Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 4925/BNN-KH 2022 chính sách thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Số hiệu: 4925/BNN-KH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 29/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4925/BNN-KH
V/v trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang do Ban Dân nguyện-Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển đến theo công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị (Câu số 118)

Trong thời gian gần đây khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đây là điều kiện tạo đà phát triển khu vực, nhất là trong khâu lưu thông hàng hóa nông nghiệp, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm và nâng cao đời sống, tuy nhiên hiện nay đối với lĩnh vực nông nghiệp còn những hạn chế và chưa đầu tư đúng mức như trong việc đầu tư cho lĩnh vực lai tạo giống chất lượng, hiệu quả và mang thương hiệu Việt Nam; khâu chế biến và tiêu thụ hàng hóa, nhất là khi nước ta đã gia nhập và tham gia hiệp định thương mại FTA; chưa thu hút các nhà đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp (vì còn nhiều rủi ro; một số doanh nghiệp làm ăn gian dối; thiếu tính cạnh tranh với các nước; chất lượng sản phẩm thấp,…), bên cạnh đó, nước ta còn chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, sạt lở, thời tiết thất thường gây bão lũ, thiên tai,…

Do đó cần có những giải pháp, chính sách đầu tư cho doanh nghiệp (kết nối, liên kết xuyên suốt 4 nhà từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ); thu hút và mở rộng bảo hiểm cho lĩnh vực nông nghiệp, cải cách thủ tục hành chính,…có chính sách đào tạo, thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp xứng tầm tạo thế mạnh cho khu vực, cho ngành và tạo thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau

Để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Cụ thể như sau:

1. Về công tác lai tạo giống

Công tác lai tạo giống chất lượng, hiệu quả luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo và được coi là giải pháp quan trọng để góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT luôn ưu tiên dành kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN về chọn, tạo giống; nhờ vậy, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn 2010-2020, thực hiện Đề án “Phát triển giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg đã có gần 1.000 giống cây trồng, vật nuôi được lai tạo thành công và đưa vào sản xuất. Tỷ lệ sử dụng giống chất lượng đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra (70%) góp phần quan trọng nâng cao năng suất, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và duy trì tăng trưởng của ngành. So với năm 2000, năm 2020 năng suất lúa tăng 35,7%, ngô tăng 62%, sắn tăng 62,4%, khoai lang tăng 78,1%, lạc tăng 67,1%, mía tăng 29,5%, chè tăng 100,2%, cà phê tăng 48,2%, điều tăng 104,5%, chuối tăng 39,4%, xoài tăng 71,7%..., cá tra tăng 40-50%, tôm nước lợ tăng 82%, cá rô phi tăng 3,7 lần...; sản lượng thịt hơi các loại tăng 2,7 lần, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 7,4 lần.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giống hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế như: Hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giống tốt cho sản xuất; công tác chọn, tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh; tỷ lệ sử dụng giống không đúng tiêu chuẩn một số cây trồng, vật nuôi còn cao; công tác quản lý nhà nước về giống chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn,....

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản theo hướng công nghiệp, hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021- 2030 tại Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ cùng với các cơ quan, địa phương trong đó có vùng ĐBSCL triển khai Chương trình đảm bảo hiệu quả và đạt các mục tiêu đã đề ra.

2. Về cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ quy định riêng tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018. Theo đó, giảm tối đa các thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp về địa phương; quy định các cơ chế chính sách ưu đãi sử dụng, thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp, ưu tiên hỗ trợ các dự án về liên kết, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, lực lượng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị. Đến nay, cả nước có trên 14.800 doanh nghiệp nông nghiệp, tăng 6,15 lần so với năm 2007; bên cạnh sự phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đẩy mạnh đầu tư theo chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ toàn cầu, mở rộng lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp[1]; tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Đối với vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào nâng cao trình độ công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản; qua đó, thúc đẩy nông nghiệp vùng phát triển nhanh, đóng góp lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước (năm 2021, giá trị gia tăng nông nghiệp vùng ĐBSCL tăng 1,6%, chiếm 32,2% giá trị gia tăng tổng sản phẩm trên địa bàn và chiếm 31,3% giá trị gia tăng tổng sản phẩm toàn nông nghiệp cả nước).

Tuy nhiên vùng ĐBSCL phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp còn nhỏ về quy mô, hạn chế về năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong dẫn dắt chuỗi giá trị. Để khắc phục các bất cập đã nêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kết nối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài...

- Đối với vùng ĐBSCL và tỉnh An Giang: Nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thực chất và hiệu quả hơn, góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW; Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2018; Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp, thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 18/6/2022,...

3. Về tổ chức sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ

Hệ thống cơ chế, chính sách liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ được xây dựng, hoàn thiện đồng bộ[2] đã khuyến khích, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt; nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nông dân. Để đẩy mạnh tổ chức sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch các ngành, lĩnh vực để thống nhất với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 150/QĐ-TTG ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ); điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường; đồng thời, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các khâu chế biến, bảo quản nâng cao giá trị gia tăng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn những hạn chế, bất cập như: vai trò của các bên tham gia hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn hạn chế (70% HTX nông nghiệp chưa tham gia tiêu thụ nông sản, chưa phát huy hết vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp; mức độ, quy mô hạn chế; chưa huy động sự vào cuộc của các nhà khoa học,...); Hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thực sự bền vững, chủ yếu là thỏa thuận mua bán; việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều khâu trung gian, hiệu quả kinh tế không cao; các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm ở nhiều địa phương còn chậm, dẫn đến sản lượng, quy mô liên kết còn ít. Thời gian tới, bên cạnh công tác tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, sẽ thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển HTX trong nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu thống nhất nhận thức, khẳng định tầm quan trọng, vị trí của HTX nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững.

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng quản lý HTX; gắn kết phát triển kinh tế tập thể, HTX với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tăng cường chuyển đổi số cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thí điểm xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp điển hình.

- Nâng cao vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp gắn với phát triển đời sống người nông dân; hướng đến tích hợp đa giá trị, tạo ra giá trị gia tăng, thu hút nguồn lực phát triển HTX,

Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị cử tri tỉnh An Giang; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh An Giang đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam;
- Ban Dân nguyện;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ QHĐP);
- VP Bộ (Phòng Tổng hợp);
- Lưu: VT, KH.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 



[1] Số lượng nhà máy/cơ sở chế biến NLTS lớn khởi công mới, đi vào hoạt động 5 năm 2016 - 2021 là 55 nhà máy/cơ sở với tổng mức đầu tư 46.425 tỷ đồng;

[2] Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 về Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 340/QĐ- TTg ngày 12/3/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -2030; Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 4925/BNN-KH ngày 29/07/2022 chính sách đào tạo, thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.827

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.21.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!