Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4131/BTP-BTNN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Văn Bốn
Ngày ban hành: 24/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4131/BTP-BTNN
V/v xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong những năm qua, hoạt động phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các địa phương đã được thực hiện tương đối bài bản và đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước đưa công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc đi vào nền nếp. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số địa phương, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước chưa được thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước, hiện nay, đã có 13/63 tỉnh, thành phố đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Quy chế)1. Để giúp các địa phương xác định được những nội dung, cách thức trong việc xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước một cách có hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau đây:

1. Về nhu cầu, thẩm quyền và hình thức ban hành các quy định về việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước

1.1. Về nhu cầu ban hành

Căn cứ vào tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, trình UBND cấp tỉnh ban hành quy định về việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

1.2. Về thẩm quyền và hình thức văn bản

Việc ban hành quy định về phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và có thể được ban hành dưới hình thức quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp, chương trình phối hợp hay các hình thức khác phù hợp tình hình địa phương và theo quy định của pháp luật.

2. Về nội dung phối hợp

Nội dung văn bản phối hợp chỉ nên tập trung quy định vào các nội dung cần phải có sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, các Sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan trong phối thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP), Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (Thông tư số 08/2019/TT-BTP), Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (Thông tư số 09/2019/TT-BTP) và phối hợp giữa cơ quan giải quyết bồi thường với các cơ quan có liên quan về xác minh thiệt hại, thương lượng bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại. Theo đó, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước nên tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ:

2.1. Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước

(1) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;

(2) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước;

(3) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước;

(4) Theo dõi công tác bồi thường nhà nước, bao gồm các nội dung:

- Lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ;

- Trách nhiệm gửi văn bản trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và xác định trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan quản lý nhà nước;

(5) Đôn đốc công tác bồi thường nhà nước;

(6) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước;

(7) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý;

(8) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN năm 2017 mà không ra quyết định hủy;

(9) Báo cáo thống kê công tác bồi thường nhà nước.

2.2. Giải quyết yêu cầu bồi thường

(1) Xác minh thiệt hại;

(2) Thương lượng bồi thường;

(3) Chi trả tiền bồi thường;

(4) Xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Ngoài những nội dung cần phối hợp trong việc quản lý nhà nước và giải quyết bồi thường nêu trên, văn bản quy định phối hợp có thể thêm những nội dung khác như: Xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước; bố trí công chức đầu mối phụ trách công tác bồi thường nhà nước; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước...

3. Về cách thức phối hợp

Tùy vào từng nội dung phối hợp, có thể áp dụng các cách thức phối hợp sau đây:

3.1. Phối hợp bằng văn bản

Cơ quan chủ trì xây dựng tài liệu tóm tắt nội dung vụ việc hoặc nội dung lấy ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần lấy ý kiến, quan điểm của mình đối với vụ việc hoặc nội dung lấy ý kiến; gửi công văn trao đổi ý kiến, tài liệu cho cơ quan được đề nghị phối hợp. Tại công văn trao đổi ý kiến, cơ quan chủ trì nêu thời gian đề nghị cơ quan phối hợp trả lời.

Cơ quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu; trả lời đúng nội dung và gửi công văn trả lời đúng thời hạn nêu trong văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì.

3.2. Phối hợp bằng hình thức tổ chức cuộc họp liên ngành

Cơ quan chủ trì chuẩn bị tài liệu cuộc họp gồm: tóm tắt nội dung vụ việc hoặc nội dung lấy ý kiến, trong đó, nêu rõ vấn đề cần lấy ý kiến và quan điểm của cơ quan chủ trì đối với vụ việc hoặc nội dung lấy ý kiến; gửi giấy mời và tài liệu cuộc họp cho các cơ quan phối hợp được mời tham gia cuộc họp. Kết thúc cuộc họp, cơ quan chủ trì công bố và gửi biên bản cuộc họp cho các cơ quan tham gia cuộc họp.

Cơ quan phối hợp được mời họp có trách nhiệm cử đại diện theo đúng yêu cầu. Đại diện được cử có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến góp ý và tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức cuộc họp.

3.3. Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành

- Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cơ quan được kiểm tra thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Thông tư số 08/2019/TT-BTP.

- Cơ quan phối hợp tham gia góp ý kiến cho Kế hoạch kiểm tra, cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chủ trì đúng nội dung yêu cầu.

3.4. Các hình thức phù hợp khác.

3.5. Gợi ý cách thức phối hợp đối với từng nội dung cụ thể nêu tại mục 2 của Công văn này

a) Trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước công tác bồi thường nhà nước nêu tại tiểu mục 2.1 mục 2 của Công văn này, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện bằng hình thức phù hợp, ví dụ:

- Bằng hình thức văn bản hoặc tổ chức cuộc họp liên ngành đối với các nội dung nêu tại điểm (1), (3), (5), (7), (8) tiểu mục 2.1. mục 2.

- Bằng hình thức tổ chức cuộc họp liên ngành đối với nội dung nêu tại điểm (2) tiểu mục 2.1. mục 2.

- Bằng hình thức thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với nội dung nêu tại điểm (6) tiểu mục 2.1. mục 2.

- Lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường; cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ; cơ quan giải quyết bồi thường gửi văn bản trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và xác định trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan quản lý nhà nước đối với nội dung nêu tại điểm (4) tiểu mục 2.1. mục 2.

- Phối hợp bằng văn bản là thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo số liệu thống kê gửi cho Sở Tư pháp đối với nội dung nêu tại điểm (9) tiểu mục 2.1. mục 2.

b) Trong quá trình thực hiện các nội dung về giải quyết yêu cầu bồi thường nêu tại tiểu mục 2.2 mục 2 của Công văn này thì sử dụng hình thức viện dẫn các quy định của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP , Thông tư số 08/2019/TT-BTP và Thông tư số 09/2019/TT-BTP để hướng dẫn thực hiện đối với nội dung đó, ví dụ:

- Phối hợp xác minh thiệt hại: Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và các cơ quan có liên quan thực hiện cách thức xác minh thiệt hại quy định tại Điều 45 của Luật TNBTCNN năm 2017Điều 14 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.

- Phối hợp thương lượng bồi thường: Cơ quan giải quyết bồi thường phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức buổi thương lượng theo quy định tại các khoản 3, 4, 6, 7 Điều 46 Luật TNBTCNN năm 2017.

- Phối hợp chi trả tiền bồi thường: Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường và quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định tại Điều 62 và khoản 1 Điều 63 Luật TNBTCNN năm 2017; Sở Tài chính phối hợp với Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định tại Điều 63 Luật TNBTCNN năm 2017; Cơ quan chi trả tiền bồi thường thông báo cho Sở Tư pháp về tình hình chi trả tiền bồi thường.

- Phối hợp xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại: Cơ quan chủ trì thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, tổ chức thực hiện phương thức làm việc của Hội đồng theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp chủ động nắm bắt thông tin vụ việc, cử đại diện tham gia Hội đồng đúng thành phần và trình bày ý kiến tại các cuộc họp của Hội đồng.

4. Trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước

Căn cứ vào yêu cầu trong từng nội dung phối hợp mà xác định trách nhiệm cụ thể của Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, các sở, ban, ngành, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan.

Trên đây là một số lưu ý về việc xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp gửi UBND cấp tỉnh nghiên cứu, tham khảo, chỉ đạo việc xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước phù hợp tình hình thực tế địa phương và quy định của pháp luật./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh (để báo cáo);
- Sở Tư pháp (để tham mưu, thực hiện);
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Lưu: VT, BTNN.

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG
CỤC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC




Nguyễn Văn Bốn



1 An Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hòa Bình, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, Đắk Nông.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 4131/BTP-BTNN ngày 24/10/2022 hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


326

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!