Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3304/BTTTT-VP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 12/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3304/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2023

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 742/BDN ngày 14/6/2023, nội dung kiến nghị như sau:

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn an ninh mạng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân nhằm phòng ngừa các loại tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; quản lý tốt các thuê bao điện thoại để tránh tình trạng dùng sim rác gọi điện, bán hàng lừa đảo trên nền tảng mạng xã hội.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến trả lời như sau:

1. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể:

a) Thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức người dân để chủ động phòng tránh tin giả, tin sai sự thật, đồng thời áp dụng các quy tắc ứng xử phù hợp trên mạng, như:

- Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời, đầy đủ cho các cơ quan thông tấn, báo chí để thông tin toàn diện về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội được nhiều người quan tâm.

- Liên tục chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền mạnh mẽ các chủ trương, chính sách, nghị quyết, văn bản của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng thuận đối với các chủ trương chính sách của các cấp chính quyền.

b) Ban hành và tuyên truyền, phổ biến Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam. Nâng cao nhận thức và hành vi ứng xử trên mạng xã hội của người dân, giúp người sử dụng có thể nhận biết và cảnh giác hơn với các thông tin giả mạo, sai sự thật. Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức đã thực hiện áp dụng các chế tài nội bộ để yêu cầu cán bộ, công chức viên chức áp dụng bắt buộc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội khi có các hoạt động tham gia trên môi trường mạng.

c) Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa vào vận hành Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc (tên tiếng Anh: Viet Nam Anti Fake news Center -VAFC) tại tên miền www.tingia.gov.vn, nhằm tiếp nhận các thông tin sai sự thật, tin xấu, độc, tin có dấu hiệu giả mạo để xác minh, công bố để người dân có thể phản ánh, kiểm chứng các thông tin xấu độc, giả mạo trên mạng xã hội.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để chủ động cung cấp thông tin, chủ động kiểm tra, xử lý, phản bác, cung cấp thông tin cho dư luận; thường xuyên tổ chức tập huấn cho các các Bộ, ngành, địa phương về truyền thông nâng cao ý thức cho người sử dụng và phương thức xác minh thông tin ở địa phương/phạm vi lĩnh vực phụ trách.

e) Xây dựng và phổ biến Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng nhằm cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân dùng mạng Internet để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả.

2. Ngoài công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để quản lý thông tin trên mạng xã hội, như:

a) Hoàn thiện hành lang pháp lý cho quản lý thông tin trên mạng như xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ; Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Tham mưu ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới...

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và giám sát các nội dung thông tin trên môi trường mạng: Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các đơn vị liên quan xử lý nhiều trường hợp vi phạm trên môi trường mạng[1] trong đó có nhiều trường hợp về xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Đối với trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, Sở Thông tin và Truyền thông đã trực tiếp xử lý và chuyển cơ quan điều tra các bằng chứng về các hành vi có dấu hiệu hình sự.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai, vận hành “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia” để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng, chỉ đạo các nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn hiệu quả sự phát tán của thông tin xấu độc, ngăn chặn kịp thời các hành vi tấn công mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông cũng triển khai nhiều giải pháp đấu tranh đồng bộ về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google, TikTok...) tuân thủ pháp luật Việt Nam, kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội; thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin độc hại đối với trẻ em.

* Về tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng

- Chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục An toàn thông tin, Thanh tra Bộ) để theo dõi, rà quét, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của người sử dụng.

- Đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ kênh, fanpage, group có nội dung nhảm nhí, giật gân, trái với thuần phong mỹ tục, siết chặt quản lý đối với những người làm videoclip kiếm tiền cụ thể: (1) Google: ngừng chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngăn chặn, gỡ bỏ kênh YouTube vi phạm; Bổ sung bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để ngăn chặn, gỡ bỏ... (2) Facebook đã ngăn chặn fanpage, group có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như: Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử, Hội đồng phê,... (3) TikTok đã gỡ bỏ các tài khoản như: Sắc Màu Sống, The Anh...

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình để trả lời cử tri./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm;
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng



[1] Từ năm 2021 đến tháng 12/2022, các đơn vị chức năng thuộc Bộ (Thanh tra Bộ, Cục PTTH&TTĐT) và các Sở TT&TT đã kiểm tra 141 vụ, thanh tra 10 vụ, ban hành 589 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền phạt 5.999.150.000 đồng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3304/BTTTT-VP ngày 12/08/2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


163

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.44.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!