BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7424/TCHQ-PC
V/v triển khai thực hiện Thông tư số
79/2015/TT-BTC về kiểm tra xử lý văn bản QPPL
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2015
|
Kính
gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Ngày 25/5/2015 Bộ Tài chính ban hành
Thông tư số 79/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) trong lĩnh vực Tài chính, Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/7/2015 và
thay thế Quyết định 3982/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản của Bộ Tài chính.
Để triển khai thực hiện Thông tư trên,
Tổng cục đang dự thảo Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan
thay thế Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành kèm
theo Quyết định số 2331/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan. Trong thời gian chờ Quy chế mới được ban hành, để đảm bảo thời gian thực
hiện Thông tư 79/2015/TT-BTC , Tổng cục Hải quan hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị
thực hiện một số nội dung mới của công tác kiểm tra văn bản theo quy định tại
Thông tư 79/2015/TT-BTC như sau:
I. Văn bản thuộc đối tượng kiểm
tra và xử lý
1. Văn bản QPPL do Tổng cục Hải quan
chủ trì soạn thảo trình Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư và Thông
tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc với Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Văn bản do Tổng cục Hải quan chủ
trì soạn thảo trình Bộ Tài chính ban hành không phải là văn bản QPPL;
3. Văn bản do các đơn vị khác thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chủ
trì trình Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa tính QPPL nhưng
không được ban hành dưới hình thức văn bản QPPL có liên quan đến lĩnh vực hải
quan;
4. Văn bản có thể thức, nội dung như
văn bản QPPL hoặc văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các
vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Tổng cục
Hải quan ban hành;
5. Văn bản QPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan.
II. Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản
1. Đối với văn bản được quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Phần I
a) Ngay sau khi Lãnh đạo Bộ ký ban
hành văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện tự kiểm tra. Nếu phát hiện văn
bản có nội dung trái pháp luật thì phải dừng ngay việc phát hành. Trong thời hạn
01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện văn
bản có nội dung trái pháp luật, Thủ trưởng đơn vị
được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục Hải
quan trình Bộ văn bản mới thay thế;
b) Trường hợp sau khi phát hành, đăng
công báo, gửi văn bản cho các tổ chức, cá nhân mới phát hiện dấu hiệu trái pháp
luật, việc xử lý văn bản được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lập
hồ sơ kiểm tra văn bản gồm các tài liệu:
- Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số
3 ban hành kèm theo Công văn này;
- Văn bản được kiểm tra;
- Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định
nội dung trái pháp luật;
- Các tài liệu khác có liên quan đến
việc kiểm tra văn bản.
Bước 2: Gửi
hồ sơ của văn bản có nội dung trái pháp luật, lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và các
đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những
nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Bước 3:
Trình Tổng cục để trình Bộ (qua Vụ Pháp chế Bộ) kết quả tổng hợp ý kiến, đề xuất
xử lý văn bản. Tài liệu trình Bộ gồm: Tờ trình Bộ; phiếu kiểm tra văn bản; văn
bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; ý kiến tham gia của
các đơn vị có liên quan.
2. Đối với văn bản quy định tại Khoản
3, Khoản 4, Phần I
a) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo
tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm
b, Khoản 1, Phần II.
Riêng văn bản có nội dung giải thích
chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc
hướng dẫn nghiệp vụ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế Bộ để thực hiện kiểm tra trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành, đồng thời tổng hợp
báo cáo theo Mẫu số 2 ban hành kèm Thông tư 79/2015/TT-BTC .
Vụ Pháp chế thực hiện kiểm tra xác suất,
nếu phát hiện sai phạm thì thông báo để đơn vị có trách nhiệm tự kiểm tra trong
thời hạn 3 ngày làm việc theo trình tự nêu tại điểm b, Khoản 1, Phần II.
b) Trường hợp kiểm tra phát hiện văn
bản có dấu hiệu trái pháp luật, các đơn vị tiến hành kiểm tra theo quy định tại
khoản 1, Phần II, thực hiện trao đổi với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan
trình Tổng cục để trình Bộ phương án xử lý theo các hình thức quy định tại điều 26 Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.
3.Đối với các văn bản quy định tại
Khoản 5, Phần I
Sau khi nhận được văn bản các đơn vị
có trách nhiệm:
a) Thực hiện kiểm tra đối với các văn
bản QPPL có liên quan đến phạm vi quản lý, theo dõi của đơn vị. Người được giao
nhiệm vụ làm công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải
quan chủ trì giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện trình tự nêu tại điểm b, khoản
này và tổng hợp kết quả trình Thủ trưởng đơn vị báo cáo Tổng cục theo quy định;
b) Trường hợp phát hiện văn bản có dấu
hiệu sai phạm, thực hiện kiểm tra theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Phần II,
phối hợp với Vụ Pháp chế trình Tổng cục báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế Bộ) về đề
xuất xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, đồng thời dự thảo Công văn của Bộ
Tài chính thông báo kết quả kiểm tra gửi cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
văn bản tự kiểm tra. Nội dung công văn gồm: tên văn
bản được kiểm tra; nội dung yêu cầu cơ quan, người ban hành văn bản có nội dung
trái pháp luật, tự kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định của pháp luật;
Trường hợp cơ quan ban hành văn bản
có dấu hiệu trái pháp luật không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không thông
báo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản đến Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật
hiện hành, đơn vị kiểm tra văn bản chủ
trì phối hợp với Vụ Pháp chế báo cáo Tổng cục văn bản trình Bộ (qua Vụ Pháp chế
Bộ) phương án xử lý đối với văn bản này
theo quy định tại Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngay 12/4/2010 của Chính phủ.
III. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ
1.1. Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục
- Báo cáo danh mục văn bản và kết quả
kiểm tra, tự kiểm tra đối với các văn bản quy định tại Phần I (theo mẫu số 1 và
mẫu số 2 kèm theo Công văn này) về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 18
hàng tháng để tổng hợp báo cáo Bộ.
- Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 05 tháng 5 hàng năm (theo mẫu số
1).
- Báo cáo năm gửi trước ngày 05 tháng
10 hàng năm (theo mẫu số 1).
1.2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Báo cáo kết quả kiểm tra (theo mẫu số
1 kèm theo Công văn này) về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế)
- Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 05
tháng 5 hàng năm.
- Báo cáo năm gửi trước ngày 05 tháng
10 hàng năm.
2. Báo cáo đột xuất
Các đơn vị thực hiện như sau:
- Báo cáo đột xuất thực hiện khi có
yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc của Tổng cục Hải quan;
- Trong trường hợp phát hiện văn bản
có dấu hiệu trái pháp luật (đối với các văn
bản được quy định tại Phần I) cần phải xử lý ngay thì thực hiện báo cáo đột xuất
gửi về Tổng cục (qua Vụ Pháp chế) theo mẫu số 1 kèm theo Công văn này.
3. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng
cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý văn bản và lập báo cáo bản
giấy gửi về Tổng cục theo quy định (bản mềm gửi vào hòm thư:
[email protected]).
Quá trình triển khai thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua Vụ Pháp chế) để được hướng
dẫn cụ thể.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị
nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế) thay b/c;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Lưu: VT, PC(2)
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN
ĐƠN VỊ: ……
-------
|
Mẫu số 1
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Tháng …………………
1. Đối với
văn bản do Bộ Tài chính ban hành (quy định tại Khoản 1 Điều 3
Thông tư 79/2015/TT-BTC):
Số TT
|
Số, ký hiệu,
ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra
|
Vi phạm
|
Xử lý
|
Do tự kiểm tra
|
Do cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột số 2, văn bản có nội dung trái pháp luật do đơn vị tự kiểm tra phát hiện ra, căn cứ kết quả
kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng;
- Tại cột số 3, văn bản có nội dung trái pháp luật
do các cơ quan có chức năng kiểm tra (Cục KTVB, Bộ, cơ quan ngang Bộ) kiểm tra,
phát hiện ra và thông báo với Tổng cục Hải quan;
- Tại cột số 4: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể
hình thức: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ.
2. Đối với văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban
hành (quy định tại điểm Khoản 3 Điều 3 Thông tư 79/2015/TT-BTC):
Số TT
|
Số, ký hiệu,
ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra
|
Vi phạm
|
Hình thức xử lý
|
Thông báo kết
quả cho cơ quan ban hành văn bản
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Đối với cột số 2: Căn cứ kết quả kiểm tra, ghi cụ
thể nội dung vi phạm;
- Đối với cột số 3: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể
hình thức: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ.
- Đối với cột số 4: Ghi cụ thể số, ký hiệu, ngày,
tháng, năm của công văn thông báo kết quả kiểm tra với cơ quan ban hành văn bản.
TỔNG CỤC HẢI QUAN
ĐƠN VỊ: ……
-------
|
Mẫu số 2
|
DANH MỤC VĂN BẢN
ĐÃ BAN HÀNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỰ KIỂM TRA
Tháng:...
Số TT
|
Số, ký hiệu văn
bản
|
Ngày, tháng ký
ban hành
|
Trích yếu nội
dung văn bản
|
Phân loại văn bản
|
Kết quả tự kiểm
tra
|
Ban hành theo
quyền hạn nhiệm vụ
|
Ban hành sau
khi lấy ý kiến đơn vị liên quan
|
Ban hành sau
khi trình Bộ
|
Phù hợp với
hình thức văn bản
|
Phù hợp với thẩm
quyền ký văn bản
|
Không có quy phạm
mới trong văn bản
|
(A)
|
(B)
|
(C)
|
(D)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Đối với cột 1, 2, 3, căn cứ vào Danh mục văn bản để
tích (x) vào ô tương ứng;
- Đối với cột 4, 5, 6, căn cứ kết quả tự kiểm tra để
tích (x) vào ô tương ứng.
TỔNG CỤC HẢI QUAN
ĐƠN VỊ: ……
-------
|
Mẫu số 3
|
PHIẾU KIỂM TRA
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Số TT
|
Tên văn bản kiểm
tra
|
Dấu hiệu trái
pháp luật
|
Cơ sở pháp lý
dùng đối chiếu, kiểm tra
|
Ý kiến người kiểm
tra
|
Kiến nghị xử lý
|
Đối với nội
dung văn bản
|
Đối với cơ
quan, cá nhân ban hành văn bản (nếu có)
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
Ghi chú:
- Đơn vị: Tên đơn vị
của người kiểm tra văn bản;
- Đối với cột 2, trích dẫn nội dung trái pháp luật
của văn bản kiểm tra (ghi cụ thể điểm, Khoản, Điều);
- Đối với cột 3, trích dẫn nội dung văn bản dùng đối
chiếu kiểm tra (ghi cụ thể điểm, Khoản, Điều);
- Đối với cột 4, ghi cụ thể ý kiến đánh giá của người
kiểm tra văn bản đối với từng nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm
tra;
- Đối với cột 5, kiến nghị các hình thức xử lý cụ
thể: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ;
- Đối với cột 6, kiến nghị các hình thức xử lý cụ
thể theo quy định hiện hành.