Kính gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;
- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;
- Các trường phổ thông trực thuộc Bộ.
|
Để triển khai kiểm định chất lượng
giáo dục trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông,
trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt (sau đây gọi chung là
trường trung học) được thuận lợi và đúng quy định, Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục hướng dẫn xác định yêu cầu (nội hàm) và gợi ý tìm minh chứng
cho các chỉ số trong từng tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường tiểu học và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học ban
hành theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Cụ thể như sau:
Phần I
HƯỚNG
DẪN CHUNG
1. Trong kiểm định chất lượng giáo dục,
minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và
đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu
chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó
đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
2. Minh chứng được thu thập từ các nguồn:
Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra,
phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục,... Minh chứng
phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác.
3. Minh chứng đã thu thập cần được xử
lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận
trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu
của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của
báo cáo tự đánh giá.
4. Mỗi minh chứng
chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và
tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí. Trong trường hợp có nhiều
minh chứng thì chỉ cần một bản có giá trị pháp lý cao nhất, phù hợp nhất. Minh
chứng bằng hiện vật thì có thể lập bảng thống kê, mô tả thông số và vị trí đặt
hiện vật. Không “phục chế” minh chứng.
5. Minh chứng để
trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa để thuận tiện cho việc tra cứu. Minh chứng
hết giá trị được thay thế bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp. Minh chứng
thay thế được ghi ký hiệu của minh chứng bị thay thế và ghi rõ ngày, tháng, năm
thay thế.
6. Trong văn bản này, mục Gợi ý các
minh chứng chỉ có tính chất tham khảo. Có thể lựa chọn một
hoặc một vài minh chứng được gợi ý, không nhất thiết phải sử dụng tất cả.
7. Khi triển khai việc thu thập, xử
lý, phân tích minh chứng, các cơ sở giáo dục cần lưu ý nghiên cứu kỹ Công văn số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá
ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GDĐT để
tránh hiểu và vận dụng máy móc, cứng nhắc.
Phần II
XÁC
ĐỊNH YÊU CẦU CỦA CHỈ SỐ VÀ GỢI Ý MINH CHỨNG
I. ĐỐI VỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tiêu chuẩn
1: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Cơ cấu
tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu
học.
a) Có hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường
công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua
khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác).
Yêu cầu của chỉ số:
- Có hiệu trưởng;
- Có đủ số lượng phó hiệu trưởng
theo quy định tại Khoản 1 Điều 18, Điều lệ trường tiểu học (trường hạng I có 2
phó hiệu trưởng, trường hạng II, hạng III có 1 phó hiệu trưởng, trường có
từ 20 học sinh khuyết tật trở lên được thêm 1 phó hiệu trưởng);
- Có đủ các hội đồng:
+ Hội đồng trường đối với trường
công lập; hội đồng quản trị đối với trường tư thục;
+ Hội đồng thi đua khen thưởng;
+ Hội đồng kỷ luật (nếu có);
+ Hội
đồng tư vấn (các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng ra quyết định thành lập.
Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn
do hiệu trưởng quyết định. Ví dụ: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm; hội đồng
chấm thi giáo viên giỏi,...).
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng
trường đối với trường công lập; hội đồng quản trị đối với trường tư
thục;
- Nghị quyết của hội đồng trường, hội
đồng quản trị;
- Quyết định thành lập hội đồng thi
đua khen thưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng kỷ
luật (nếu có);
- Quyết định thành lập các hội đồng
tư vấn;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và
các tổ chức xã hội khác.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có các tổ chức:
- Đảng Cộng
sản Việt Nam;
- Công đoàn;
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh;
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh;
- Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh;
- Các tổ chức xã hội khác (hội cựu
giáo chức, hội khuyến học,...).
Lưu ý:
- Trong trường hợp toàn
bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thì
không bắt buộc phải có tổ chức đoàn;
- Trong trường hợp
nhà trường không đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì phải có tổ đảng.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định thành lập tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam của trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội chi bộ, đảng
bộ cơ sở; quyết định chuẩn y, công nhận ban chấp hành, chi uỷ, bí thư, phó bí
thư, tổ trưởng tổ đảng,...);
- Quyết định về việc thành lập công
đoàn nhà trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội công đoàn, quyết định chuẩn
y, công nhận ban chấp hành, chủ tịch, phó chủ tịch,...);
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) chi đoàn giáo viên, nhân viên của nhà trường;
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Quyết định thành
lập (hoặc báo cáo công tác) của Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh;
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) các tổ chức xã hội khác;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các tổ chuyên
môn và tổ văn phòng.
Yêu cầu của chỉ số: Có các tổ
chuyên môn và tổ văn phòng.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định về việc thành lập các tổ
chuyên môn và tổ văn phòng;
- Quyết định bổ
nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng;
- Báo cáo của tổ chuyên môn và tổ văn
phòng;
- Sổ ghi nghị quyết họp tổ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Lớp học,
số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Lớp học được tổ chức
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai
lớp phó;
- Mỗi lớp học được
chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó.
Gợi ý các minh chứng:
- Bản tổng hợp thông tin về các lớp
theo từng năm học (họ và tên giáo viên chủ nhiệm, họ và tên lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng, tổ phó);
- Biên bản họp bầu
lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng của các lớp hoặc văn bản của giáo viên chủ nhiệm
lớp chỉ định lớp trưởng, lớp phó luân phiên hằng năm;
- Sổ chủ nhiệm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Số học sinh trong
một lớp theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Mỗi lớp học
có không quá 35 học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Bản tổng hợp thông tin về các lớp trong nhà trường
theo từng năm học (tên giáo viên chủ nhiệm, sĩ số học sinh, họ tên lớp trưởng,
lớp phó, tổ trưởng, tổ phó);
- Sổ gọi tên và ghi điểm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Địa điểm đặt trường,
điểm trường theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi
trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
- Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường
tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho
trẻ đến trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
quyết định giao đất để xây dựng trường, điểm trường của cấp có thẩm quyền;
- Biên bản bàn giao cơ sở vật chất giữa
nhà trường với các cơ quan hoặc với địa phương;
- Kế hoạch phát triển của nhà trường
được Phòng GDĐT phê duyệt;
- Văn bản của hiệu trưởng phân công
nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng hoặc giáo viên phụ trách điểm trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Cơ cấu tổ
chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy
định tại Điều lệ trường tiểu học.
a) Có cơ cấu tổ chức
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Tổ chuyên môn có ít nhất 3 thành
viên; có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó;
- Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định về việc
bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Danh sách cán bộ,
giáo viên, nhân viên của các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung về cơ cấu tổ chức;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Xây dựng kế
hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện
sinh hoạt tổ theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có kế hoạch hoạt động của tổ
theo tuần, tháng, năm học;
- Sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần
và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu của công việc.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng,
năm học của tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Biên bản họp (hoặc sổ ghi nội dung
các cuộc họp) tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và
hoạt động giáo dục;
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản
lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo
viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng,
tổ phó;
- Tổ văn phòng thực hiện nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch
dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;
+ Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ
quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo
quy định;
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm
tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế
hoạch của nhà trường;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức;
giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
+ Lưu trữ hồ sơ của trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần, tháng, năm học;
- Sổ thực hiện bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản
lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
- Sổ ghi nội dung sinh hoạt của tổ;
- Biên bản đánh giá, xếp loại viên chức;
- Biên bản sinh hoạt định kỳ và đột xuất
của tổ;
- Biên bản của các
đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác lưu trữ của nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá hoạt động của các tổ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Chấp hành
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền
địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
Yêu cầu của chỉ số:
- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
cấp ủy Đảng;
- Chấp hành sự quản lý hành chính của
chính quyền địa phương;
- Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của các cấp của nhà
trường;
- Báo cáo, nghị quyết của tổ chức Đảng,
chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục hằng năm có nội dung đánh giá việc chấp
hành của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện chế độ
báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Sổ theo dõi công văn đi của nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Đảm bảo Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường, các cá nhân, tổ chức, đoàn
thể trong nhà trường thực hiện đúng các quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ
trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo Quyết định số
04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả thực hiện Quy chế;
- Báo cáo của ban
thanh tra nhân dân hằng năm;
- Báo cáo của công
đoàn nhà trường có nội dung đánh giá việc thực hiện Quy chế;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Quản lý
hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ
hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có đủ các hồ sơ: Sổ đăng bộ;
sổ phổ cập giáo dục tiểu học; sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh;
hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có); học bạ của học sinh; sổ
nghị quyết và kế hoạch công tác; sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên; sổ
khen thưởng, kỷ luật; sổ quản lý tài sản, tài chính; sổ quản lý các văn bản,
công văn.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục hệ thống hồ sơ, sổ sách của
nhà trường;
- Hồ sơ của nhà trường;
- Biên bản (hoặc kết luận, thông báo)
các cấp có thẩm quyền về việc kiểm tra hệ thống hồ sơ, sổ sách;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá về hệ thống hồ sơ, sổ sách;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của
Luật Lưu trữ.
Yêu cầu của chỉ số: Hồ sơ, văn bản
được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ.
Gợi ý các minh chứng:
- Các loại sổ, văn bản, tài liệu theo
quy định;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, văn bản;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện các cuộc
vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy
định của Nhà nước.
Yêu cầu của chỉ số: Thực hiện các
cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành
và quy định của Nhà nước.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc thực hiện các cuộc
vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua;
- Nghị quyết của hội
đồng thi đua, khen thưởng;
- Các hình thức khen thưởng của cấp có
thẩm quyền về thành tích thực hiện các
cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Quản lý
các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và
quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a) Thực hiện nhiệm
vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo quy định
của Điều lệ trường tiểu học.
Yêu cầu của chỉ số:
- Quản lý các hoạt động giáo
dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Quản lý học sinh theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học;
- Quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật
chất.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch năm học;
- Hồ sơ phục vụ
hoạt động giáo dục trong trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung
đánh giá công tác quản lý của nhà trường;
- Kết quả hoạt động
giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện tuyển dụng,
đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật
Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác
của pháp luật.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường thực hiện theo quy định về:
- Tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm;
- Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân
viên.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ;
- Hồ sơ quản lý nhân sự;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Quản lý, sử dụng
hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Yêu cầu của chỉ số: Quản lý, sử dụng
hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Sổ quản lý tài sản, tài chính;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất
để phục vụ các hoạt động giáo dục;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng
chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên
tai, các tệ nạn xã hội trong trường.
a) Có phương án đảm bảo
an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm
họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn
xã hội của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có các phương án để:
- Đảm bảo an ninh trật tự;
- Phòng chống tai nạn, thương tích;
- Phòng chống cháy nổ;
- Phòng tránh các hiểm họa thiên tai;
- Phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm;
- Phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Gợi ý các minh chứng:
- Phương án của nhà trường về đảm bảo
an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm
họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn
xã hội;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
đánh giá công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy
nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm,
phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường;
- Văn bản phối hợp giữa nhà trường với
cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống
tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch
bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Đảm bảo an toàn
cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
- Đảm bảo an toàn cho học sinh trong
nhà trường;
- Đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Phương án đảm bảo an toàn cho học
sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;
- Báo cáo tổng kết hằng năm của cơ
quan công an, chính quyền địa phương đánh giá việc bảo đảm an toàn cho học sinh
và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường;
- Các hình thức khen thưởng của cấp
trên về thành tích đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nhà
trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Không có hiện tượng
kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số: Không có hiện
tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực;
- Các hình thức khen thưởng của các cấp
về thành tích bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn
2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Năng lực của
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo
dục.
a) Hiệu trưởng có số
năm dạy học từ 4 năm trở lên, phó hiệu trưởng từ 2 năm trở lên (không kể thời
gian tập sự).
Yêu cầu của chỉ số:
Số năm dạy học của hiệu trưởng từ 4
năm trở lên, phó hiệu trưởng từ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ cán bộ
công chức của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Được đánh giá hằng
năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Yêu cầu của chỉ số: Hằng năm, hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá và xếp loại từ khá trở lên theo Quy định
Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng hằng năm;
- Các hình thức khen thưởng hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý
giáo dục theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, tập huấn về chuyên môn,
nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua lớp
bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục;
- Văn bản triệu tập hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn;
- Kết quả học tập tại các lớp bồi dưỡng,
tập huấn;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Số lượng,
trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Số lượng và cơ cấu
giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để
dạy các môn học bắt buộc của tiểu học theo quy định (Đối với trường tiểu học
dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế 1,20 giáo viên trong 1 lớp; đối với
trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế 1,50 giáo viên trong
1 lớp).
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách giáo viên của trường hằng
năm;
- Các văn bản phân công giáo viên giảng
dạy hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Giáo
viên dạy các môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, giáo viên làm Tổng phụ
trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Giáo viên dạy các môn: Thể dục, âm
nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ đảm bảo quy định;
- Có giáo viên
làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bằng, chứng chỉ của giáo viên dạy
các môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ;
- Văn bản phân công giáo viên làm tổng
phụ trách đội;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c)
Giáo viên đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 20% trở lên đối với miền
núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và 40% trở lên đối với các vùng khác.
Yêu cầu của chỉ số: Giáo viên đạt
trình độ chuẩn 100%, trong đó:
- Trên chuẩn 20% đối với miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Trên chuẩn 40% trở lên đối với các
vùng khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách giáo viên của trường có
thông tin về trình độ đào tạo (hiệu trưởng ký tên, đóng dấu);
- Kết quả kiểm tra văn bằng chứng chỉ
của nhà trường hoặc của cơ quan quản lý cấp trên;
- Văn bằng đào tạo của giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của
giáo viên.
a) Xếp loại chung cuối
năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất
50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Yêu cầu của chỉ số:
Xếp loại chung cuối năm học của giáo
viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đạt:
- 100% từ loại trung bình trở lên;
- Có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên.
Gợi ý các minh chứng:
- Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo
viên hằng năm theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại giáo viên hằng năm;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có số liệu về đánh giá xếp loại giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Số lượng giáo viên
đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có
ít nhất 5% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản thông báo của các cấp về kết
quả thi giáo viên dạy giỏi;
- Danh sách giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên hằng năm;
- Giấy chứng nhận, bằng khen của các cấp
đối với giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Giáo viên được đảm
bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp
luật.
Yêu cầu của chỉ số:
Giáo viên tiểu học
được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 35, Điều
lệ trường tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ
trường tiểu học và của pháp luật;
- Báo cáo tổng kết công tác của Công
đoàn nhà trường hằng năm;
- Báo cáo tại hội nghị cán bộ,
công chức hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Số lượng,
chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của
nhà trường.
a) Số lượng nhân
viên đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có đủ số lượng nhân viên làm công
tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác (theo hướng dẫn
cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Mục II của Thông tư liên tịch số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở cơ sở
giáo dục phổ thông công lập).
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách viên chức làm công tác thư
viện, thiết bị, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên khác của nhà
trường hằng năm;
- Quyết định điều động viên chức làm
công tác thư viện, thiết bị, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên
khác của cấp có thẩm quyền;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung thống kê số lượng nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhân viên kế toán,
văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ
trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về
nghiệp vụ theo vị trí công việc.
Yêu cầu của chỉ số:
- Nhân viên kế toán, văn thư, y tế,
viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng
chuyên môn;
- Các nhân viên khác được bồi dưỡng về
nghiệp vụ theo vị trí công việc.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách nhân viên của trường có
thông tin về trình độ đào tạo;
- Văn bằng đào tạo của nhân viên;
- Giấy chứng nhận, chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ theo vị trí công việc của các nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Nhân viên thực hiện
tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Nhân viên của
nhà trường:
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Được đảm bảo các chế độ, chính
sách theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhân viên và việc đảm bảo
các chế độ, chính sách theo quy định đối với nhân viên của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Học sinh của
nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của
pháp luật.
a) Đảm bảo quy định về
tuổi học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14
tuổi (tính theo năm); tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp
1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi; học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí
tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách học sinh các lớp học trong
trường hằng năm có thông tin về năm sinh;
- Sổ gọi tên và ghi điểm;
- Sổ đăng bộ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm.
Yêu cầu của chỉ số:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh
và quy định về các hành vi học sinh không được làm theo Điều 41 và Điều 43, Điều
lệ trường tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Tổng hợp kết quả
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh các lớp hằng năm;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và thực
hiện quy định về các hành vi học sinh không được làm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Được đảm bảo các
quyền theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Học sinh được
đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 42, Điều lệ trường tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn
3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
1. Khuôn
viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi
tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Diện tích khuôn
viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Diện tích nhà trường theo quy định tại
Khoản 2, Điều 45, Điều lệ trường tiểu học;
- Khuôn viên nhà
trường theo quy định tại Khoản 3, Điều lệ trường tiểu học;
- Nhà trường có cây xanh bóng mát, sạch,
đẹp.
Gợi ý các minh chứng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
nhà trường;
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà
trường;
- Ảnh chụp khuôn viên của nhà trường
(nếu có);
- Các minh chứng
khác (nếu có).
b)
Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Cổng trường phải đảm bảo yêu cầu an
toàn, thẩm mỹ;
- Biển tên trường
theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều lệ trường tiểu học;
- Tường hoặc hàng
rào bao quanh (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà
trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có sân chơi, bãi tập
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới
30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết
bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Bãi tập phù hợp và đảm bảo an toàn
cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà
trường;
- Danh mục các thiết bị luyện tập thể
dục, thể thao;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Phòng
học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
a) Số lượng, quy
cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường
tiểu học.
Yêu cầu của chỉ số: Số lượng, quy
cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định tại Điều 46, Điều lệ
trường tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá về phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh đảm bảo quy
định;
- Hình ảnh (nếu có);
- Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Kích
thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định
của Bộ GDĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Yêu cầu của chỉ số: Kích thước, vật
liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định theo
Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT,
ngày 16/6/2011 của Bộ GDĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá về phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh của nhà trường
đảm bảo quy định;
- Hình ảnh (nếu có);
- Sổ quản lý tài sản;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Kích thước, màu sắc,
cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ
Y tế.
Yêu cầu của chỉ số:
Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng
trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ phòng học;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Khối
phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định
của Điều lệ trường tiểu học.
a) Khối phòng phục vụ
học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Khối phòng phục vụ học tập có các
phòng: phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng; phòng giáo dục nghệ thuật;
phòng học ngoại ngữ; phòng máy tính; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật
học hoà nhập (nếu có); thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống
và hoạt động Đội;
- Khối phòng hành chính quản trị có
các phòng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu
trưởng; phòng họp, phòng giáo viên; văn phòng; phòng y tế học đường;
kho; phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường;
- Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện
sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có);
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ từng khu (khối phòng phục vụ
học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ);
- Hình ảnh (nếu có);
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường
hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có trang thiết bị
y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có trang thiết bị y tế tối thiểu;
- Có tủ thuốc với các loại thuốc thiết
yếu đảm bảo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục thiết bị y tế;
- Danh mục các loại thuốc thiết yếu;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các loại máy
văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính
nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có các loại máy văn phòng phục vụ
công tác quản lý và giảng dạy;
- Máy tính nối
mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá các loại máy văn phòng,
internet đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và các hoạt động giáo dục;
- Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;
- Hợp đồng và hóa đơn thanh toán tiền
dịch vụ internet;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Công trình
vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
a) Có công trình vệ
sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận
lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
an toàn, thuận tiện, sạch sẽ.
Yêu cầu của chỉ số:
Khu vệ sinh:
- Riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật;
- Vị trí phù hợp với cảnh quan trường
học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ khu nhà vệ sinh của nhà
trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Có
nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có nhà để xe cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên;
- Có nhà để xe cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ tổng thể nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có nguồn nước sạch
đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ
thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.
Yêu cầu của chỉ số:
- Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu
sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm
bảo yêu cầu.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà trường;
- Chứng nhận có nguồn nước sạch của
ngành y tế;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Thư viện
đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh.
a) Thư viện đạt tiêu
chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT.
Yêu cầu của chỉ số:
Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền
công nhận thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ
GDĐT.
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Hoạt động của thư
viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh.
Yêu cầu của chỉ số: Hoạt động của
thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Nội quy thư viện;
- Danh mục các loại sách, báo, tài liệu;
- Sổ theo dõi việc cho mượn sách (số
lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mượn tài liệu, đọc các tài liệu
trong thư viện);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Bổ sung sách,
báo và tài liệu tham khảo hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số: Hằng năm, thư
viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục sách
báo, tài liệu được bổ sung cho thư viện nhà trường hằng năm;
- Hoá đơn mua sách báo hoặc phiếu xuất,
nhập kho;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Thiết bị
dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy
học.
a) Thiết bị dạy học tối
thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ GDĐT.
Yêu cầu của chỉ số:
Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng
dạy và học tập đảm bảo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009
của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục thiết bị dạy học của
nhà trường;
- Biên bản kiểm kê tài sản hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Việc sử dụng
thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy
học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ GDĐT.
Yêu cầu của chỉ số:
- Giáo viên có sử dụng thiết bị dạy
học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập trong các giờ lên lớp;
- Giáo viên tự làm một số đồ dùng
dạy học.
Gợi ý các minh chứng:
- Sổ dự giờ, biên
bản kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục, quản lý sử dụng sách,
thiết bị,... của ban giám hiệu và tổ trưởng đối với giáo viên;
- Sổ đăng ký mượn
đồ dùng dạy học;
- Danh mục đồ dùng dạy học do giáo
viên tự làm hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c)
Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số: Hằng năm thực
hiện kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hằng năm của nhà trường về
việc sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học;
- Sổ sách, chứng từ chi cho sửa chữa,
nâng cấp, mua đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn
4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Tổ chức và
hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
a) Ban đại diện cha mẹ
học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm
và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ
học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách Ban đại diện cha mẹ
học sinh của mỗi lớp và của nhà trường hằng năm;
- Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện
cha mẹ học sinh;
- Báo cáo về hoạt động của Ban đại diện
cha mẹ học sinh;
- Biên bản các cuộc họp cha mẹ học
sinh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhà trường tạo điều
kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường tạo
điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học
sinh hoạt động;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Tổ chức các cuộc họp
định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học
sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo
dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để:
- Tiếp thu ý kiến về công tác quản lý
của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh;
- Giải quyết các kiến nghị của cha mẹ
học sinh;
- Góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch, chương trình tổ chức
các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh;
- Biên bản các cuộc họp định kỳ và đột
xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung hằng năm của nhà trường có nội dung đánh giá về các cuộc
họp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối
hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây
dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu
cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để
phát triển nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà
trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản của nhà trường tham mưu cho
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát
triển;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch
và các biện pháp cụ thể để phát triển;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Phối hợp với
các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh.
Yêu cầu của chỉ số:
Phối hợp với các tổ chức, đoàn
thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh
Gợi ý các minh chứng:
- Các văn bản ghi nhớ giữa nhà trường
với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương về việc xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Văn bản của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung phối hợp để xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, cá
nhân của địa phương;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để
xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học
sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.
Yêu cầu của chỉ số: Huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá
nhân để:
- Xây dựng cơ sở vật chất;
- Tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy
học;
- Khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh
có thành tích xuất sắc khác;
- Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó
khăn.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc huy động nguồn kinh phí tự nguyện,
theo quy định của các tổ chức, cá nhân để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ
học sinh nghèo;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ
kinh phí để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo;
- Sổ sách, chứng từ tài chính;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Nhà trường
phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của
cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực
hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả
với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá
dân tộc.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có
sự phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền
thống lịch sử, văn hoá dân tộc.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện chương trình, nội
dung giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc;
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở
địa phương để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Chăm sóc di tích lịch
sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường tổ
chức cho học sinh:
- Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng,
công trình văn hóa;
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt
sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện việc chăm sóc di
tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt
sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc thực hiện việc chăm sóc di tích lịch
sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Tuyên truyền để
tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá
học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế
hoạch giáo dục.
Yêu cầu của chỉ số:
- Nhà trường có các hình thức tuyên
truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và
cách đánh giá học sinh tiểu học;
- Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia
thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo của nhà trường, Đoàn, Đội, Công đoàn trường có nội dung đánh giá về
công tác tuyên truyền của nhà trường với cộng đồng;
-
Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
Tiêu chuẩn
5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
a) Có kế hoạch hoạt động
chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có
kế hoạch hoạt động chuyên môn theo từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt động
chuyên môn theo từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Dạy đủ các môn học,
đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa
chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học
sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện
thực tế của địa phương.
Yêu cầu của chỉ số:
- Dạy đủ các môn học, đúng chương
trình, kế hoạch;
- Đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức,
kỹ năng;
- Lựa chọn nội dung, thời lượng, phương
pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh;
- Đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu
phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Kết luận của đoàn thanh tra cấp trên
về việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường;
- Thời khoá biểu, lịch công tác tháng;
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
năm học của nhà trường ;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu
cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp,
hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và
yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện bồi dưỡng
học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
Yêu cầu của chỉ số:
- Thực hiện bồi dưỡng học sinh
giỏi;
- Phụ đạo học sinh yếu.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực
hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu;
- Thời khoá biểu bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Các hoạt
động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
a) Có chương trình, kế
hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
Hằng năm, nhà trường có chương trình,
kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Gợi ý các minh chứng:
- Chương trình, kế hoạch tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường;
- Kết luận của đoàn thanh tra cấp trên
có nội dung về việc thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà
trường;
- Thời khoá biểu, lịch công tác tháng;
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch tổ chức
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú
và phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức
đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp;
- Lịch công tác tháng;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Phân công, huy động
giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Yêu cầu của chỉ số: Phân công,
huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản phân công, huy động giáo
viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
- Lịch công tác tháng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Tham gia
thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện
mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái
mù chữ ở địa phương.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường
tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn
chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch phổ cập giáo dục
tiểu học của địa phương;
- Kế hoạch thực hiện phổ cập giáo
dục tiểu học của nhà trường;
- Các văn bản chỉ đạo của địa phương về
phổ cập giáo dục tiểu học;
- Sổ phổ cập giáo dục tiểu học;
- Sổ đăng bộ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tổ chức và thực hiện
"Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường tổ
chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ
trong độ tuổi đi học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
hằng năm của nhà trường, trong đó có nội dung tổ chức và thực hiện "Ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá việc tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các biện pháp hỗ
trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường hỗ
trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của
nhà trường hoặc
các tổ chức, đoàn thể trong trường có nội dung đánh giá việc hỗ trợ trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường;
- Danh sách trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật được hỗ trợ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Kết quả
xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp
loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác.
Yêu
cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp
loại trung bình trở lên:
- Đạt ít nhất 90% đối với miền
núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Đạt ít nhất 95% đối với các vùng
khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả xếp loại giáo dục của học sinh;
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh
giá học sinh;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh xếp
loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất
40% đối với các vùng khác.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi, khá:
- Đạt ít nhất 30% đối với miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Đạt ít nhất 40% đối với các vùng
khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả xếp loại giáo dục của học sinh;
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh
giá học sinh;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Tỷ lệ học sinh xếp
loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất
15% đối với các vùng khác.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:
- Đạt ít nhất
10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Đạt ít nhất
15% đối với các vùng khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả xếp loại giáo dục của học sinh;
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh
giá học sinh;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Tổ chức
các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
a) Có các hình thức
phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường
giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Nội dung giáo dục ý thức tự chăm sóc
sức khoẻ cho học sinh;
- Lịch công tác tháng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Khám sức khoẻ
định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường tổ chức:
- Khám sức khoẻ định kỳ;
- Tiêm chủng cho học sinh theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản thỏa
thuận hoặc kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và cơ sở y tế về việc khám sức khỏe
định kỳ cho học sinh;
- Lịch khám sức
khoẻ cho học sinh;
- Sổ theo dõi sức
khoẻ của học sinh nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Học sinh tích cực
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của chỉ số: Học sinh
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch tổ chức
cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm có
nội dung đánh giá việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường;
- Lịch công tác tháng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Hiệu quả
hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên
lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành
chương trình tiểu học:
- Đạt từ 90% trở lên đối với miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Đạt từ 95% trở lên đối với các vùng
khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học;
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh
giá học sinh;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh đạt
danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh
giỏi, học sinh tiên tiến:
- Từ 35% trở lên đối với miền núi,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
- Từ 50% trở lên đối với các vùng
khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh
tiên tiến;
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh
giá học sinh hằng năm;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có học sinh tham
gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường có
học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
Gợi ý các minh chứng:
- Bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận
của cấp có thẩm quyền đối với nhà trường và cá nhân học sinh đoạt giải trong
các hội thi, giao lưu;
- Danh sách học sinh tham gia, đoạt giải
trong các hội thi, giao lưu;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả tham gia các hội thi, giao lưu;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Giáo dục,
rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một
cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục, rèn luyện
các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh.
Yêu cầu của chỉ số: Giáo dục, rèn
luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch tổ chức giáo dục, rèn luyện
các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ
tuổi học sinh;
- Lịch công tác tháng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tạo cơ hội cho học
sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Yêu cầu của chỉ số: Tạo cơ hội
cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc nhà trường tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá
trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
- Sổ dự giờ của giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Học sinh sưu tầm
và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Yêu cầu của chỉ số:
- Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học
tập;
- Học sinh chủ động giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của
nhà trường hằng năm có nội dung đánh giá việc học sinh sưu tầm và tự làm đồ
dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập;
- Ảnh tư liệu về đồ dùng học tập được
sưu tầm và tự làm của học sinh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
II. ĐỐI VỚI
TRƯỜNG TRUNG HỌC
Tiêu chuẩn 1:
Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Cơ cấu tổ
chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là
Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội
đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng
kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác).
Yêu cầu của chỉ số:
- Có hiệu trưởng và có đủ số lượng
phó hiệu trưởng;
- Có hội đồng trường đối với trường
công lập;
- Hội đồng quản
trị đối với trường tư thục có 2 thành viên góp vốn trở lên;
- Hội đồng thi đua, khen thưởng;
- Hội đồng kỷ luật (nếu có);
- Các hội đồng tư vấn khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng
trường đối với trường công lập; hội đồng quản trị đối với trường tư
thục;
- Nghị quyết của hội đồng trường, hội
đồng quản trị;
- Quyết định thành lập hội đồng thi
đua khen thưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng kỷ
luật (nếu có);
- Quyết định thành lập các hội đồng
tư vấn;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tổ chức Đảng Cộng
sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà
trường có các tổ chức:
-
Đảng Cộng sản Việt Nam;
-
Công đoàn trường;
-
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
-
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
-
Các tổ chức xã hội khác (nếu có).
Lưu ý: Nếu nhà trường
không đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì phải có tổ đảng.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định thành lập tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam của trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội chi bộ, đảng
bộ cơ sở; quyết định chuẩn y, công nhận ban chấp hành, chi uỷ, bí thư, phó bí
thư, tổ trưởng tổ đảng,...);
- Quyết định về việc thành lập công
đoàn nhà trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội công đoàn, quyết định chuẩn
y, công nhận ban chấp hành, chủ tịch, phó chủ tịch,...);
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) chi đoàn giáo viên, nhân viên của nhà trường;
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Quyết định thành
lập (hoặc báo cáo công tác) của Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh (nếu có);
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết,
biên bản đại hội) các tổ chức xã hội khác;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các tổ chuyên
môn và tổ văn phòng (tổ giáo vụ và quản lý học sinh, tổ quản trị đời sống và
các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).
Yêu cầu của chỉ số:
Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng
(tổ giáo vụ và quản lý học sinh, tổ quản trị đời sống và các bộ phận khác đối với
trường chuyên biệt).
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định về việc thành lập các tổ
chuyên môn và tổ văn phòng;
- Quyết định bổ
nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng;
- Báo cáo của tổ chuyên môn và tổ văn
phòng;
- Sổ ghi nghị quyết họp tổ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Lớp học,
số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường
có cấp tiểu học) và Điều lệ trường trung học.
a) Lớp học được tổ chức
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai
lớp phó;
- Mỗi lớp học được
chia thành các tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó.
Gợi ý các minh chứng:
- Bản tổng hợp thông tin về các lớp
theo từng năm học (họ và tên giáo viên chủ nhiệm, họ và tên lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng, tổ phó);
- Biên bản họp bầu
lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng của các lớp hoặc văn bản của giáo viên chủ nhiệm
lớp chỉ định lớp trưởng, lớp phó luân phiên hằng năm;
- Sổ chủ nhiệm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Số học sinh trong
một lớp theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
-
Mỗi
lớp ở cấp tiểu học có không quá 35 học sinh;
- Mỗi lớp ở cấp THCS và
THPT có không quá 45 học sinh;
- Số học sinh trong mỗi
lớp trường chuyên biệt được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường
chuyên biệt.
Gợi ý các minh chứng:
- Bản tổng hợp thông tin về các lớp trong nhà trường theo từng năm học (họ
và tên giáo viên chủ nhiệm, sĩ
số học sinh, họ và tên
lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó);
- Sổ gọi tên và ghi điểm;
- Sổ chủ nhiệm;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Địa điểm của trường
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có một khu
riêng biệt được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất cho nhà trường;
- Sơ đồ tổng thể nhà
trường hoặc ảnh chụp (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác
và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định
của pháp luật.
a) Hoạt động đúng quy
định.
Yêu cầu của chỉ số:
-
Hoạt động của tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác
trong
nhà trường theo các quy định hiện hành;
- Hội đồng trường hoạt
động theo quy định Điều lệ trường trung học;
- Hội đồng quản trị
trường tư thục hoạt động theo quy định tại Khoản 4, Điều 12 Quyết định số
39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2001 và các quy định hiện hành khác;
-
Hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật và các hội đồng
tư vấn khác hoạt động theo nhiệm vụ
ghi trong quyết định thành lập.
Gợi ý các minh chứng:
-
Văn bản đánh giá xếp loại hoặc các hình thức khen thưởng của cấp có thẩm quyền
đối với tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác trong nhà
trường;
-
Nghị quyết, biên bản cuộc họp của
tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường;
-
Nghị quyết, biên bản cuộc họp của
tổ
chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
-
Quyết nghị, biên bản, quy chế làm việc của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Hồ sơ thi đua của
nhà trường;
- Hồ sơ kỷ luật cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh (nếu có);
- Biên bản họp hoặc
các văn bản đề xuất của các hội đồng tư vấn;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá kết quả hoạt động của các hội đồng;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Lãnh đạo, tư vấn
cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Yêu cầu của chỉ số:
Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực
hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Gợi ý các minh chứng:
-
Nghị quyết, biên bản cuộc họp của
tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường;
-
Quyết nghị, biên bản cuộc họp của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
-
Nghị quyết, biên bản cuộc họp của
tổ
chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Biên bản họp hoặc
các văn bản đề xuất của các hội đồng tư vấn;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá kết quả hoạt động các hội đồng
nhà trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Thực hiện rà soát,
đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.
Yêu cầu của chỉ số:
Sau mỗi học kỳ, thực hiện rà
soát, đánh giá các hoạt động.
Gợi ý các minh chứng:
-
Văn bản/biên bản họp của các tổ chức trong nhà trường có
nội dung rà soát, đánh giá các hoạt động;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung rà soát, đánh giá
kết quả hoạt động các hội đồng của nhà trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ
Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận
khác đối với trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
a) Có cơ cấu tổ chức
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có cơ cấu tổ
chức theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
Gợi ý các minh chứng:
- Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ
phó tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ giáo vụ và quản
lý học sinh, tổ quản trị đời sống, các tổ và các bộ phận khác;
- Danh sách cán bộ,
giáo viên, nhân viên các tổ và bộ phận trong nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung về cơ cấu tổ chức;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Xây dựng kế
hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và sinh hoạt tổ theo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có kế hoạch
hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học;
- Sinh hoạt định kỳ
ít nhất hai tuần một lần.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng,
năm học của tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Biên bản họp (hoặc sổ ghi nội dung
các cuộc họp) tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Tổ chuyên môn thực
hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều lệ trường trung học;
- Tổ văn phòng, các tổ
và bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định của hiệu trưởng phân công.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần,
tháng, năm học;
- Biên bản họp giới thiệu tổ trưởng, tổ
phó;
- Biên bản đề xuất khen thưởng, kỷ luật
đối với giáo viên;
- Biên bản đánh giá, xếp loại viên chức;
- Sổ ghi nội dung sinh hoạt định kỳ và
đột xuất của tổ;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của
các tổ
và bộ phận trong nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Xây dựng
chiến lược phát triển nhà trường
a) Chiến lược được
xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công
bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website của sở GDĐT, phòng
GDĐT hoặc website của nhà trường (nếu có).
Yêu cầu của chỉ số:
- Có chiến lược phát triển và được phê
duyệt;
- Chiến lược
phát triển được công bố công khai.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản chiến lược phát triển được
phê duyệt;
- Báo, tạp chí đăng tải chiến lược
phát triển của nhà trường (nếu có);
- Các tư liệu chứng minh chiến lược
phát triển của nhà trường được đưa tin trên đài phát thanh và truyền hình;
- Đường dẫn truy
cập vào website của Sở GDĐT, Phòng GDĐT hoặc website của nhà trường có đăng tải
nội dung chiến lược phát triển;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Chiến lược phù hợp
mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, với các nguồn lực
của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Yêu cầu của chỉ số:
Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp:
- Mục tiêu giáo dục phổ thông theo quy định tại Luật Giáo dục;
- Các
nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung
đánh giá về nguồn lực, nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường;
- Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ các cấp hoặc về định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành;
- Các minh chứng
khác (nếu có).
c) Rà soát, bổ sung,
điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
Yêu cầu của chỉ số:
Có rà soát, bổ
sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường cho phù hợp.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo hoặc biên bản họp có nội
dung rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường;
- Văn bản điều chỉnh chiến lược phát
triển được phê duyệt;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Chấp hành
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa
phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền
địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
Yêu cầu của chỉ số:
- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
cấp ủy Đảng;
- Chấp hành sự quản lý hành chính của
chính quyền địa phương;
- Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của các cấp của nhà
trường;
- Báo cáo, nghị quyết của tổ chức Đảng,
chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục hằng năm có nội dung đánh giá việc chấp
hành của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện chế độ
báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo định kỳ, đột xuất về các
hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng;
- Sổ theo dõi công văn đi của nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Đảm bảo Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường, các cá nhân, tổ chức, đoàn
thể trong nhà trường thực hiện đúng các quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ
trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo Quyết định số
04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá việc thực hiện Quy chế;
- Báo cáo của ban
thanh tra nhân dân hằng năm;
- Báo cáo của
công đoàn nhà trường có nội dung thực hiện Quy chế;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Quản lý
hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ
hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học.
Yêu cầu của chỉ số:
Hệ
thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường theo quy định tại
Điều 27, Điều lệ trường trung học, gồm:
-
Đối với nhà trường: Sổ đăng bộ; sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, sổ
theo dõi phổ cập giáo dục; sổ gọi tên và ghi điểm; sổ ghi đầu bài; học bạ học
sinh; sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; sổ nghị quyết của nhà trường và
nghị quyết của hội đồng trường; hồ sơ thi đua; hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo
viên và nhân viên; hồ sơ kỷ luật; sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công
văn đi, đến; sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục; sổ quản lý tài chính; hồ sơ
quản lý thư viện; hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học
sinh khuyết tật (nếu có).
-
Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc
họp chuyên môn.
- Đối với giáo viên: Giáo án (bài soạn);
sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; sổ
điểm cá nhân; sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục hệ thống hồ sơ, sổ sách của
nhà trường;
- Hồ sơ của nhà trường;
- Biên bản (hoặc kết luận, thông báo)
của cấp có thẩm quyền về việc kiểm tra hệ thống hồ sơ, sổ sách;
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá về hệ thống hồ sơ, sổ sách;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ.
Yêu cầu của chỉ số:
Hồ sơ, văn bản được lưu trữ đầy đủ,
khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ.
Gợi ý các minh chứng:
- Các loại sổ, văn bản, tài liệu theo
quy định;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, văn bản;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện các cuộc
vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy
định của Nhà nước.
Yêu cầu của chỉ số:
Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức
và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá việc thực hiện các cuộc vận
động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua;
- Nghị quyết của hội
đồng thi đua, khen thưởng;
- Kết quả xếp loại
thi đua hằng năm của nhà trường;
- Các hình thức khen
thưởng của cấp có thẩm quyền về thành tích thực
hiện các
cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua nhà trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
8. Quản lý
các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
a) Thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ
trường trung học.
Yêu cầu của chỉ số:
Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học.
Gợi ý các minh chứng:
-
Kế hoạch năm học;
- Hồ sơ phục vụ
hoạt động giáo dục trong trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá công
tác quản lý của
nhà trường;
- Kết quả hoạt động
giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Quản lý hoạt động
dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường thực hiện
việc quản
lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định Bộ GDĐT và các cấp có
thẩm quyền.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học có nội dung thực hiện việc quản lý hoạt động dạy thêm, học
thêm của nhà trường;
- Biên bản thanh tra,
kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp về hoạt động dạy
thêm học thêm trong và ngoài nhà trường;
-
Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Thực hiện tuyển dụng,
đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật
Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và
các quy định khác của pháp luật.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường thực hiện theo quy định về:
- Tuyển dụng, đề
bạt, bổ nhiệm;
- Quản lý cán bộ,
giáo viên và nhân viên.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ;
- Hồ sơ quản lý nhân
sự;
- Các minh chứng khác (nếu có).
9. Quản lý
tài chính, tài sản của nhà trường.
a) Có hệ thống các
văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có hệ thống các văn bản quy định về:
- Quản lý tài
chính;
- Quản lý tài sản;
- Lưu trữ hồ sơ,
chứng từ.
Gợi ý các minh chứng:
- Các văn bản hiện
hành về quản lý tài chính, tài sản liên quan đến hoạt động tài chính;
- Sổ công văn đi, đến
và hồ sơ lưu trữ các văn bản;
- Sổ quản lý tài sản,
thiết bị giáo dục;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng
từ hằng năm của nhà trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Lập dự toán, thực
hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của
Nhà nước.
Yêu cầu của chỉ số:
Có dự toán, thực hiện
thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo quyết toán,
thống kê, tài chính, tài sản hằng năm;
- Biên bản kiểm kê
tài sản hằng năm;
- Sổ quản lý tài sản,
thiết bị giáo dục;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá về dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống
kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Công khai tài
chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được
quy chế chi tiêu nội bộ.
Yêu cầu của chỉ số:
- Công khai tài
chính;
- Thực hiện công
tác tự kiểm tra tài chính;
- Có quy chế chi
tiêu nội bộ.
Gợi ý các minh chứng:
-
Báo cáo công khai tài chính hằng năm;
-
Biên bản hội nghị cán bộ, công chức, viên chức có nội dung công khai tài chính;
-
Báo cáo của ban thanh tra nhân dân có nội dung kiểm tra công khai tài chính;
-
Báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra về tài chính của cấp có thẩm quyền;
- Quy chế chi tiêu nội
bộ;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
10. Đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng
chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên
tai, các tệ nạn xã hội trong trường.
a) Có phương án đảm bảo
an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm
họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn
xã hội của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có các phương án:
- Đảm bảo an ninh trật tự;
- Phòng chống tai nạn, thương tích;
- Phòng chống cháy nổ;
- Phòng tránh các hiểm họa thiên tai;
- Phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm;
- Phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Gợi ý các minh chứng:
- Phương án của nhà trường về đảm bảo
an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm
họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn
xã hội;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
đánh giá công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích,
cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường;
- Văn bản phối hợp giữa nhà trường với
cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống
tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch
bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Đảm bảo an toàn
cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
- Đảm bảo an toàn cho học sinh trong
nhà trường;
- Đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Phương án đảm bảo an toàn cho học
sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;
- Báo cáo tổng kết hằng năm của cơ
quan công an, chính quyền địa phương đánh giá việc bảo đảm an toàn cho học sinh
và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường;
- Các hình thức khen thưởng của cấp
trên về thành tích đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nhà
trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Không có hiện tượng
kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về
giới, bạo lực trong nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực;
- Các hình thức khen thưởng của các cấp
về thành tích bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 2:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Năng lực của
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động
giáo dục.
a) Có số năm dạy học (không
kể thời gian tập sự) theo quy định của Điều lệ trường trung học.
Yêu cầu của chỉ số:
Có số năm dạy học (không kể thời gian
tập sự) theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ cán bộ
công chức của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Được đánh giá hằng
năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn
hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học.
Yêu cầu của chỉ số:
Hằng năm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
được đánh giá và xếp loại từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường trung học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng hằng năm;
- Các hình thức khen thưởng hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c)
Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được dự
các lớp bồi dưỡng về chính trị, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo
dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua lớp
bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục;
- Văn bản triệu tập hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn;
- Kết quả học tập tại các lớp bồi dưỡng,
tập huấn;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Số lượng,
trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu
trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học.
a) Số lượng và cơ cấu
giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có đủ số lượng, cơ cấu giáo viên để dạy
các môn học bắt buộc.
- Đối với trường công lập theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GDĐT và
Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập và Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và các
văn bản hiện hành khác (nếu có);
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội
trú, trường chuyên và các trường chuyên biệt khác theo quy định tại Thông tư số
59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Hướng dẫn định
mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập và các văn bản
hiện hành khác (nếu có);
- Đối với trường tư thục, số lượng
giáo viên theo quy định của nhà trường, tuy nhiên phải đạt mức tối thiểu giáo
viên để đảm bảo dạy đủ tất cả các môn học theo quy định của Bộ GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách giáo viên của trường hằng
năm;
- Các văn bản phân công giáo viên giảng
dạy hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Giáo viên làm công
tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có giáo viên làm
công tác Đoàn, Đội và giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản phân
công giáo viên làm công tác Đoàn, Đội và tư vấn cho học sinh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Đạt trình độ chuẩn
và trên chuẩn theo quy định:
- Miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít
nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường
phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và trường phổ thông dân tộc bán trú (sau
đây gọi chung là trường trung học cơ sở), 10% đối với trường trung học phổ
thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông trực thuộc
bộ, ngành (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) và 30% đối với trường
chuyên;
- Các vùng khác: 100%
giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 40% đối với trường
trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 40% đối với trường
chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo
quy định như trên
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách giáo viên của trường có
thông tin về trình độ đào tạo (hiệu trưởng ký tên, đóng dấu);
- Kết quả kiểm tra văn bằng chứng chỉ của
nhà trường hoặc của cơ quan quản lý cấp trên;
- Văn bằng đào tạo của giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Kết quả
đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên.
a) Xếp loại chung cuối
năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp
loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (nếu trường
có cấp tiểu học), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phổ thông.
Yêu cầu của chỉ số:
Xếp loại chung cuối năm học của giáo
viên đạt quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo
viên hằng năm theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp
loại giáo viên hằng năm;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có số liệu về đánh giá xếp loại giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có ít nhất 15%
giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên
đối với trường trung học cơ sở và 10% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (thành phố trực
thuộc Trung ương) trở lên đối với trường trung học phổ thông.
Yêu cầu của chỉ số:
- Đối với trường
trung học cơ sở có ít nhất 15% giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên;
- Đối với trung học
phổ thông có 10% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)
trở lên.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi hằng năm;
- Giấy chứng nhận, bằng khen, giấy
khen giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi;
- Văn bản thông báo của các cấp về kết
quả thi giáo viên dạy giỏi;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c)
Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học
(nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.
Yêu cầu của chỉ số:
- Giáo viên tiểu
học được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 35, Điều
lệ trường tiểu học;
- Giáo viên trung
học được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 32, Điều
lệ trường trung học.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của
nhà trường có nội dung đánh giá việc đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định
của Điều lệ trường trung học và của pháp luật;
- Báo cáo tổng kết công tác của Công
đoàn nhà trường hằng năm;
- Báo cáo tại hội nghị cán bộ,
công chức hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4.
Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định đối với
đội ngũ nhân viên của nhà trường.
a) Số lượng nhân
viên đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có đủ số lượng nhân viên làm công
tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác theo Thông tư
số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở cơ sở
giáo dục phổ thông công lập và các quy định hiện hành khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách viên chức làm công tác thư
viện, thiết bị, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên khác của nhà
trường hằng năm;
- Quyết định điều động viên chức làm
công tác thư viện, thiết bị, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên
khác của cấp có thẩm quyền;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung thống kê số lượng nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhân viên kế toán,
văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ
trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về
nghiệp vụ theo vị trí công việc.
Yêu cầu của chỉ số:
- Nhân viên kế toán, văn thư, y tế,
viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng
chuyên môn;
- Các nhân viên khác được bồi dưỡng về
nghiệp vụ theo vị trí công việc.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách nhân viên của trường có
thông tin về trình độ đào tạo;
- Văn bằng đào tạo của nhân viên;
- Giấy chứng nhận, chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ theo vị trí công việc của các nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Nhân viên thực hiện
tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số: Nhân viên của
nhà trường:
- Thực hiện các
nhiệm vụ được giao;
- Được đảm bảo
các chế độ, chính sách theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhân viên và việc đảm
bảo các chế độ, chính sách theo quy định đối với nhân viên của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Học sinh của
nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường
có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.
a) Đảm bảo quy định về
tuổi học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
- Tuổi của học
sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi; tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào
học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi; học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm
về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học;
- Tuổi học sinh học
trung học:
+ Vào học lớp 6
là 11 tuổi;
+ Vào học lớp 10
là 15 tuổi;
+ Đối với những học sinh được học vượt
lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định
thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt
nghiệp cấp học trước;
+ Học sinh là người dân tộc thiểu số,
học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài
về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách học sinh các lớp học trong
trường hằng năm có thông tin về năm sinh;
- Sổ gọi tên và ghi điểm;
- Sổ đăng bộ;
-
Văn bản của nhà trường cho học sinh đi học trước tuổi (nếu có);
-
Văn bản của hiệu trưởng cho học sinh trong độ tuổi THCS, THPT ở nước
ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm.
Yêu cầu của chỉ số:
- Học sinh tiểu học thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm
theo Điều 41 và Điều 43, Điều lệ trường tiểu học;
- Học sinh trung học
thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được
làm theo
Điều 38 và Điều 41, Điều lệ trường trung học.
Gợi ý các minh chứng:
- Tổng hợp kết quả
đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh các lớp hằng năm;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và thực
hiện quy định về các hành vi học sinh không được làm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Được đảm bảo các
quyền theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Học sinh tiểu học được đảm bảo các
quyền theo quy định tại Điều 42, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của
pháp luật;
- Học sinh trung học được đảm bảo các
theo quy định tại Điều 39, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của
pháp luật.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc đảm bảo các quyền của học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
Tiêu chuẩn 3:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
1. Khuôn
viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi,
bãi tập theo quy định của Điều lệ trường trung học.
a) Diện tích khuôn
viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Diện tích khuôn viên
nhà trường theo quy định;
- Nhà trường có cây
xanh,
bóng
mát, sạch,
đẹp.
Gợi ý các minh chứng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
nhà trường;
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà
trường;
- Ảnh chụp khuôn viên của nhà trường
(nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b)
Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có cổng, biển tên
trường, tường hoặc hàng rào bao bao quanh theo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà
trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có sân chơi, bãi tập
theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Diện tích sân chơi, bãi
tập ít
nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơi có hoa, cây bóng
mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao
và đảm bảo an toàn.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể nhà
trường;
- Danh mục các thiết
bị luyện tập thể dục thể thao;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
2. Phòng
học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
a) Số lượng, quy
cách, chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định
của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung
học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
Yêu cầu của chỉ số:
Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết
bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá về phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh đảm bảo quy
định;
- Sơ đồ các phòng học
của nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Sổ quản lý tài sản,
thiết bị giáo dục;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Kích thước, vật liệu,
kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ GDĐT, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Y tế.
Yêu cầu của chỉ số:
Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu
dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT, ngày 16 /6 /2011 của Bộ GDĐT,
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá về phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh của nhà trường
đảm bảo quy định;
- Hình ảnh (nếu có);
- Sổ quản lý tài sản;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Phòng học bộ môn đạt
tiêu chuẩn theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo
quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá về phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học
sinh đảm
bảo quy
định;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
3. Khối
phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định
của Điều lệ trường trung học.
a) Khối phòng phục vụ
học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo
quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Có
đủ các khối phòng học phục vụ học tập; khối hành chính - quản trị, khu nhà ăn,
nhà nghỉ (đối
với các trường đặc thù).
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ từng khu (khối phòng phục vụ
học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ);
- Hình ảnh (nếu có);
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường
hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có trang thiết bị
y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có trang thiết bị y tế tối thiểu;
- Có tủ thuốc với các loại thuốc thiết
yếu đảm bảo quy định.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục thiết bị y tế;
- Danh mục các loại thuốc thiết yếu;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các loại máy
văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính
nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có các loại máy văn phòng phục vụ
công tác quản lý và giảng dạy;
- Máy tính nối
mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá các loại máy văn phòng,
internet đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và các hoạt động giáo dục;
- Hợp đồng và hóa đơn thanh toán tiền
dịch vụ internet;
- Sổ quản lý tài sản,
thiết bị giáo dục;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
4. Công trình
vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
a) Có công trình vệ
sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận
lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
an toàn, thuận tiện, sạch sẽ.
Yêu cầu của chỉ số:
Khu vệ sinh:
- Riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật;
- Vị trí phù hợp với cảnh quan trường
học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ.
Gợi ý các minh chứng:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ khu nhà vệ sinh của nhà
trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có nhà để xe cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
- Có nhà để xe cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Có nhà để xe cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể và từng
khu của nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Có nguồn nước sạch
đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ
thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo
yêu cầu.
Yêu cầu của chỉ số:
Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử
dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống
đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.
Gợi ý các minh chứng:
- Sơ đồ tổng thể và từng
khu của nhà trường;
- Chứng nhận có nguồn
nước sạch của ngành y tế;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
5. Thư viện
đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh.
a) Thư viện đạt tiêu
chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT; được bổ sung sách,
báo và tài liệu tham khảo hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
- Thư viện đạt
tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
- Bổ sung
sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.
Gợi ý các minh chứng:
- Giấy chứng nhận hoặc
quyết định công nhận, thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy
định của Bộ GDĐT;
- Danh mục sách, báo
và tài liệu tham khảo được bổ sung hằng năm;
- Sổ quản lý tài sản;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Hoạt động của thư
viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu
nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Nội quy thư viện;
- Danh mục các loại sách, báo, tài liệu;
- Sổ theo dõi việc cho mượn sách (số
lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mượn tài liệu, đọc các tài liệu
trong thư viện);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Hệ thống công nghệ
thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học
và quản lý nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Có kết nối
internet và có
website
đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá hoạt động của hệ thống công nghệ
thông tin kết nối internet và website đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà
trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
6. Thiết bị
dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy
học.
a) Thiết bị dạy học tối
thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ GDĐT.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà
trường có
đủ thiết
bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh mục thiết bị
giáo dục, đồ dùng dạy học hiện có của
nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Việc sử dụng
thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy
học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ GDĐT.
Yêu cầu của chỉ số:
-
Giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập trong các giờ lên lớp;
- Giáo viên tự làm một
số đồ dùng dạy học.
Gợi ý các minh chứng:
- Sổ dự giờ, biên
bản kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục, quản lý sử dụng sách,
thiết bị,... của ban giám hiệu và tổ trưởng đối với giáo viên;
- Sổ đăng ký mượn
đồ dùng dạy học;
- Danh mục đồ dùng dạy học do giáo
viên tự làm hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c)
Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
Hằng
năm thực hiện kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy
học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hằng năm của nhà trường về
việc sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học;
- Sổ sách, chứng từ chi cho sửa chữa,
nâng cấp, mua đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 4:
Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Tổ chức và
hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
a) Ban đại diện cha mẹ
học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm
và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ
học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách Ban đại diện cha mẹ
học sinh của mỗi lớp và nhà trường;
- Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện
cha mẹ học sinh;
- Báo cáo về hoạt động của Ban đại diện
cha mẹ học sinh;
- Biên bản các cuộc họp cha mẹ học
sinh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhà trường tạo điều
kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
Yêu cầu của chỉ số: Nhà trường tạo
điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá việc nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh
hoạt động;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Tổ chức các cuộc họp
định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học
sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo
dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để:
- Tiếp thu ý kiến
về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh;
- Giải quyết các
kiến nghị của cha mẹ học sinh;
- Góp ý kiến cho
hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch, chương trình tổ chức
các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh;
- Biên bản các cuộc họp định kỳ và đột
xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung hằng năm của nhà trường có nội dung đánh giá về các cuộc họp giữa nhà
trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường chủ
động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức
đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và
môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu
cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để
phát triển nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà
trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Văn bản của nhà trường
tham
mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể
để phát triển;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Phối hợp với
các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh.
Yêu cầu của chỉ số:
Phối hợp với các tổ chức, đoàn
thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh.
Gợi ý các minh chứng:
- Các văn bản ghi nhớ giữa nhà trường
với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương về việc xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Văn bản của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung phối hợp để xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, cá
nhân của địa phương;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để
xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học
sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn.
Yêu cầu của chỉ số:
Huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để:
- Xây dựng cơ sở
vật chất;
- Tăng thêm phương
tiện, thiết bị dạy học;
- Khen thưởng học
sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác;
- Hỗ trợ học
sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc huy động nguồn kinh phí tự nguyện,
theo quy định của các tổ chức, cá nhân để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ
học sinh nghèo;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ
kinh phí để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo;
- Sổ sách, chứng từ tài chính;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Nhà trường
phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của
cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực
hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả
với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá
dân tộc.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có sự phối
hợp hiệu
quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn
hoá dân tộc.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện việc chăm sóc di
tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt
sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc thực hiện việc chăm sóc di tích lịch
sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Chăm sóc di tích lịch
sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.
Yêu cầu của chỉ số:
- Chăm sóc di
tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa;
- Chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa
phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện việc chăm sóc di
tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt
sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các
tổ chức, đoàn thể có nội dung đánh giá việc thực hiện việc chăm sóc di tích lịch
sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Tuyên truyền để
tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều
kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
Yêu cầu của chỉ số:
Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết
trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng
tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Báo cáo của nhà trường,
Đoàn, Đội, Công đoàn trường có nội dung đánh
giá về công tác tuyên truyền của nhà trường với cộng đồng;
-
Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
Tiêu chuẩn 5:
Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
1. Thực hiện chương
trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về
chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
a) Có kế hoạch hoạt động
chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường có kế hoạch hoạt
động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hoạt
động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Thực hiện đúng kế
hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
- Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học;
- Có kế hoạch giảng
dạy và học tập từng môn học.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch hằng năm về
thời gian năm học của nhà trường;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thời
gian năm học;
- Sổ ghi kế hoạch giảng
dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
- Sổ ghi đầu bài;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Rà soát, đánh giá
việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.
Yêu cầu của chỉ số:
Hằng tháng, nhà trường
thực hiện rà soát, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và
học tập.
Gợi ý các minh chứng:
- Biên bản các cuộc họp của nhà trường có nội dung rà soát, đánh
giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học,
kế hoạch giảng dạy và học tập;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá công tác rà soát việc thực hiện
kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập;
- Các văn bản thực hiện,
điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng,
tuần;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
2. Đổi mới
phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn
luyện khả năng tự học của học sinh.
a) Sử dụng hợp lý
sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối
giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá
trình dạy học;
Yêu cầu của chỉ số:
- Sử dụng hợp
lý sách giáo khoa;
- Liên hệ thực tế
khi dạy học, dạy học tích hợp;
- Thực hiện cân
đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong
quá trình dạy học.
Gợi ý các minh chứng:
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Ứng dụng hợp lý
công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết
tự đánh giá kết quả học tập.
Yêu cầu của chỉ số:
- Ứng dụng hợp
lý công nghệ thông tin trong dạy học;
- Đổi mới đánh giá và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học;
đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập.
- Bản tổng hợp số giờ
trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đánh giá kết quả học tập liên quan đến
việc ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Hướng dẫn học sinh
học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.
Yêu cầu của chỉ số:
Hướng dẫn học sinh học sinh học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo;
- Danh sách giáo viên
dạy giỏi từ cấp trường trở lên hằng năm;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
3. Thực hiện
nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.
a) Có kế hoạch và triển
khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa
phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao.
Yêu cầu của chỉ số:
Có kế hoạch và triển khai thực hiện
công tác phổ cập giáo dục.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch công tác phổ cập giáo
dục;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá thực hiện công tác phổ cập giáo dục;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Kết quả thực hiện
phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu của chỉ số:
Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đạt yêu cầu
nhiệm
vụ được giao.
Gợi ý các minh chứng:
- Sổ theo dõi phổ cập
giáo dục;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung ghi kết quả thực hiện phổ cập giáo dục của
nhà trường;
- Các văn bản đánh
giá của cấp có thẩm quyền về công tác phổ cập giáo dục của nhà
trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Kiểm tra, đánh giá
công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu
quả công tác.
Yêu cầu của chỉ số:
- Kiểm tra,
đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ;
- Có biện pháp cải
tiến, nâng cao hiệu quả.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục;
- Các văn bản đánh giá
của cấp có thẩm quyền về công tác phổ cập giáo dục của nhà
trường;
- Biên bản có nội
dung kiểm
tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
4. Thực hiện hoạt
động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của
nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.
a) Khảo sát, phân loại
học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học
tập từ đầu năm học.
Yêu cầu của chỉ số:
- Khảo sát,
phân loại học sinh giỏi, yếu, kém;
- Có các biện
pháp giúp đỡ học sinh học tập từ đầu năm học.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện
pháp giúp đỡ học sinh học tập;
- Bản tổng hợp kết quả
kiểm tra chất lượng đầu năm học của từng lớp, từng khối lớp;
-
Văn bản thể hiện các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Có các hình thức tổ
chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp.
Yêu cầu của chỉ số:
Có các hình thức tổ
chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch năm học của
nhà trường;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung nêu các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém;
- Danh sách học sinh
giỏi, yếu kém và giáo viên dạy;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Rà soát, đánh giá
để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi
học kỳ.
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung rà soát, đánh giá tình hình học tập văn hóa của học sinh học lực giỏi yếu,
kém theo định kỳ;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thực hiện nội dung giáo dục địa
phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường thực hiện
đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH
ngày 07/7/2008 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa
phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009 hoặc các văn bản hiện hành
khác.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học có nội dung giáo dục địa phương;
- Tài liệu về nội
dung giáo dục địa phương từng môn học (được phê duyệt);
- Tập bài soạn về nội
dung giáo dục địa phương từng môn học;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá về giáo dục địa phương;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Thực hiện kiểm
tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định.
Yêu cầu của chỉ số:
Nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục
địa phương theo quy định của Bộ GDĐT.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung nhà trường thực hiện kiểm tra đánh giá nội dung giáo dục địa
phương;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Rà soát, đánh giá,
cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
Mỗi năm học, nhà trường
rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Biên bản có nội
dung rà soát, đánh giá nội dung giáo dục địa phương;
- Văn bản về điều chỉnh
nội dung giáo dục địa phương;
- Hồ sơ nghiệm thu, cập
nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương của cấp có thẩm quyền (nếu
có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
6. Tổ chức
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự
giác của học sinh.
a) Phổ biến kiến thức
về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học
sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Phổ biến kiến thức về một số hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung thực hiện phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Tổ chức một số hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài
trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung thực hiện một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao,
một số trò chơi dân gian cho học sinh;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Tham gia Hội khỏe
Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ
quan có thẩm quyền tổ chức.
Yêu cầu của chỉ số:
Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi
văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền
tổ chức.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch tham gia Hội khỏe Phù Đổng,
hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian;
- Các báo cáo của nhà trường có nội
dung tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội
dân gian;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
7. Giáo dục,
rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
a) Giáo dục các kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải
quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác
và làm việc theo nhóm cho học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Thực hiện giáo dục các kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải
quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác
và làm việc theo nhóm cho học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch tổ chức giáo dục, rèn luyện
các kỹ năng sống cho học sinh;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh;
- Lịch công tác tháng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Giáo dục, rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông;
cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích
khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết,
thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Yêu cầu của chỉ số:
Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh:
- Thông qua giáo
dục ý thức chấp hành luật giao thông;
- Cách tự phòng,
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác;
- Thực hiện các
quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Giáo dục và tư vấn
về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân,
gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Yêu cầu của chỉ số:
Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất
và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá công tác giáo dục và tư vấn về sức khoẻ
thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù
hợp với tâm sinh lý lứa tuổi;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
8. Học sinh
tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.
a) Có kế hoạch và lịch
phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi
trường của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Có kế hoạch và lịch
phân công học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh
môi trường của nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Kế hoạch và lịch
phân công học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh
môi trường của nhà trường;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá việc tổ chức cho học sinh tham gia vào
các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Kết quả tham gia
hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu.
Yêu cầu của chỉ số:
Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm
sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đáp ứng được mục tiêu
nhà trường đề ra.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá việc học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Hằng tuần, kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.
Yêu cầu của chỉ số:
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn
vệ sinh môi trường hằng tuần của nhà trường.
Gợi ý các minh chứng:
- Sổ trực tuần;
- Sổ trực đội cờ đỏ;
- Hình ảnh (nếu có);
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ
sinh môi trường hằng tuần của nhà trường;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
9. Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp
loại trung bình trở lên:
-
Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 85% đối với trường trung học
cơ sở, 80% đối với trường trung học phổ thông và 95% đối với trường chuyên;
- Các vùng khác: Đạt
ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ
thông và 99% đối với trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở
lên đảm
bảo quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh xếp
loại khá:
-
Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 25% đối với trường trung học
cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 60% đối với trường chuyên;
- Các vùng khác: Đạt
ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông
và 70% đối với trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp
loại khá đảm
bảo quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Tỷ lệ học sinh xếp
loại giỏi:
- Miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 2% đối với trường trung học cơ sở và trường
trung học phổ thông; 15% đối với trường chuyên;
- Các vùng khác: Đạt ít
nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với
trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp
loại giỏi đảm bảo quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường hằng năm có nội dung thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của
học sinh;
- Sổ theo dõi kết quả
kiểm tra, đánh giá học sinh hằng năm;
- Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá, xếp loại học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
10. Kết quả xếp
loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp
loại khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông, 98% đối với trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt đạt ít
nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, 98% đối với
trường chuyên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh bị
kỷ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1% đối với trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông; không quá 0,2% đối với trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học
có thời hạn không quá 1% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông; không quá 0,2% đối với trường chuyên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Không có học sinh
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Yêu cầu của chỉ số:
Không có học sinh bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
11. Kết quả
hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh hằng năm.
a) Các ngành nghề hướng
nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Yêu cầu của chỉ số:
Các ngành nghề hướng nghiệp cho học
sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Gợi ý các minh chứng:
- Các ngành nghề do
nhà trường hướng nghiệp cho học sinh hằng năm;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung đánh giá thực hiện giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh
tham gia học nghề:
- Miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 70% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học
nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và
trường chuyên;
- Các vùng khác: Đạt
ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung
học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đảm bảo
quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Danh sách học sinh
tham gia học nghề;
-
Các báo cáo của nhà trường có nội dung số liệu kết quả xếp loại giáo dục nghề
phổ thông - hướng nghiệp;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Kết quả xếp loại học
nghề của học sinh:
- Miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo: Đạt 80% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ
sở, 90% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;
- Các vùng khác: Đạt
90% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 95% đối với trường
trung học phổ thông và trường chuyên.
Yêu cầu của chỉ số:
Kết quả xếp loại học nghề của học sinh
đảm
bảo quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Kết quả hằng năm về
xếp loại học nghề học sinh của nhà trường;
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung số liệu kết quả xếp loại học nghề học sinh;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
12. Hiệu quả
hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên
lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp
ổn định trong
5 năm.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có nội dung số liệu tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp của học sinh;
- Sổ theo dõi kết quả
kiểm tra, đánh giá học sinh hằng năm;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
b) Tỷ lệ học sinh bỏ
học và lưu ban:
- Miền núi, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo: Không quá 3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh lưu
ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;
- Các vùng khác:
Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh lưu ban; trường chuyên
không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.
Yêu cầu của chỉ số:
Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban
hằng
năm đảm
bảo quy định trên.
Gợi ý các minh chứng:
- Các báo cáo của nhà
trường có số liệu học sinh bỏ học, lưu ban;
- Các minh chứng khác
(nếu có).
c) Có học sinh tham
gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học
sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên
đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối
với trung học phổ thông hằng năm.
Yêu cầu của chỉ số:
Học sinh tham gia và đoạt giải trong
các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện
(quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối
với THCS và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với THPT hằng
năm.
Gợi ý các minh chứng:
- Bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận
của cấp có thẩm quyền đối với nhà trường và cá nhân học sinh đoạt giải trong
các hội thi, giao lưu;
- Danh sách học sinh tham gia, đoạt giải
trong các hội thi, giao lưu;
- Các báo cáo của nhà trường hằng năm
có nội dung đánh giá kết quả tham gia các hội thi, giao lưu;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Trên đây là yêu cầu và gợi ý tìm minh
chứng cho các chỉ số trong tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học
và trường trung học, ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày
23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cơ quan quản lý cần
hướng dẫn các nhà trường sử dụng văn bản này để tham khảo, tránh áp dụng máy
móc.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định
chất lượng giáo mầm non, phổ thông và thường xuyên) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; ĐT: 04.38683361, fax: 04.38684995, E-mail:
phongkdclg[email protected] để được giải đáp./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Các vụ, cục có liên quan thuộc Bộ (để p/h);
- Lưu: VT, KĐPT.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Ngô Thành Hưng
|