Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 102/VPCP-QHĐP 2021 xử lý kiến nghị của các địa phương

Số hiệu: 102/VPCP-QHĐP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 06/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 102/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi: Bộ Công thương

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 02 năm 2021 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

BỘ CÔNG THƯƠNG

(Kèm theo Công văn số 102/VPCP-QHĐP ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Cà Mau

Chính phủ tiếp tục duy trì và bổ sung các cơ chế, chính sách mới hỗ trợ phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo như cơ chế để nhà đầu tư tham gia đầu tư đường truyền tải điện. Đồng thời, kiến nghị quy hoạch Cà Mau thành Trung tâm năng lượng và bổ sung quy hoạch điện khí Cà Mau vào quy hoạch điện 8.

2

Quảng Nam

Chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan sớm thúc đẩy triển khai và đưa vào hoạt động Trung tâm khí điện miền Trung và các ngành công nghiệp sau khí để tạo động lực mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3

Quảng Bình

Kính đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương cho chủ trương bổ sung một số dự án nguồn điện lớn của tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện VIII.

4

Sóc Trăng

Kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, xem xét đưa vào Quy hoạch để kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng của Vùng như: Cảng nước sâu cho Vùng ĐBSCL, Chợ đầu mối (Hai dự án này đã có nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu đầu tư). Riêng đối với Chợ đầu mối, UBND tỉnh Sóc Trăng đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Hệ thống chợ đầu mối Quốc gia.

5

Hậu Giang

Về phát triển công nghiệp: Tỉnh rất mong Trung ương, cụ thể là Bộ Công Thương, hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất lúa gạo trên địa bàn Tỉnh về Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 107 của Chính phủ, đặc biệt là Công ty cổ phần chế biến xuất khẩu gạo Quang Phát Hậu Giang (hiện nay đã gửi Bộ Công Thương). Nếu được như thế thì bà con sản xuất lúa Hậu Giang rất phấn khởi.

6

Bến Tre

Kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đẩy nhanh tiến độ việc chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý, để tỉnh xúc tiến thành lập Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn, phát triển giống dừa chất lượng cao cấp quốc gia.

7

An Giang

Đến nay, tỉnh An Giang có 04 nhà máy điện tái tạo vận hành thương mại với công suất lắp đặt đạt 320 MWp (Sao Mai - 210MWp; Văn Giáo 1, 2 - 100MWp; Thái Bình Dương - 10MWp). Tính đến hết tháng 10/2020, tổng công suất các dự án năng lượng tái tạo đã trình Bộ Công Thương xem xét, thẩm định bổ sung Quy hoạch điện lực khoảng 2.686 MWp.

Trước tình hình nêu trên, việc đầu tư đường dây 500kV đi ngang địa bàn tỉnh An Giang là rất cần thiết để đảm bảo giải tỏa công suất các nhà máy điện tái tạo trong thời gian tới, góp phần tăng giá trị sử dụng đất, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập của người dân, tạo nguồn thu cho địa phương,... đặc biệt, bổ sung nguồn cung cấp điện cho lưới điện quốc gia. Do vậy, Tỉnh An Giang xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho chủ trương đầu tư phát triển lưới điện 500kV đi qua địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn 2021-2025 (nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc kêu gọi đầu tư) nhằm giải tỏa các nguồn từ nhà máy điện tái tạo.

8

Thái Bình

Bổ sung vào quy hoạch điện VIII các quy hoạch điện gió, điện khí giúp bảo đảm nguồn năng lượng cho Thái Bình phát triển công nghiệp và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

9

Thái Bình

Phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và đi vào hoạt động trong năm 2021 - 2022.

10

Quảng Trị

Quảng Trị hiện đã có quy hoạch điện khí và Quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, trong đó tại khu phức hợp năng lượng đã bố trí trung tâm nhiệt điện khí, kho khí, xử lý khí, điểm đấu nối khí vào bờ...

Theo Quy hoạch, Khu phức hợp năng lượng tại KKT Đông Nam Quảng Trị được bảo đảm đầy đủ các điều kiện về hạ tầng thiết yếu như đường bộ, đường thủy, đường sắt, hệ thống cấp điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt, thông tin liên lạc, bảo đảm về môi trường, điều kiện đấu nối bán điện lên lướt điện quốc gia với cấp điện 220kV và 500kV... Do đó tỉnh Quảng Trị kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương:

- Ủng hộ chọn Quảng Trị là nơi tiếp bờ cho một số mỏ khí có thể khai thác thương mại trên thềm lục địa biển đông.

- Đưa vào quy hoạch điện lực Quốc gia (tổng sơ đồ điện VIII) các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí từ mỏ Kèn Bầu.

- Bổ sung vào “Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 (Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ) các dự án:

+ Hệ thống ống dẫn khí mỏ Kèn Bầu về Quảng Trị, có thể kết nối với đường ống dẫn khí từ mỏ Báo Vàng về Quảng Trị đã được phê duyệt quy hoạch.

+ Nâng công suất Nhà máy xử lý khí tại Quảng Trị đáp ứng nhu cầu xử lý cho mỏ Báo Vàng và mỏ Kèn Bầu

11

Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có 14 dự án điện gió của tỉnh với tổng công suất 569,2 MW được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung danh mục các dự án điện gió vào qui hoạch phát triển điện lực từ tháng 6/2020, nhưng đến nay nhiều dự án vẫn chưa thể phê duyệt chủ trương đầu tư do vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và thiếu chỉ tiêu đất năng lượng nên khó có thể hoàn thành, hòa lưới điện trước thời điểm 31/10/2021 để được hưởng cơ chế ưu đãi về giá điện theo qui đinh. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép gia hạn thời gian hòa lưới điện đối với các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh là 01 năm (trước ngày 31/10/2022).

12

Lai Châu

Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính sớm triển khai các thủ tục để bố trí kế hoạch vốn cho dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số Quyết định số 4295/QĐ-BCT ngày 28/10/2016. (Hiện Lai Châu còn 56 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia).

13

Hải Phòng

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có dự án nhà máy điện khí LNG tại đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải (công suất 1.600 MW) và tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng (công suất 4.500 MW).

14

Vũng Tàu

Bộ Công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có đề xuất phương án đầu tư cáp ngầm truyền tải điện xuyên biển từ Sóc Trăng ra Côn Đảo trong giai đoạn 2021 - 2020. Tập đoàn Điện lực cũng đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung điện Côn Đảo vào Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến cáp ngầm từ Sóc Trăng để cung cấp điện cho huyện Côn Đảo, đồng thời cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 -2025.

15

Đồng Tháp

Theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, bố trí nguồn vốn từ Chương trình cho tỉnh Đồng Tháp là 741 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay nguồn vốn này chưa được phân bổ về Tỉnh để triển khai thực hiện. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chính phủ chuyển danh mục dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025 để tiếp tục triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về điện nông thôn.

16

Bạc Liêu

Tỉnh đã xác định và từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương để hình thành và phát triển theo 03 Trung tâm, gồm: (i) Là một trong những trung tâm của cả nước về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, với trọng tâm là Nhà máy Nhiệt điện khí LNG (dự kiến đưa vào vận hành 01 tổ máy 750MW trong năm 2024 và hoàn thành toàn bộ trong năm 2027) và khoảng 3.000 MW điện gió, điện mặt trời; (ii) Là Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, với trọng tâm là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tạo hạt nhân lan tỏa, phấn đấu xuất khẩu tôm Bạc Liêu đạt 01 tỷ USD trước năm 2023; (iii) Là Trung tâm về du lịch của vùng ĐBSCL. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ và chỉ đạo các Bộ, Ngành Trung ương hỗ trợ Bạc Liêu trong định hướng chiến lược phát triển nêu trên.

17

Bạc Liêu

Đối với dự án Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200MW:

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương dành sự hỗ trợ đặc biệt cho tỉnh và Nhà đầu tư hoàn thành các nhiệm vụ thuộc giai đoạn Chuẩn bị đầu tư. Đề nghị Bộ Công Thương:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn định hướng về nội dung hợp đồng PPA, làm cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đàm phán trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, phù hợp với tập quán quốc tế, tạo điều kiện để Dự án đạt được giá bán điện cạnh tranh trong khoảng 7 UScent/kWh như cam kết của Nhà đầu tư.

+ Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch đấu nối lưới điện truyền tải của Dự án vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo (hồ sơ đã được tỉnh hoàn chỉnh và gửi quý Bộ theo công văn số 5331/UBND-TH ngày 04/12/2020).

18

Bạc Liêu

Đối với các dự án điện gió: Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành văn bản số 795/TTg-CN phê duyệt bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, theo đó, Bạc Liêu vừa được bổ sung vào quy hoạch đối với 04 dự án, công suất 270MW. Song bên cạnh các dự án vừa được bổ sung nêu trên, tỉnh hiện còn 02 dự án với quy mô công suất 200MW đã hội đủ các điều kiện để triển khai thực hiện ngay và hoàn thành đóng điện trước tháng 11/2021; mặt khác, theo tính toán của Bộ Công Thương về đầu tư bổ sung lưới điện (cụ thể tại mục V.4 văn bản 1931/BCT-ĐL Bộ Công Thương đề xuất đầu tư đường dây 220KV mạch kép dài khoảng 05 Km đấu nối từ Trạm biến áp 220KV Bạc Liêu chuyển tiếp trên đường dây 220KV Nhiệt điện Cà Mau - Sóc Trăng) thì khả năng giải tỏa công suất của tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng thêm khoảng 200MW nữa. Hiện nay Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất bổ sung vào quy hoạch điện VII (điều chỉnh) cho Bạc Liêu thêm 200MW nữa. Kiến nghị TtgCP sớm xem xét, chấp thuận theo đề xuất nêu trên của tỉnh và của Bộ Công Thương

19

Hà Nam

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, năm 2018 tỉnh Hà Nam đã thực hiện lập Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đường dây 220kV, TBA 220kV Đồng Văn vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2011-2020, có xét đến năm 2030 gửi Bộ Công Thương theo quy định, để có cơ sở cho địa phương thực hiện các bước tiếp theo, trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện các thủ tục và sớm phê duyệt.

20

Bình Thuận

Đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, tham mưu trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và ban hành Nghị định quy định về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ để tạo điều kiện khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển của tỉnh.

21

Bình Thuận

Đề nghị Bộ Công Thương: (1) Sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch Trung tâm logistics hạng II Bình Thuận vào quy hoạch hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; (2) Xem xét đưa các dự án điện gió và các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào Quy hoạch điện lực quốc gia, nhất là Dự án điện gió Thăng Long Wind và Dự án điện khí LNG mũi Kê Gà và xem xét xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho điện gió ngoài khơi gắn với chiến lược biển Việt Nam; (3) Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải để phục vụ đấu nối, truyền tải công suất các dự án điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

22

Bình Thuận

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương xem xét, giải quyết một số vấn đề phát sinh chưa được giải quyết dứt điểm trong quá trình hoạt động của các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, như sau:

- Tập đoàn điện lực Việt Nam khảo sát, lập chủ trương đầu tư và bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bụi, tiếng ồn của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nhằm tạo hành lang an toàn môi trường cho khu vực dân cư thôn Vĩnh Phúc, thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3287/BTNMT-TCMT ngày 22/6/2020.

- Bộ Công Thương tổ chức thanh kiểm tra việc lập đề án và thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao tại các cơ sở phát thải tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 3082/VPCP-CN ngày 17/4/2019 của Văn phòng Chính phủ.

23

Ninh Thuận

Về thay thế nguồn quy mô công suất nguồn điện hạt nhân trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh bằng nguồn điện khí LNG và tiếp tục cập nhật trong Quy hoạch điện VII.

Thực hiện Nghị quyết 31/2016/QH14 của Quốc hội về dừng chủ trương điện hạt nhân Ninh Thuận, Nghị quyết 115 của Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ bổ sung Trung tâm điện khí LNG Cà Ná vào Điều chỉnh Quy hoạch điện vn (tại văn bản số 479/TTg-CN ngày 23/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó giai đoạn 1 công suất khoảng 1.500 MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ vận hành năm 2025 - 2026; các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch điện VIII. Theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh sẽ đưa vào vận hành nguồn điện hạt nhân có công suất 4.600 MW. Tuy nhiên, hiện nay Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã dừng thực hiện; do đó việc thay thế phần quy mô công suất 4.600 MW điện hạt nhân trong kỳ Quy hoạch điện VIII bằng nguồn điện khí LNG là phù hợp và thật sự cần thiết.

Vì vậy, Tỉnh Ninh Thuận tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW bằng nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện lực Cà Ná; giao Bộ Công thương cập nhật, bổ sung vào Đề án Quy hoạch điện vin nhằm phát triển Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná với quy mô công suất đảm bảo thác hiệu quả các công trình hạ tầng tại khu vực này; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân Tỉnh Ninh Thuận theo tinh thần Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ.

24

Ninh Thuận

Về điều chỉnh đưa các khu vực titan ra khỏi Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan. Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ; Chính phủ đồng ý chủ trương đối với những khu vực có chứa quặng titan chưa bảo đảm điều kiện khai thác, ảnh hưởng môi trường mà chưa cấp phép thăm dò, khai thác thì đưa vào khu vực dự trữ quốc gia để triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời. Để triển khai, phải thực hiện thủ tục đưa ra khỏi Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan (theo quyết định 1546/QĐ-TTg ngày 13/9/2013, do Bộ Công thương chủ trì) và đưa vào quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia của cả nước (do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì). Vì vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Công thương sớm tổng hợp đưa các khu vực có titan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và điều chỉnh đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia đối với phần diện tích titan nói trên. Trong thời gian chờ hướng dẫn các thủ tục điều chỉnh Quy hoạch, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chủ trương triển khai các dự án tại các khu vực này để đẩy nhanh tiến độ các dự án. (Nội dung này Tỉnh đã kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các công văn số 1606/UBND-KTTH ngày 18/4/2019 và số 1993/UBND-KTTH ngày 14/5/2019).

25

Vĩnh Phúc

Ban hành văn bản quy định cơ quan đầu mối đủ thẩm quyền giúp UBND tỉnh quản lý các cụm công nghiệp trong suốt quá trình trước, trong và sau đầu tư vì hiện nay Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp chưa quy định nội dung này.

26

Hà Tĩnh

Kính đề nghị Chính phủ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn để khai thác và tận dụng các ưu đãi trong các Hiệp định này. Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid -19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

27

Lào Cai

Hiện nay thủ tướng đã đồng ý lựa chọn Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Do đó ngoài việc hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo một số nội dung về cơ chế, chính sách như sau: (1) Đàm phán với phía Trung Quốc: Thống nhất thời gian đóng mở cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc) từ 7h đến 22h (giờ Hà Nội) và từ 8h đến 23h (giờ Bắc Kinh) hàng ngày; Chính thức mở cửa khẩu song phương Mường Khương (Việt Nam) - Kiều Đầu (Trung Quốc) và Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc); Đưa cặp cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) là cửa khẩu được chỉ định thực hiện nhập khẩu hàng hóa nông sản, trái cây từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. (2) Chỉ đạo các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thống nhất với Bộ Thương mại Trung Quốc trình Chính phủ hai nước phê duyệt Thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cho phép tỉnh Lào Cai xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) để phát huy vị trí cầu nối tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

28

Lào Cai

Về an ninh nguồn nước: Hiện nay, phía thượng nguồn sông Hồng, Trung Quốc đầu tư nhiều nhà máy thủy điện, ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước trên sông Hồng phía Việt Nam; để đảm bảo an ninh, điều tiết nước, đảm bảo giao thông đường thủy, khai thác tiềm năng về thủy điện, đồng thời phát triển du lịch trên sông; đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu phương án đầu tư 02 bậc thủy điện: dự án thủy điện Thái Niên (Bảo Thắng) với công suất dự kiến 60 MW và dự án thủy điện Bảo Hà (Bảo Yên) với công suất dự kiến 40 MW.

29

Đắk Nông

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành triển khai thực hiện định hướng của Bộ Chính trị về phát triển công nghiệp bô xít, alumin, nhôm trong thời kỳ mới.

30

Đắk Nông

Chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét:

- Đưa danh mục dự án di dời đường dây 500kV ra khỏi trung tâm thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2025, có xét đến năm 2045; đồng thời phối hợp với tỉnh Đắk Nông để sớm thực hiện việc di dời;

- Đưa vào quy hoạch, kế hoạch nâng cấp, mở rộng lưới điện 110 kV, 220 kV để tiếp tục nâng cao khả năng truyền tải, hấp thụ công suất các dự án điện năng lượng tái tạo trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh;

- Bổ sung quy hoạch điện lực quốc gia cho tỉnh Đắk Nông 01 trạm biến áp 500kV để gom các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió đấu nối lên lưới điện 500kV; nâng công suất trạm biến áp 500kV hiện có từ 2X450MVA lên 2X900MVA.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 102/VPCP-QHĐP ngày 06/01/2021 về xử lý kiến nghị của các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.207

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.254.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!