sử dụng nội dung, số liệu báo cáo của các Bộ, ngành, địa
phương các năm 2016, 2017, 2018 và 2019; riêng đối với năm 2020, các đơn vị sẽ
báo cáo theo nội dung sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2020 (Bộ Tư pháp
sẽ có văn bản đề nghị Bộ, ngành, địa phương báo cáo sau). Trong mỗi lĩnh vực
công tác, các đơn vị có số liệu tổng của báo cáo chính thức cả giai đoạn
2016-2019 và số liệu chi tiết của từng năm: 2016, 2017, 2018, 2019.
2. Thời hạn, địa
chỉ gửi báo cáo:
Báo cáo của các đơn vị gửi về Bộ Tư
pháp (Cục Kế hoạch - Tài chính) qua Hệ thống Văn bản và Điều hành; đồng thời gửi
vào hộp thư điện tử: [email protected] trước ngày 10 tháng 6 năm 2020./.
(Thông tin chi tiết (nếu cần), xin
liên hệ: Đ/c Bùi Đức Hiển, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Cục Kế hoạch - Tài chính,
số điện thoại: 024.62739550)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng TTĐT của Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, KHTC(KH-TH).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Mai Lương Khôi
|
BỘ
TƯ PHÁP
Đơn vị ………………
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 CỦA BỘ,
NGÀNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Công văn số: 1839/BTP-KHTC ngày 21/5/2020 của Bộ Tư pháp)
Phần thứ nhất:
ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 CỦA BỘ, NGÀNH TƯ
PHÁP
I. BÁO CÁO KẾT
QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020
1. Căn cứ rà
soát nhiệm vụ, đối chiếu, đánh giá:
- Chương trình hành động của Bộ Tư
pháp giai đoạn 2016-2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020; Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ
2016-2021 (Ban hành kèm theo Quyết định số 469/QĐ-BTP ngày 03/4/2017 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp);
- Các nhiệm vụ được giao tại các Kế
hoạch/Chương trình công tác hàng năm và kế hoạch công tác khác có liên quan
2. Yêu cầu; nội
dung báo cáo:
- Đánh giá đầy đủ kết quả đạt được
trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (nêu rõ những
thành tựu nổi bật của giai đoạn 2016-2020); tỷ lệ phần trăm đạt được so
với mục tiêu chỉ tiêu của từng năm và trong cả giai đoạn 2016-2020; so sánh với
giai đoạn 2011-2015 (kèm số liệu, dẫn chứng về cơ quan, đơn vị, hoạt động cụ thể);
tác động của nhiệm vụ đã hoàn thành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2016-2020.
- Nêu rõ các yếu kém, khó khăn, hạn
chế, nguyên nhân (về thể chế, tổ chức thực thi thể chế…; chỉ rõ những nhiệm vụ
chưa hoàn thành), trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Các nội dung cần tập trung đánh giá
bao gồm:
2.1. Công tác xây dựng, thẩm định,
kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống
quy phạm pháp luật.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ
Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL, Cục Công nghệ thông tin trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các
công việc đã triển khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng
các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Công tác tham mưu tổng kết, chỉ đạo
thực hiện các văn bản của Đảng, như: Nghị quyết số 48-NQ/TW...; tổ chức sơ kết,
đánh giá tình hình triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013;
- Công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL:
Kết quả lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tổ chức thực hiện Chương
trình (gắn với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước,
về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013 và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền
kinh tế); công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc xây dựng văn bản quy định chi tiết
luật, pháp lệnh;
Công tác thẩm định (bao gồm cả thẩm định
đề nghị và thẩm định dự thảo VBQPPL); kết quả thẩm định các dự thảo VBQPPL liên
quan đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và cải cách bộ
máy nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và dự thảo
VBQPPL quy định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh);
- Công tác kiểm tra VBQPPL: Kết quả tự
kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền; đánh giá về hậu quả của việc ban hành văn
bản trái pháp luật; việc xử lý trách nhiệm do ban hành văn bản trái pháp luật;
kết quả xây dựng Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản...;
- Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL: Kết quả rà soát thường xuyên,
rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực; việc công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu
lực hằng năm theo quy định; việc rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ để xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng
chéo, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất
nước, nhất là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; việc hệ
thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2 (2014 - 2018);
- Tình hình thực hiện công tác hợp nhất
VBQPPL và xây dựng Bộ pháp điển...;
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc
gia về pháp luật.
2.2. Công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, tiếp cận thông tin, hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật
a) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Văn phòng Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Việc thực hiện pháp luật về PBGDPL,
Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản có liên quan; kết quả đổi mới công tác
PBGDPL (hình thức, phương pháp, nội dung...); tổ chức Ngày pháp luật... Đánh
giá tác động của hoạt động PBGDPL, tổ chức Ngày pháp luật đối với việc nâng cao
nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, sự đồng thuận trong việc thực hiện cơ chế,
chính sách, góp phần phát triển, tình hình kinh tế - xã hội...; các số liệu có
liên quan.
- Việc thực hiện pháp luật về hòa giải
ở cơ sở và các văn bản có liên quan; đánh giá hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở
gắn với các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; những tác động trong
việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ tại cộng đồng; số lượng, chất lượng đội
ngũ hòa giải viên...
- Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; kết quả, tỷ lệ đơn vị cấp xã
đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; những tác động tới việc nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước, gắn kết với xây dựng nông thôn mới các cấp.
b) Cục Quản lý xử lý vi phạm hành
chính và theo dõi thi hành pháp luật căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao báo
cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực
hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém,
khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật về theo dõi
thi hành pháp luật và các văn bản có liên quan; kết quả xây dựng và thực hiện
“Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn
2018 - 2022”; theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên
ngành...
Việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 01/01/2019 liên quan đến cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số
B1)...
2.3. Công tác thi hành án dân sự,
theo dõi thi hành án hành chính
Tổng cục Thi hành án dân sự báo
cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ kết quả đạt được so với chỉ
tiêu Quốc hội giao; có đánh giá về nội dung có liên quan; yếu kém, khó khăn, hạn
chế và nguyên nhân):
- Công tác hoàn thiện thể chế về thi
hành án dân sự; theo dõi thi hành án hành chính và tổ chức thi hành các văn bản
pháp luật có liên quan;
- Kết quả thi hành án dân sự về việc
và về tiền (có so sánh số liệu giữa các năm và so với chỉ tiêu được giao); kết
quả theo dõi thi hành án hành chính;
- Kết quả giải quyết các vụ việc thi
hành án trọng điểm, vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp và các vụ việc thi hành
án liên quan đến tín dụng ngân hàng, thu hồi tài sản trong các vụ án tham
nhũng, kinh tế....;
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố
cáo và công tác phòng, chống tham nhũng... trong lĩnh vực thi hành án dân sự;
- Công tác chỉ đạo, điều hành; công tác
phối hợp trong thi hành án dân sự...
2.4. Công tác hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường
nhà nước
a) Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về
chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Công tác hộ tịch: Việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, Chương trình hành động quốc gia của
Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024, Đề án “Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử toàn quốc” và các văn bản có liên quan; kết quả ứng dụng CNTT,
giải quyết TTHC, kết nối dịch vụ đăng ký khai sinh với Cổng Dịch vụ công quốc
gia... các số liệu có liên quan;
- Công tác quốc tịch: Việc thực hiện pháp luật về quốc tịch và các văn bản có liên quan; các
số liệu giải quyết hồ sơ xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch, trả lời tra
cứu quốc tịch trong 5 năm qua, so sánh với giai đoạn 2011-2015... Việc phối hợp
với các bộ, ngành, địa phương giải quyết vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu
và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do và kết hôn không giá thú với
các nước có liên quan...
Việc triển khai phần mềm quản lý cơ sở
dữ liệu quốc tịch đến Sở Tư pháp và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài,
đánh giá tác động, hiệu quả...
- Công tác chứng thực: Việc thực hiện pháp luật về chứng thực và các văn bản có liên quan; số
liệu về chứng thực; tác động của công tác chứng thực đối với người dân, doanh
nghiệp...
b) Công tác nuôi con nuôi:
Cục Con nuôi báo cáo về các nội
dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện; có số
lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn
chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật về nuôi con
nuôi và các văn bản có liên quan; việc thực hiện Công ước La Hay về bảo vệ trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; công tác phối hợp trong giải quyết
việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở
trợ giúp xã hội; việc xây dựng và triển khai thực hiện Phần mềm về quản lý con
nuôi nước ngoài... Số liệu giải quyết nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài; tác động của việc giải quyết nuôi con nuôi.
c) Công tác lý lịch tư pháp:
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật về lý lịch
tư pháp, Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và
các văn bản có liên quan; công tác phối hợp tra cứu, xác minh, cấp phiếu lý lịch
tư pháp; Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP; kết quả ứng dụng CNTT, giải quyết
TTHC, kết nối dịch vụ cấp Phiếu LLTP với Cổng Dịch vụ công quốc gia... Các số
liệu cụ thể về cấp Phiếu. Đánh giá tác động đối với người dân, phát triển kinh
tế - xã hội.
d) Công tác đăng ký biện pháp bảo
đảm:
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo
đảm báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật về đăng ký
giao dịch bảo đảm và các văn bản có liên quan; ứng dụng CNTT, giải quyết TTHC,
kết nối dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm với Cổng Dịch vụ công quốc gia; các số
liệu cụ thể. Đánh giá tác động đối với người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh
tế - xã hội.
đ) Công tác bồi thường nhà nước:
Cục Bồi thường nhà nước báo cáo về
các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện;
có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó
khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật về bồi thường
nhà nước và các văn bản có liên quan; hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra hoạt động và giải quyết bồi thường.... Đánh giá tác động đối
với người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Các số liệu có liên
quan.
2.5. Công tác bổ trợ tư pháp,
trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Công tác bổ trợ tư pháp:
Cục Bổ trợ tư pháp báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Công tác hoàn thiện thể chế trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp; xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp; nâng cao
chất lượng, dịch vụ và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động bổ trợ
tư pháp...
- Trong lĩnh vực luật sư: Việc thực
hiện pháp luật về Luật sư và các văn bản chỉ đạo có liên quan; tổng kết 10 năm
Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư....; công tác quản
lý nhà nước; các số liệu cụ thể;
- Về lĩnh vực công chứng: Việc thực
hiện pháp luật về công chứng và các văn bản chỉ đạo có liên quan...; công tác
quản lý nhà nước; các số liệu cụ thể;
- Về lĩnh vực giám định tư pháp: Việc
thực hiện pháp luật về giám định tư pháp; Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu
quả hoạt động giám định tư pháp theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018
và các văn bản chỉ đạo có liên quan....; công tác quản lý nhà nước; các số liệu
cụ thể;
- Về lĩnh vực bán đấu giá tài sản, trọng
tài thương mại: Việc thực hiện pháp luật về đấu giá tài sản, trọng tài thương mại
và các văn bản có liên quan...; các số liệu cụ thể;
- Về lĩnh vực quản lý thanh lý tài sản,
hòa giải thương mại, thừa phát lại: Việc thực hiện pháp luật và các văn bản có
liên quan...; các số liệu cụ thể.
b) Công tác trợ giúp pháp lý:
Cục trợ giúp pháp lý báo cáo về
các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện;
có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó
khăn, hạn chế và nguyên nhân):
Việc thực hiện pháp luật và các Chương
trình/Kế hoạch, văn bản chỉ đạo có liên quan về trợ giúp pháp lý; công tác quản
lý nhà nước; hoạt động phối hợp TGPL trong tố tụng và tham gia tố tụng... các số
liệu có liên quan;
c) Công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp:
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Văn phòng Bộ căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc
đã triển khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt
công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Công tác phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan trong việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp; việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp; công tác phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã triển khai và tác động đối với nhận thức
pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp...;
các số liệu có liên quan.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc
chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được giao theo Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ
năm 2016 đến năm 2020); Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ... các số liệu có liên quan.
2.6. Công tác quản lý xử lý vi
phạm hành chính
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành
chính và theo dõi thi hành pháp luật báo cáo về các nội dung có liên quan sau
đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh
giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Việc hoàn thiện và thực hiện pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan;
- Việc xây dựng và thực hiện Đề án cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc phối hợp, tham gia xử lý đối với
các vụ việc vi phạm hành chính...
2.7. Công tác pháp luật quốc tế,
hợp tác quốc tế về pháp luật
a) Công tác pháp luật quốc tế:
Vụ pháp luật quốc tế báo cáo về
các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện;
có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó
khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Công tác góp ý, thẩm định điều ước
quốc tế: Việc chủ trì thực hiện Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); tham gia đàm phán và tham mưu cho Chính
phủ trong đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương; rà soát, đánh giá tác động của các Hiệp định đối với hệ thống
pháp luật Việt Nam khi tham gia; số liệu về thẩm định, góp ý điều ước quốc tế...
- Công tác nhân quyền...;
- Công tác giải quyết tranh chấp đầu
tư quốc tế: Việc xây dựng và thực hiện Đề án “Tăng cường
năng lực cho trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư phục
vụ hội nhập quốc tế”. Thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong
các tranh chấp quốc tế; hỗ trợ địa phương giải quyết tranh chấp; chủ trì giải
quyết vụ kiện về đầu tư quốc tế; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải
quyết nhiều khiếu nại, yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài; các số liệu cụ thể...
- Công tác tương trợ tư pháp và tư
pháp quốc tế: Việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự; thực hiện chức năng đại diện
cho Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; ban hành Kế hoạch
và thực thi Công ước La Hay 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp,
ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại; tham mưu cho Chính phủ gia
nhập các công ước quốc tế... Kết quả tiếp nhận, xử lý hồ sơ ủy thác tư pháp về
dân sự của Việt Nam gửi đi nước ngoài và của nước ngoài gửi tới Việt Nam.
b) Công tác hợp tác quốc tế về
pháp luật:
Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo về các
nội dung có liên quan (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện; có số lượng
cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế
và nguyên nhân):
Việc giúp Ban cán sự Đảng Chính phủ tổng
kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 09/12/2009 của Ban Bí thư về hợp
tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư
pháp; việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật; quản
lý, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp... tác động đối
với công cuộc cải cách pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật
với các đối tác trên cả ba bình diện toàn cầu, khu vực và song phương; kết quả
thực hiện thỏa thuận quốc tế...
2.8. Công tác xây dựng Ngành
Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật, Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, các
Trường Trung cấp Luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ báo cáo về các nội dung
có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện; có số lượng
cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế
và nguyên nhân):
- Công tác tổ chức bộ máy, biên chế của
Bộ (sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ, Ngành; củng cố, kiện toàn các tổ
chức pháp chế tại các địa phương; đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc....); tổ
chức, cán bộ làm công tác pháp chế của các bộ, cơ quan, địa phương (tình hình
xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương; số lượng, chất lượng đội ngũ làm công
tác pháp chế)...
- Công tác cán bộ (tinh giản biên chế,
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận;
điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công
chức lãnh đạo, quản lý...).
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
Công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ (đa dạng hóa hình thức, loại
hình đào tạo; đổi mới công tác tuyển sinh tại các trường trung cấp luật; thực
hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo
cán bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào
tạo các chức danh tư pháp...).
2.9. Công tác khác
a) Công tác nghiên cứu khoa học
pháp lý; báo chí, xuất bản:
- Viện Khoa học pháp lý căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ
các công việc đã triển khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất
lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân): Về kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, tác động trong việc hoàn thiện
thể chế, pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
- Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân): Hoạt động thông tin, tuyên truyền
các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước
và các sự kiện quan trọng của đất nước có liên quan đến ngành Tư pháp.
b) Công tác bình đẳng giới; phát
triển bền vững:
Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao báo cáo về các
nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện; có
số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó khăn,
hạn chế và nguyên nhân):
- Việc thực hiện hiệu quả các chính
sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của Bộ, ngành
- Việc thực hiện những nhiệm vụ và chỉ
tiêu trong phạm vi lĩnh vực được giao cho Bộ Tư pháp theo Chương trình hành động
cụ thể của Quốc hội để triển khai các hiệp định mới và Đề án triển khai 17 mục
tiêu, 169 chỉ tiêu trong Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của
Liên hợp quốc.
c) Công tác chỉ đạo, điều hành; cải
cách hành chính; ứng dụng CNTT; thi đua, khen thưởng:
Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Cục
Công nghệ thông tin, Vụ Thi đua - Khen thưởng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển
khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác;
yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật
hành chính, cải tiến lề lối làm việc; Đơn giản hóa chế độ báo cáo, thống kê
trong toàn Ngành; sử dụng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện trong công
tác chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các cuộc họp, hội thảo trực tiếp;
- Việc thực hiện Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; đơn giản hóa, công bố thủ tục
hành chính của của Bộ, ngành Tư pháp.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; thực hiện cung cấp dịch vụ
công; xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp;
- Việc xây dựng và phát động phong
trào thi đua gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Bộ, ngành.
d) Công tác quản lý ngân sách -
tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch, thống kê:
Cục Kế hoạch - Tài chính báo cáo về
các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc đã triển khai thực hiện;
có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt công tác; yếu kém, khó
khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Việc thực hiện các quy định của
pháp luật về quản lý ngân sách, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện
các chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo cơ sở vật chất; sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển trong phạm vi được giao từ ngân
sách nhà nước...
đ) Công tác thanh tra, kiểm tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
Thanh tra Bộ căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao báo cáo về các nội dung có liên quan sau đây (nêu rõ các công việc
đã triển khai thực hiện; có số lượng cụ thể và đánh giá về chất lượng các mặt
công tác; yếu kém, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân):
- Việc thực hiện các chủ trương,
chính sách, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện kê khai
tài sản theo quy định.
- Kết quả công tác thanh tra, kiểm
tra (nhất là đối với những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như ngân sách, tài sản,
đầu tư xây dựng cơ bản và thi hành án dân sự v.v..).
- Kết quả công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng...
II. XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao đề xuất nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2021-2025, cụ thể:
1. Bối cảnh xây
dựng Kế hoạch: Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế
- xã hội 5 năm tới và những yếu tố tác động đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý/phụ trách (như: tác động của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua...), các
đơn vị nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối
cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các
mục tiêu trong các lĩnh vực công tác cụ thể.
2. Xác định mục
tiêu tổng quát của lĩnh vực công tác trong 5 năm 2021-2025; mục tiêu hướng đến
năm 2025 của lĩnh vực công tác. Đồng thời, đề xuất một số mục tiêu cơ bản của
lĩnh vực công tác cho giai đoạn 2021-2025
Trên cơ sở Bộ tiêu chí tổng hợp báo
cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 293/QĐ-BTP ngày
24/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ), các đơn vị thuộc Bộ: Tổng cục Thi hành án
dân sự, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp
luật, Cục Trợ giúp pháp lý nghiên cứu, đề xuất mục tiêu tổng quát, mục tiêu cơ
bản của lĩnh vực công tác cho giai đoạn 2021-2025.
Các đơn vị khác thuộc Bộ căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, đề xuất mục tiêu tổng quát, mục tiêu cơ bản
của lĩnh vực công tác cho giai đoạn 2021-2025.
3. Các định hướng,
nhiệm vụ chủ yếu: Bám sát các định hướng, nhiệm vụ
được xác định tại mục 4 phần II.A của Chỉ thị số 18/CT-TTg để
xác định phương hướng và đề xuất các nhiệm vụ lớn, giải pháp thực hiện có tính
căn cơ trong lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của đơn vị giai đoạn
2021-2025 (nhất là các giải pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ
chức thi hành pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả một số hoạt động hành
chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, thi hành án dân sự...).
4. Yêu cầu đối với
xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025: Bám sát các yêu cầu được xác định tại mục 2 phần I.B của
Chỉ thị số 18/CT-TTg, như:
- Phải phù hợp với đặc điểm, tình
hình của lĩnh vực công tác; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình, bối cảnh
trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo sự kế thừa những thành quả của
kế hoạch 5 năm 2016-2020, có sự đổi mới và tiếp thu, tiếp cận trình độ phát triển
tiên tiến của khu vực và thế giới; bảo đảm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu
kém trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 ở
từng lĩnh vực công tác cụ thể.
- Các mục tiêu, định hướng và giải
pháp, chính sách phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025; bảo đảm lồng ghép với các mục tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch
hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội.
- Phải phù hợp với khả năng thực hiện
của Bộ, ngành Tư pháp và các ngành, các cấp, các địa phương.
Phần thứ hai:
ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
5 NĂM 2021-2025 CỦA BỘ, NGÀNH TƯ PHÁP
Trên cơ sở những định hướng nhiệm vụ
lớn dự kiến sẽ đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của
ngành Tư pháp (do các đơn vị đề xuất theo yêu cầu tại mục I.2 Công văn này), căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao, các đơn vị tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ/nhóm nhiệm vụ cụ thể trong
5 năm tới để đưa vào Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành Tư pháp.
Đối với các nhiệm vụ cụ thể là xây dựng
Chương trình, Đề án, Dự án, Chiến lược, Quy hoạch, văn bản để trình cấp có thẩm
quyền trong 5 năm 2021-2025, đề nghị nêu rõ các nội dung như: (1) Tên gọi đề
án/chương trình; (2) đơn vị chủ trì; (3) cơ quan/đơn vị phối hợp; (4) thời gian
trình (nêu rõ thời gian trình đối với từng cấp, nếu đề án/chương trình trình
nhiều cấp); (5) hình thức văn bản./.