Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 5612/VPCP-QHĐP 2020 xử lý kiến nghị của địa phương về chính sách thuộc nông nghiệp

Số hiệu: 5612/VPCP-QHĐP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 10/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5612/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 02 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 09 năm 2020 để báo cáo lãnh đạo Chính ph. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH;
Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Kèm theo Công văn số 5612/VPCP-QHĐP ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Bến Tre

Để góp phần hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại của hạn mặn gây ra cho Bến Tre và các địa phương hạ nguồn sông Mêkong nói chung, Bến Tre đề xuất Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách mới trong việc điều phối, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mêkong. Đồng thời, chỉ đạo nghiên cứu đầu tư xây dựng một số hồ chứa nước vùng Tứ giác Long Xuyên để điều tiết nước, đáp ứng nhu cầu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó, cho phép tỉnh Bến Tre được chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án tuyến truyền tải nước thô từ sông Tiền cung cấp cho 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg.

2

Bến Tre

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tỉnh Bến Tre được chuyển 2.584 ha khu bảo vệ cảnh quan Thạnh Phú (rừng đặc dụng) sang rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển (UBND tỉnh đã lập hồ sơ theo quy định và có Tờ trình số 2663/TTr-UBND ngày 01/6/2020 gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ).

3

Cà Mau

Đầu tư hoàn thiện tuyến đê biển Tây và thực hiện đầu tư xây dựng mới tuyến đê biển Đông vì tỉnh Cà Mau là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mức độ sạt lở diễn ra quá nhanh.

4

Cà Mau

Đầu tư hoàn thiện thống thủy lợi để phân vùng khép kín các Ô thủy lợi nhằm điều tiết nguồn nước có hiệu quả phục vụ sản xuất.

5

Cà Mau

Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh việc xây dựng thí điểm mô hình hệ thống cấp nước tại các khu vực khó khăn, khan hiếm nước cho tỉnh Cà Mau; chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống cấp nước tại các vùng đã được đánh giá, có đủ điều kiện về trữ lượng và chất lượng đảm bảo khai thác bền vững, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; đào tạo, chuyển giao nâng cao năng lực vận hành và quản lý nguồn nước, công trình cấp nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2533/QĐ-TTg ngày 08/11/2019.

6

Đắk Lắk

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ bố trí kinh phí cho tỉnh Đắk Lắk để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, đặc biệt là những công trình có nguy cơ mất an toàn cao; đồng thời, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ.

7

Điện Biên

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, sớm cho ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để đảm bảo các điều kiện, thủ tục thực hiện hoàn thành công tác GPMB và đẩy nhanh tiến độ giải ngân đối với 06 dự án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên tại Văn bản số 9244/BNN-TCLN ngày 11/12/2019 và Văn bản s 1780/BNN-TCLN ngày 10/3/2020; đồng thời chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến đối với 14 dự án đã được UBND tỉnh Điện Biên hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương tại Văn bản số 1121/UBND-KTN ngày 21/4/2020.

8

Gia Lai

Về chuyển mục đích sử dụng rừng hồ thủy lợi Ia Mơ: Công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư) đã xây xong công trình đầu mối, đã tích nước và đang hoàn thiện hệ thống kênh chính. Tuy nhiên, vùng tưới là 7.082,71 ha chưa chuyển đổi được mục đích sử dụng đất nên chưa đưa vào khai thác được (diện tích rừng, đất lâm nghiệp sản xuất). Gia Lai kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc chuyển mục đích sử dụng rừng Vùng tưới Hồ thủy lợi Ia Mơ. Trên cơ sở đó UBND tỉnh lập Quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mục đích sử dụng đất.

9

Hà Nam

Theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định cơ sở nuôi cá lồng bè phải thực hiện đăng ký nuôi cá lồng bè với yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để nuôi trồng thủy sản. Thực tế người dân rất khó được cấp các loại giấy tờ trên do hoạt động nuôi cá lồng bè trên các tuyến sông, nhất là sông Hồng liên quan đến thẩm quyền của nhiều cấp, Bộ, ngành, địa phương. Đề nghị Chính phủ giao cho các địa phương cấp các loại giấy tờ trên, tạo thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy sản.

10

Lạng Sơn

Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy sớm ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với 08 loại hoa quả còn lại để giảm thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện thông quan thuận lợi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

11

Lào Cai

Nghiên cứu cơ chế có nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, thôn bản thuộc các xã miền núi, biên giới. Nếu triển khai quyết liệt trong 5 năm 2021-2025, trung ương bố trí 40 - 50 triệu đồng/thôn và địa phương bố trí tương tự, sẽ giải quyết ổn định tất cả các thôn trên địa bàn. Như vậy sẽ quản lý được quy hoạch, sắp xếp được theo cụm, thuận tiện trong công tác đầu tư và suất đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều, đem lại hiệu quả to lớn.

12

Lào Cai

Cho phép nghiên cứu cơ chế giao cho các DN quản lý rừng tự nhiên gắn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lĩnh vực thủy điện, du lịch ... Lào Cai đã thực hiện thí điểm giao cho 2 doanh nghiệp thí điểm rất hiệu quả đã được các cơ quan trung ương, Bộ NNPTNN đánh giá cao. Tuy nhiên có văn bản không đồng ý bởi vì không đúng quy định. Đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm tiếp và triển khai trên trên diện rộng về lĩnh vực này.

13

Lâm Đồng

Về vấn đề dân di cư tự do; đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các tỉnh Tây nguyên sớm đầu tư hoàn thành các dự án ổn định dân di cư tự do để người dân sớm ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, không để các đối tượng phản động xúi dục, kích động.

14

Lâm Đồng

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác. Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về rừng để phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Tây nguyên đang là bài toán khó khăn, làm sao để vừa khai thác tài nguyên rừng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo vệ và phát triển bền vững môi trường rừng. Do đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu có chính sách đặc thù, ưu tiên sử dụng một phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các tỉnh Tây nguyên trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp./.

15

Nam Định

Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục có cơ chế chính sách thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

16

Ninh Thuận

Hiện nay, Tỉnh đang triển khai một số dự án đầu tư liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng, như dự án hồ Sông Than, hồ Kiền Kiền và các dự án đầu tư phát triển du lịch, năng lượng đang đẩy nhanh tiến độ, nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng. (UBND tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 4969/UBND-KTTH ngày 06/12/2019, số 4515/UBND-KTTH ngày 31/10/2019, số 71/TTr-UBND ngày 14/4/2020). Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của Tỉnh về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.

17

Quảng Bình

Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét tích hợp, đơn giản hóa và đồng bộ các mẫu biểu báo cáo theo dõi, đánh giá chương trình MTQG (thống nhất mẫu biểu tại các Thông tư số: 07/2017/TT-BKHĐT ngày 14/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 05/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội...) để tránh chồng chéo về nội dung, mẫu biểu cũng như giảm tải khối lượng báo cáo cho địa phương các cấp (đặc biệt là đối với Chương trình phải báo cáo rất nhiều nội dung, chỉ tiêu như Chương trình NTM). Đồng thời đề nghị có hướng dẫn về cách thống kê các nguồn lực thực hiện, đặc biệt là nguồn vốn NSĐP đối ứng và lồng ghép trong xây dựng NTM (do mục tiêu xây dựng NTM rất rộng, nên việc tổng hợp các nguồn kinh phí NSĐP đối ứng và lồng ghép rất phức tạp và mất thời gian) và nguồn vốn tín dụng để có cách thống kê đồng nhất giữa các địa phương

18

Quảng Bình

UBND tỉnh đã giao vốn để triển khai thực hiện tại Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày 20/9/2019; Tổng số gồm 21 dự án giao 5 huyện, thị xã và Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Theo quy định tại Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN và PTNT chủ trì, kiểm tra sự phù hợp của mục tiêu, quy mô, tổng mức vốn, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Hiện nay, mới chỉ có 3/21 dự án đủ điều kiện để trình thẩm định, phê duyệt dự án. Do các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện nên dự kiến đến hết năm 2020 sẽ không hoàn thành việc giải ngân vốn của các dự án theo tiến độ được Chính phủ quy định tại Quyết định 476/QĐ-TTg ngày 01/5/2019. Kính đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án đến hết năm 2022. Đối với các dự án đang trình xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đề nghị Bộ xem xét, hướng dẫn tỉnh chỉnh sửa để có ý kiến thỏa thuận sớm, tạo điều kin để tỉnh triển khai thực hiện các thủ tục tiếp theo.

19

Quảng Bình

Đề nghị có chính sách hỗ trợ động viên đối với lực lượng Kiểm lâm

20

Quảng Nam

Sâm Ngọc Linh là sản phẩm đặc hữu duy nhất và có giá trị rất cao của Việt Nam và được xác định là sản phẩm quốc gia. Do đó, đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh và thảo dược thiên nhiên tại tỉnh Quảng Nam theo chuỗi giá trị, bao gồm: cơ chế khuyến khích phát triển giống; vùng nguyên liệu; chế biến sản phẩm, hỗ trợ đầu tư xây dựng đường chiến lược phát triển vùng sâm tỉnh Quảng Nam.

21

Vĩnh Long

Trước tình hình xâm nhập mặn của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan trung ương nghiên cứu các dự án, công nghệ khả thi giúp ĐBSCL khắc phục khó khăn này. Nghiên cứu các công nghệ giống phù hợp với điều kiện hạn mặn thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay

22

Vĩnh Long

Dự án Nhà máy điện mặt trời VNECO - Vĩnh Long thực hiện tại xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, quy mô sử dụng đất 47,92 ha (trong đó có 44,25 ha đất trồng lúa), tổng vốn đầu tư 1.108 tỷ đồng; dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2020 trên địa bàn tỉnh để Dự án sớm triển khai và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

23

Phú Thọ

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh công tác bàn giao 3.028,56 ha đất nông lâm trường từ Tổng công ty Giấy Việt Nam cho tỉnh Phú Thọ quản lý (theo Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ số 434/TB-VPCP ngày 27/12/2016) để tỉnh Phú Thọ đầu tư hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

24

Tiền Giang

Để chủ động trong công tác, chống hạn mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay và những năm tiếp theo, kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét ghi vốn đầu tư công giai đoạn trung hạn 2021-2025 để hỗ trợ tỉnh đầu tư các dự án: Dự án Hoàn thiện hệ thống thủy lợi Gò Công; Dự án dẫn nước ngọt từ phía Tây của tỉnh qua kênh Chợ Gạo; Dự án đắp đạp hai đầu sông Cửa Trung; Dự án xây dựng cống ngăn mặn, trữ ngọt, tạo nguồn trên kênh Nguyễn Tấn Thành; xây dựng các công trình năng mặn tại đầu các kênh rạch thông ra sông Tiền trên đường tỉnh 864; hoàn thiện hệ thống thủy lợi bảo vệ vườn chuyên canh cây ăn trái với dự kiến tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng.

25

Tiền Giang

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hỗ trợ đầu tư các cống trên quốc lộ 62 (đến đầu kênh của tỉnh Long An) bao gồm cống: Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè, Bún Bà Của, Cái Tôm, đầu kênh 12. Trình Chính phủ cho đầu tư cống điều tiết trên sông Hà Luông vừa đáp ứng sản xuất cho tỉnh Bến Tre và ngăn xâm nhập mặn qua tỉnh Tiền Giang.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5612/VPCP-QHĐP ngày 10/07/2020 xử lý kiến nghị của các địa phương về các chính sách thuộc lĩnh vực nông nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.909

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.174.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!