Kính
gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới sau kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 655/BDN ngày
02/8/2024 và Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 5887/VPCP-QHĐP
ngày 19/8/2024 với nội dung kiến nghị như sau:
1. Cử tri cho rằng hiện nay
ngành du lịch còn một số tồn tại, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của đất nước; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
chưa cao; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực;…
đề nghị Bộ có giải pháp khắc phục những vấn đề trên để góp phần phát triển du lịch
trong thời gian tới, chú trọng mở rộng hợp tác các nước có ngành du lịch tiên
tiến trên thế giới.
2. Cử tri kiến nghị Bộ
nghiên cứu có các giải pháp phát triển du lịch đêm vì du lịch đêm sẽ giúp tăng
khả năng thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du
lịch; qua đó góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển
kinh tế ban đêm.
3. Cử tri đề nghị Chính phủ
chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực
nội sinh để phát triển văn hóa; tập trung phát triển văn hóa trong giáo dục và
đào tạo, y tế, văn hóa ứng xử,…; đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện để
người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xin trả lời như sau:
1) Về kiến
nghị liên quan đến giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực du
lịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xin ghi nhận kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, Bộ
sẽ tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 15/8/2023 của
Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển
du lịch hiệu quả, bền vững và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới,
trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Sơ kết tình hình thực hiện Luật
Du lịch năm 2017; nghiên cứu việc điều chỉnh, bổ sung Luật Du lịch năm 2017
theo hướng kiến tạo, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về du lịch.
- Tham mưu phát huy vai trò của
Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong chỉ đạo điều phối hoạt động, thúc đẩy phối
hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, thúc đẩy liên kết vùng để phát triển du lịch
nhanh, bền vững.
- Tổ chức triển khai hiệu quả
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai Kế hoạch tổng thể điều tra tài nguyên du
lịch.
- Cơ cấu lại thị trường khách
du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tiếp tục thực
hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa, tạo nền
tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn. Đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị
trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao,
nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà
Việt Nam có thế mạnh; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng du lịch mới
và đưa ra các chính sách kịp thời, phù hợp.
- Cơ cấu, làm mới và phát triển
loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh
tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với
thị hiếu của du khách sau đại dịch Covid-19. Nâng cao khả năng cạnh tranh về
giá cả và chất lượng dịch vụ. Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng
cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên
vùng, liên địa phương để thu hút và giữ chân du khách; phát triển đồng bộ cả du
lịch bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn
hóa để thúc đẩy du lịch.
- Nghiên cứu, đề xuất những cơ
chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp)
để xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch,
đẹp.
- Phát triển cơ sở dữ liệu về
quản trị và kinh doanh du lịch trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện
hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế
tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch gắn với
chuyển đổi số.
- Đổi mới phương thức, nội
dung, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến du lịch; phát huy sức mạnh
của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Tổ chức xúc tiến du lịch
có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu
du lịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo thị trường.
- Tổ chức trao đổi, đối thoại với
doanh nghiệp du lịch để lắng nghe, đồng hành và tháo gỡ kịp thời các khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp.
2) Về kiến
nghị liên quan đến giải pháp phát triển du lịch đêm
Triển khai Quyết định số
1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển
kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết
định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023 về phê duyệt Đề án “Một số mô hình phát
triển sản phẩm du lịch đêm”, trong đó thực hiện thí điểm mô hình sản phẩm du lịch
đêm tại 12 địa phương là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, nhằm từng bước
đưa du lịch đêm trở thành nhân tố chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm.
Tại Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã định hướng 05 mô hình phát triển gồm: Hoạt động biểu diễn văn
hóa, nghệ thuật; Hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mua sắm, giải
trí đêm; Tham quan du lịch đêm; Giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về
đêm. Đây là cơ sở để các địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đêm đặc
sắc, đồng bộ, chuyên nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại, một số
sản phẩm du lịch đêm đã được đưa vào phục vụ và tạo ấn tượng và hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước như: tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa
đạo học", “Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những xúc cảm”, chương trình nghệ
thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” (Hà Nội); “Phố đêm du thuyền Hạ Long” (Quảng
Ninh); tour đêm phố cổ Hoa Lư (Ninh Bình), “Quận 1 - Sắc màu đêm” (Tp. Hồ Chí
Minh)...
Trong thời gian tới, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tập trung định hướng các địa phương thực hiện các nội
dung sau:
- Xây dựng, đưa nội dung sản phẩm
du lịch đêm vào quy hoạch hệ thống du lịch địa phương;
- Quy hoạch các khu vực tổ chức
hoạt động dịch vụ du lịch đêm phù hợp;
- Xây dựng khung chương trình
phát triển các sản phẩm du lịch đêm;
- Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị,
đề xuất các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính
sách, văn bản quản lý, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm…
3) Về kiến
nghị liên quan đến việc chú trọng phát triển văn hóa song song với phát triển
kinh tế, phát huy nguồn lực nội sinh để phát triển văn hóa; tập trung phát triển
văn hóa trong giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa ứng xử,…; đồng thời xây dựng
chính sách tạo điều kiện để người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát
triển văn hóa
- Về việc chú trọng phát triển
văn hóa song song với phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực nội dung để phát
triển văn hóa
Việc phát triển văn hóa đã và
đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhất là việc
phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động
lực quan trọng để phát triển đất nước. Điều này đã được thể hiện trong các chủ
trương, văn bản chỉ đạo, các kết luận như:
+ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển nền
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
+ Kết luận số 76-KL/TW ngày
04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW;
+ Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII;
+ Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021;
+ Kết luận số 42-KL/TW ngày
20/10/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế xã hội năm
2022-2023;
+ Nghị quyết số 68/2022/QH15
ngày 10/11/2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;
+ Kết luận của Hội thảo Văn hóa
2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển văn hóa”;
+ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày
07/3/2023 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2023;
+ Quyết định số 1909/QĐ-TTg
ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa
đến năm 2030.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết
của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Chương trình
mục tiêu quốc gia về phát triển văn giai đoạn 2025 - 2035. Ngày 13/9/2024, thừa
ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
ký trình Tờ trình số 444/TTr-CP báo cáo Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua tại
kỳ họp thứ 8.
Trong thời gian tới, sau khi
Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các địa
phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính tổng hợp danh mục các dự án đầu tư để phát triển văn hóa; đồng
thời, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động
đưa kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa vào kế hoạch trung hạn của địa phương
cũng như huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
- Về việc tập trung phát triển
văn hóa trong văn hóa ứng xử
Để tập trung việc phát triển
văn hóa trong văn hóa ứng xử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cấp
có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản như sau:
+ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP
ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội;
+ Nghị định số 86/2023/NĐ-CP
ngày 07/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục,
hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu” (thay thế Nghị định số 122/2018/NĐ-CP);
+ Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg
ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, trình tự,
thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh;
+ Quyết định số 2214/QĐ-TTg
ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thực hiện
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 -2026;
+ Quyết định số 432/QĐ-BVHTTDL
ngày 01/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch
triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023-2025;
+ Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL
ngày 27/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Bộ tiêu
chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống;
+ Kế hoạch số 2074/KH-BVHTTDL
ngày 17/5/2024 về việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ
giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người
Việt Nam trong thời kỳ mới;
+ Kế hoạch số 2760/KH-BVHTTDL
ngày 01/7/2024 thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai
trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong
lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023; Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023;
xây dựng các phóng sự, chuyên đề, bài viết tuyên truyền về gương người tốt việc
tốt, gương điển hình về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; môi trường văn
hóa; Hội thảo khoa học “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia
đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới"; đồng thời, phối hợp
với các bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn, Hiệp hội
Phát triển văn hóa doanh nghiệp xây dựng các Chương trình phối hợp về xây dựng
đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động, xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường học, đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp; phối hợp với các tỉnh/thành phố xây dựng, nhân rộng các mô hình
điểm về xây dựng môi trường văn hóa, gìn giữ và phát huy các phong tục tập
quán, lối sống, nếp sống tốt đẹp của các vùng, miền, dân tộc.
Trong thời gian tới, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ như
sau:
+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện
cơ chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc chế nhằm tạo động
lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững, ngăn chặn
sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
+ Tập trung triển khai thực hiện
hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030; Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
+ Tiếp tục triển khai có hiệu
quả các quy định tại Nghị định số 86/2023/NĐ-CP và Nghị định số 110/2018/NĐ-CP
của Chính phủ; Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các chương
trình phối hợp đã ký kết về xây dựng môi trường văn hóa;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
về hệ giá trị văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng; hướng dẫn, lồng
ghép nội dung hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt
Nam trong thời kỳ mới trong các hoạt động, mô hình, giải pháp xây dựng môi trường
văn hóa, các cuộc vận động, phong trào thi đua của các cấp, các ngành; phong
trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
+ Tổng kết, nhận diện và nhân rộng
các mô hình văn hóa, mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng nhằm củng cố môi trường văn hóa cơ sở,
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ,
ngành liên quan, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây
dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người
Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
- Về việc xây dựng chính sách tạo
điều kiện để người dân có trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển văn hóa.
Đảng và Nhà nước luôn luôn nhất
quán khẳng định quan điểm về quá trình phát triển văn hóa phải đặt con người
vào vị trí trung tâm và là mục tiêu cao nhất. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây
dựng là nền văn hóa của nhân dân, vì nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo,
trao truyền, vừa là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa ấy. Để triển
khai quan điểm này, cho đến nay đã có nhiều chính sách đã được xây dựng, thực
thi như: (1) Đảm bảo thực hiện, cung cấp các dịch vụ, hàng hoá công về văn hóa
cho người dân bằng cách hỗ trợ chi phí gần như toàn bộ cho các tổ chức nhà nước
(thông qua cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp); (2) Nỗ lực đầu tư xây dựng
và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở; (3) Phát triển các ngành công
nghiệp văn hóa, tăng cường đầu tư, chỉnh trang các không gian công cộng, phát
triển các không gian văn hóa, (4) Thường niên tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện văn
hoá nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống cho quần chúng nhân dân, v.v. (5)
Nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa (6) Nhiều chương
trình, dự án được tích cực triển khai như Dự án 06 về: Bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
có liên quan đến ngành văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia đã đề ra;
thực hiện nhiều mục tiêu thiết thực như: Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc
văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người; Khảo sát, kiểm kê,
sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số;
Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản
phẩm văn hóa phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ
nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ
biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy
những người kế cận;…
Tuy nhiên, để người dân được thụ
hưởng các dịch vụ, hàng hoá văn hóa đa dạng và chất lượng hơn, trong thời gian
tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thêm một số cơ chế chính sách cụ thể như: Xây dựng
cơ chế cụ thể để khuyến khích các chủ thể ngoài Nhà nước tham gia vào cung cấp
các dịch vụ và sản phẩm văn hoá, thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và hệ
sinh thái tích cực trong lĩnh vực văn hóa; đảm bảo mọi tầng lớp xã hội được tiếp
cận, hưởng thụ và thể hiện năng lực trong sáng tạo, gìn giữ và phát triển văn
hoá Việt Nam; đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể ngoài nhà nước khi tham
gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa...
Bên cạnh đó, Chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 sau khi được thông qua
có nhiều nội dung liên quan về trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong
phát triển văn hoá sẽ được giải quyết, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của
nhân dân, xây dựng một nền văn hóa vì hạnh phúc của nhân dân. Chương trình mục
tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có đối tượng thụ hưởng
rộng, bao gồm cả các cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, các cộng đồng dân
cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang, các tổ chức, cá nhân hoạt
động trực tiếp trong hoặc liên quan đến lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật,
các di sản văn hóa, thiết chế văn hóa trên địa bàn cả nước và tại một số quốc
gia. Chương trình sẽ được thực hiện trên địa bàn cả nước, bao gồm toàn bộ các
xã, phường, thị trấn, toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt
Nam, có đông đảo người Việt Nam đến sinh sống, học tập, lao động.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời cử
tri./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam;
- Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- HĐND, UBND TP. Hồ Chí Minh;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ VHTTDL: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Cục DLQGVN; Vụ PC; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, VP (TKBT), PAV (15).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hùng
|