Kính gửi: Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ
giao, để triển khai Nghị quyết số 19-NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập, Bộ Nội vụ tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng xã hội
hóa dịch vụ sự nghiệp công làm cơ sở lý luận và thực tiễn tham mưu giúp Chính
phủ trong việc hoạch định chính sách và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch
vụ sự nghiệp công. Bộ Nội vụ giao Viện Khoa học tổ chức nhà nước làm cơ quan chủ
trì tổ chức thực hiện công việc này.
Bộ Nội vụ trân trọng đề nghị Bộ trưởng,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quan tâm chỉ đạo và phân công Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, Sở Nội vụ
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Viện Khoa học tổ chức
nhà nước thuộc Bộ Nội vụ để triển khai thực hiện Kế hoạch điều tra thực trạng thực
hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công (kế hoạch kèm theo).
Bộ Nội vụ mong
nhận được sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của Quý cơ quan để cuộc điều tra, khảo
sát đạt kết quả tốt.
Trong quá trình phối hợp triển khai thực hiện, mọi thông tin xin liên hệ: Viện Khoa học tổ chức nhà
nước, Bộ Nội vụ, số 8 Tôn Thất Thuyết,
Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ:
024.62826729/0989343210 (Ông Thạch Thọ Mộc), email: thachthomoc@yahoo.com hoặc
024.62826733/0913.535.664 (Bà Trần Thị Thơi), email: tho_bnv@yahoo.com./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Thứ trưởng Triệu Văn Cường;
- Lưu: VT, VKH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Triệu Văn Cường
|
KẾ
HOẠCH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
“Điều
tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự
nghiệp công”
(Kèm theo Công văn số 5394/BNV-VKH ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nội
vụ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng
các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công lập để rút ra những ưu
điểm, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu và
lợi ích của người dân.
2. Yêu cầu
Việc điều tra phải đảm bảo tính khách
quan, đầy đủ, trung thực, đúng đối tượng, thành phần, số lượng và địa bàn được
lựa chọn để có được kết quả khả quan, chính xác.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối với các cơ quan Trung ương
- Điều tra, khảo sát tại 04 Bộ, bao gồm:
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
- Mỗi Bộ sẽ lựa chọn 04 đơn vị sự
nghiệp công (đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã được xã hội hóa một phần,
xã hội hóa hoàn toàn và đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp ngoài công lập) trực
thuộc Bộ quản lý để điều tra, khảo sát.
- Lãnh đạo và chuyên viên làm công
tác liên quan đến xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công của một số Vụ, Cục, Tổng cục
(trong đó có Vụ Kế hoạch- Tài chính) để cùng tham gia tọa đàm và khảo sát.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều tra, khảo sát tại 05 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đắk
Lắk, Lạng Sơn, Thừa Thiên- Huế.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương sẽ tiến hành điều tra, khảo sát và tọa đàm với các sở, ngành, đơn vị sự
nghiệp (06 sở và 06 đơn vị sự nghiệp) liên quan đến các lĩnh vực y tế; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thể thao và du lịch.
Trong đó, mỗi lĩnh vực lựa chọn 01 đơn vị sự nghiệp, riêng lĩnh vực y tế và
giáo dục, đào tạo sẽ lựa chọn mỗi tỉnh, thành phố là 02 đơn vị sự nghiệp (01
đơn vị sự nghiệp công lập và 01 đơn vị sự nghiệp ngoài công lập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
1. Tập huấn điều tra
- Hướng dẫn lãnh đạo và chuyên viên
làm công tác tổ chức cán bộ của một số cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp về xây
dựng báo cáo đánh giá thực trạng xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công.
- Hướng dẫn trả lời phiếu điều tra xã
hội học.
2. Khảo sát thực trạng thực hiện
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
- Đối tượng khảo sát gồm một số cơ
quan, đơn vị sự nghiệp ở Trung ương và địa phương.
- Nội dung khảo sát: Tọa đàm, trao đổi
thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động và đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ sự
nghiệp công; thực trạng xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công và định hướng đẩy mạnh
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công.
- Điều tra xã hội học về thực trạng dịch
vụ sự nghiệp công và việc xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công theo nội dung trong
phiếu điều tra (bao gồm: Phiếu dành cho cán bộ, công chức cơ quan quản lý; Phiếu
dành cho công chức, viên chức của đơn vị sự nghiệp và Phiếu dành cho người
dân).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Cách thức điều tra, khảo sát
a) Đối với các cơ quan Trung ương
- Tổ chức hội nghị tập huấn điều tra,
hướng dẫn các cơ quan, đơn vị viết báo cáo và trả lời phiếu điều tra xã hội học
(theo mẫu). Dự kiến mỗi Bộ sẽ thực hiện 05 báo cáo thực trạng (01 báo cáo của Vụ
Tổ chức cán bộ + 04 báo cáo của đơn vị sự nghiệp) và 100 phiếu điều tra xã hội
học (40 phiếu dành cho cán bộ, công chức ở cơ quan quản lý và 60 phiếu dành cho
viên chức ở 04 đơn vị sự nghiệp).
- Trực tiếp khảo sát, điều tra sâu tại
một số cơ quan, tổ chức (lịch làm việc cụ thể do Viện Khoa học tổ chức nhà nước
trao đổi với các cơ quan bố trí phù hợp).
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Kết hợp giữa hội nghị tập huấn điều
tra với khảo sát, điều tra sâu tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nêu trên). Dự kiến mỗi tỉnh, thành phố sẽ thực hiện 12 báo cáo thực
trạng (06 Sở (Nội vụ, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công
nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch) + 06 đơn vị sự nghiệp) và 200 phiếu điều
tra xã hội học (40 phiếu dành cho cán bộ, công chức ở 04 Sở chuyên ngành; 120
phiếu dành cho viên chức ở 06 đơn vị sự nghiệp và 40 phiếu dành cho người dân).
2. Thời gian
Việc điều tra, khảo sát sẽ tiến hành
trong 01 tháng, từ 10/10 đến 10/11/2018. Thời gian làm việc tại mỗi cơ quan
Trung ương và địa phương là 01 ngày (không kể thời gian đi lại).
3. Phân công thực hiện
a) Giao Viện Khoa học tổ chức nhà nước
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn điều tra, khảo sát.
b) Tổ chức hội nghị tập huấn điều tra đối với các cơ quan ở Trung ương.
Thành phần tham dự tập huấn gồm: Đại
diện lãnh đạo Bộ Nội vụ; Lãnh đạo và một số nghiên cứu viên của Viện Khoa học tổ
chức nhà nước; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ thuộc Bộ Nội vụ; đại
diện lãnh đạo và công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng điều
tra.
c) Thành lập các đoàn công tác thực hiện
nhiệm vụ tập huấn điều tra, khảo sát tại 05 tỉnh, thành phố:
- Thành phần đoàn công tác Bộ Nội vụ
gồm có: Lãnh đạo và một số nghiên cứu viên của Viện Khoa học tổ chức nhà nước;
đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ thuộc Bộ Nội vụ (Vụ Công chức - Viên
chức; Vụ Cải cách hành chính, Vụ Pháp chế).
- Thành phần tham dự tập huấn điều
tra, khảo sát tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đại diện lãnh đạo
UBND cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo và một số chuyên viên Sở Nội vụ, Sở Tài chính;
đại diện lãnh đạo và 01 chuyên viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ thuộc 04
Sở và 06 đơn vị sự nghiệp.
d) Kinh phí thực hiện: Bộ Nội vụ hỗ
trợ kinh phí viết báo cáo, trả lời phiếu điều tra xã hội học và thù lao cho các
đại biểu tham dự tập huấn điều tra, khảo sát./.
BỘ NỘI VỤ
VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC
NHÀ NƯỚC
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 9 năm 2018
|
HƯỚNG DẪN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
XÃ HỘI HÓA
DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
(Dành cho cơ quan quản lý
các đơn vị sự nghiệp công)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Báo cáo đầy đủ, phân tích và đánh
giá khách quan thực trạng xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công dưới góc độ của cơ
quan quản lý; rút ra những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ
chức thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; nêu rõ những nguyên nhân chủ
quan, khách quan. Trên cơ sở đó, đề xuất những chủ trương,
định hướng, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công trong thời
gian tới.
2. Báo cáo cần rõ ràng, tập trung vào
những nội dung cụ thể, hoàn thành đúng thời gian yêu cầu, theo từng lĩnh vực quản
lý của Bộ/ngành/địa phương.
3. Đối tượng báo cáo: Vụ Tổ chức cán
bộ (Bộ); Cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh (địa phương).
II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
1.1. Nhận xét chung về tổ chức đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội hóa
- Thông tin về số lượng, tên gọi, loại hình, cấp quản
lý của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc các Bộ/ngành/địa phương
và đưa ra đánh giá, nhận xét. Nêu cụ thể ở từng lĩnh vực cụ thể (số lượng, đã
phù hợp chưa? có sự chồng chéo, phân tán, trùng lắp, bỏ sót về chức năng, nhiệm
vụ không? đánh giá về cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc từng lĩnh vực;
đánh giá chung về cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công lập giữa trung ương và địa
phương, giữa các Bộ, ngành...).
- Nêu những ưu điểm, hạn chế về tổ chức
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội hóa và chỉ
ra nguyên nhân của những hạn chế đó?
1.2. Về chính sách, pháp luật hiện
hành về xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập
- Đánh giá, nhận xét những quy định về
cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp
công lập hiện nay. Cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp
công đã đầy đủ và hợp lý chưa? Còn thiếu cơ chế, chính sách nào? Đã có sự phân
định giữa các hoạt động có bản chất lợi nhuận và phi lợi
nhuận; giữa đơn vị công lập và đơn vị ngoài công lập? Những bất hợp lý cần khắc
phục?
- Đánh giá, nhận xét việc ban hành
các quy định triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích xã
hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập của Bộ/ngành/địa phương? Đã đầy đủ, kịp thời
và phù hợp với từng lĩnh vực chưa?
- Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc
và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn và vướng mắc trong việc ban
hành và thực hiện các quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội dịch vụ sự nghiệp công lập?
1.3. Về kết quả thực hiện xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập
- Báo cáo và đánh giá, nhận xét các kết
quả đạt được trong quá trình thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công của Bộ/ngành
và địa phương, gồm các nội dung sau:
+ Về số lượng và
tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội hóa so với tổng số đơn vị
ĐVSNCL thuộc phạm vi quản lý của bộ/ngành/địa phương.
+ Loại hình đơn vị sự nghiệp công lập
thực hiện xã hội hóa?
+ Mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện xã hội hóa?
+ Các hình thức xã hội hóa đơn vị sự
nghiệp công lập?
+ Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
xã hội hóa, trên các mặt:
Tự chủ về tài chính (về nguồn thu,
nhiệm vụ chi, phân phối lợi nhuận...; Những thuận lợi, khó
khăn trong việc chuyển đổi từ phí dịch vụ sang giá dịch vụ trong một số lĩnh vực
dịch vụ công...);
Tự chủ về nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động;
Tự chủ về tổ chức, biên chế, nhân sự,
giải quyết tiền lương, thưởng, thu nhập của viên chức, người lao động tại
ĐVSNCL.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân trong quá trình thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công của Bộ/ngành/địa
phương?
1.4. Về công tác quản lý xã hội hóa
dịch vụ sự nghiệp công
- Nhận xét, đánh giá về thẩm quyền quản
lý các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xã hội hóa trực thuộc của Bộ/ngành/địa
phương? Đã xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong quản lý xã hội
hóa dịch vụ sự nghiệp công?
- Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện
phân cấp thẩm quyền quản lý xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp
công (các quy định về phân cấp quản lý xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công có phù
hợp với thực tế không? đã đầy đủ, rõ ràng chưa? Còn chồng chéo, trùng lắp, hoặc
bỏ sót ở khâu nào, việc nào không? Có tạo được sự chủ động cho các đơn vị sự
nghiệp công không? Tự chủ ở mức độ nào?...).
- Nhận xét, đánh giá việc quản lý quy
hoạch phát triển mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ/ngành/địa
phương.
- Nhận xét, đánh giá về quản lý về
giá, phí, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp
công? Tiêu chí phân loại? Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất
lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công?
- Nhận xét, đánh giá về mối quan hệ
giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành trong quá trình triển khai
thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công?
- Nhận xét, đánh giá về cơ chế thanh
tra, kiểm tra, giám sát xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công?
- Nhận xét, đánh giá kết quả phát huy
vai trò giám sát của người dân (đối tượng hưởng thụ dịch vụ) đối với các hoạt động
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công?
1.5. Về số lượng, chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau khi thực
hiện xã hội hóa
- Nhận xét, đánh giá về sự thay đổi của
đội ngũ cán bộ,viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi thực hiện,
xã hội hóa? (về số lượng công chức, viên chức có đảm bảo không? chất lượng đội
ngũ công chức, viên chức có đáp ứng được yêu cầu xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp
công không?...)
- Nhận xét, đánh giá về cơ chế, chính
sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị dịch vụ SNC đã xã
hội hóa?
2. Những đề xuất, kiến nghị về đẩy
mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
2.1. Đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện
các quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ
sự nghiệp công lập. Những quy định nào cần sửa đổi, bổ
sung hoặc cần ban hành mới có liên quan đến xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập?
Cần có một Luật riêng quy định về xã hội hóa dịch vụ công?
2.2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp
đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập:
- Về lựa chọn số
lượng, loại hình, nhóm dịch vụ sự nghiệp công cần đẩy mạnh việc thực hiện xã hội
hóa; loại hình dịch vụ sự nghiệp công cần chuyển giao cho khu vực tư nhân và
các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
- Về sắp xếp, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp công
không cần nắm giữ hoặc quản lý, hoạt động không hiệu quả;
giải pháp chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công sang mô hình doanh nghiệp.
- Về phân cấp quản
lý đơn vị sự nghiệp công, thực hiện chuyển giao một số đơn vị sự nghiệp từ các
bộ, ngành về địa phương quản lý.
- Về điều kiện,
tiêu chí của các đơn vị sự nghiệp công cần thực hiện xã hội hóa.
- Về xây dựng
các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ sự
nghiệp công.
- Về cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa đối với từng loại hình dịch
vụ sự nghiệp công (về tài chính, đất đai, thuế, phí...).
- Các đề xuất, kiến nghị liên quan đến
tăng cường và hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò thanh tra, kiểm tra,
giám sát của nhân dân đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công, xã hội hóa dịch
vụ sự nghiệp công.
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp đổi mới,
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong các đơn
vị sự nghiệp công.
2.3. Những đề xuất, kiến nghị
khác.../.
BỘ NỘI VỤ
VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC
NHÀ NƯỚC
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 9 năm 2018
|
HƯỚNG DẪN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
(Dành cho các đơn vị sự nghiệp
công)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Báo cáo đầy đủ, phân tích và đánh
giá khách quan thực trạng xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công dưới góc độ của đơn
vị sự nghiệp công; rút ra những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức thực hiện
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; nêu rõ những nguyên nhân chủ quan, khách
quan. Trên cơ sở đó đề xuất những chủ trương, định hướng,
giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới.
2. Báo cáo cần rõ ràng, tập trung vào
những nội dung cụ thể, hoàn thành đúng thời gian yêu cầu.
3. Đối tượng báo cáo: Đơn vị sự nghiệp
công lập ở Bộ và UBND cấp tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
1.1. Khái quát chung về tổ chức,
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội hóa
- Báo cáo và đánh giá, nhận xét quá
trình phát triển và những thay đổi của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội
hóa (cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động).
Báo cáo, đánh giá về mô hình tổ chức
đơn vị sự nghiệp công lập của đơn vị hiện nay (mô hình tổ chức đã hợp lý chưa,
đã tinh gọn và phù hợp với tính chất hoạt động cung ứng dịch vụ công chưa?).
- Nêu những ưu điểm, hạn chế về tổ chức,
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội
hóa và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc.
1.2. Về chính sách, pháp luật hiện
hành về xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập
- Đánh giá, nhận xét những quy định về
cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công hiện nay? Cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội
hóa dịch vụ sự nghiệp công đã đầy đủ, rõ ràng, phù hợp
chưa? còn thiếu hoặc bất hợp lý ở những nội dung nào, vấn đề nào?
- Nêu những khó khăn, vướng mắc và chỉ
ra những nguyên nhân của khó khăn và vướng mắc của các quy định hiện hành về cơ
chế, chính sách khuyến khích xã hội dịch vụ sự nghiệp công lập?
1.3. Về kết quả thực hiện xã hội
hóa dịch sự nghiệp công
- Báo cáo và đánh giá, nhận xét về
các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện xã hội hóa tại đơn vị sự nghiệp
công lập, gồm các nội dung sau:
+ Đã áp dụng những cơ chế, chính sách
khuyến khích xã hội hóa nào?
+ Về phương thức
đầu tư và phân bổ ngân sách cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện xã hội hóa
đã hợp lý chưa? Đã có sự cân đối giữa nguồn đầu tư tài chính từ ngân sách nhà
nước và nguồn kinh phí đầu tư ngoài ngân sách nhà nước chưa?
+ Sự tham gia của các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể và cá nhân trong quá trình xã hội hóa như thế nào?
+ Lựa chọn phương thức đấu thầu, đặt
hàng như thế nào?
+ Giá và phí dịch vụ như thế nào?
+ Nguồn nhân lực
và cơ sở vật chất đã bảo bảo cho quá trình xã hội hóa chưa?
- Nêu những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân trong quá trình thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công của đơn
vị sự nghiệp công lập?
1.4. Về công tác quản lý xã hội
hóa dịch vụ sự nghiệp công của cơ quan chủ quản
- Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phân
cấp thẩm quyền quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công và phân cấp cho các
đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay (các quy định về phân cấp quản lý các đơn vị
sự nghiệp công có phù hợp với thực tế không? đã rõ ràng
chưa? còn chồng chéo, trùng lắp hay không? có tạo được sự chủ động cho các đơn
vị sự nghiệp công lập không?)
- Nhận xét, đánh giá về mối quan hệ chỉ đạo, quản lý giữa cơ quan chủ quản với đơn vị sự nghiệp
công lập.
- Nhận xét, đánh giá về cơ chế thanh
tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công?
1.5. Về công tác quản trị nội bộ của
đơn vị sự nghiệp công
- Nhận xét, đánh giá về mô hình quản
trị nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập? (áp dụng mô hình nào? Có phù hợp
không)
- Đánh giá về quy chế quản lý tài
chính, tài sản công, đã xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
và tập thể?
- Nhận xét về công tác đánh giá chất
lượng hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
- Nhận xét về thẩm quyền, trách nhiệm
của người đứng đầu trong quản lý, điều hành đơn vị sự nghiệp công lập?
- Nhận xét, đánh giá về chế độ kế
toán, kiểm toán hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
2. Những đề xuất, kiến nghị về đẩy
mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
2.1. Đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện
các quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ
sự nghiệp công. Những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung hoặc cần ban hành quy định
mới có liên quan đến xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công? Cần có một Luật riêng
quy định về xã hội hóa dịch vụ công?
2.2. Đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh việc
thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
- Đề xuất, kiến nghị lựa chọn số lượng,
loại hình, nhóm dịch vụ sự nghiệp công cần đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa.
- Đề xuất kiến nghị về đổi mới phân cấp
quản lý đơn vị sự nghiệp công; về chuyển giao đơn vị sự nghiệp công lập từ
trung ương về địa phương quản lý.
- Đề xuất, kiến nghị về đổi mới, hoàn
thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa (về tài chính, đất
đai, thuế, phí,...)
- Đề xuất, kiến nghị về giải pháp đổi
mới, nâng cao chất lượng kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công lập.
- Đề xuất, kiến nghị về đổi mới công
tác quản lý nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đề xuất, kiến nghị đổi mới, nâng cao
chất lượng đội ngũ viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập
2.3. Những đề xuất, kiến nghị
khác.../.