Kính
gửi:
|
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ.
|
Từ ngày 19 đến 22 tháng 12 năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp Phiên
thứ 5 dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại Phiên họp này, UBTVQH cho ý kiến
đối với các nội dung: xem xét, thông qua Pháp Lệnh án phí, lệ phí tòa án; Nghị
quyết về ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân
sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương; Chương trình hoạt động đối
ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan của Quốc hội năm 2017; đánh giá kết quả
kỳ họp thứ 2 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội
khóa XIV; cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết về thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản quy phạm pháp Luật của Quốc hội, của UBTVQH; cho ý kiến về việc ban
hành Nghị định quy định về một số cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho Thủ
đô Hà Nội; việc Điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016; kéo dài thời gian
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài và bố trí vốn đầu tư cho các dự án của kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2017
- 2020; cho ý kiến về các đề án của Kiểm toán Nhà nước gồm: Đề án về tổ chức, biên chế của Kiểm toán Nhà nước
đến năm năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án
về vị trí việc làm của Kiểm toán Nhà nước; Đề án
về chế độ tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước;
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về
một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế; về Quy chế phối hợp giữa Chánh án Tòa án nhân dân Tối
cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự.
Văn phòng Chính phủ xin tổng hợp báo
cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng về kết quả Phiên họp này như sau:
1. Về dự án Pháp Lệnh
phí, lệ phí của Tòa án:
Các thành viên UBTVQH đã tham gia nhiều
ý kiến về đối tượng, phạm vi Điều chỉnh của pháp Lệnh; về mức án phí, lệ phí
tòa án; việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ
phí tòa án…. Đặc biệt, trên cơ sở các quy định pháp Luật
hiện hành, nhiều ý kiến cho rằng dự án Pháp Lệnh này nên sửa thành Nghị quyết về
án phí, lệ phí tòa án của UBTVQH.
UBTVQH nhất trí thông qua về nguyên tắc
sửa dự án Pháp Lệnh này thành Nghị quyết về án phí, lệ phí tòa án. UBTVQH giao Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan rà soát, bổ
sung, chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, sớm hoàn chỉnh Nghị quyết để trình UBTVQH xem
xét, quyết định.
2. Về kéo dài thời
gian thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài:
UBTVQH nhất trí với nội dung Tờ trình
của Chính phủ và 100% thành viên tán thành việc ban hành Nghị quyết của UBTVQH
về việc kéo dài thời gian thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Về Nghị quyết ban
hành quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước,
phương án phân bổ ngân sách Trung ương
UBTVQH đã thảo luận và 100% thành
viên UBTVQH tham gia biểu quyết đã nhất trí thông qua Nghị
quyết của UBTVQH về Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán
ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước nhằm thay thế Nghị quyết số
387/2003/NQ-UBTVQH11 .
UBTVQH giao cho Ủy ban Tài chính ngân sách chủ trì, phối hợp với
Ủy ban Pháp Luật, Bộ Tài chính, Bộ Tư
pháp và các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của các ủy viên UBTVQH hoàn chỉnh,
xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội trước
khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực.
4. Về Báo cáo tình
hình thực hiện Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về một số định hướng, nhiệm vụ và
giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
UBTVQH đánh giá cao những cố gắng của
Chính phủ đã triển khai tích cực, đúng định hướng và bám sát các nhiệm vụ và giải
pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo đúng tinh thần Nghị quyết
số 1052 của UBTVQH. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết đã góp phần xây dựng Nghị
quyết Đại hội Đảng XII, cũng như Nghị quyết Trung ương 4 và các Nghị quyết của
Quốc hội liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau gần 01 năm thực hiện, công tác hội
nhập kinh tế quốc tế đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực như: thông tin tuyên
truyền, cải cách thể chế pháp Luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất
khẩu, bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp và tích cực tham gia vào các diễn
đàn quốc tế, tổ chức quốc tế và đẩy mạnh đàm phán FTA, trong đó có nhiều FTA thế
hệ mới và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hội nhập nhưng chúng ta vẫn
giữ được sự ổn định chính trị, giữ vững được độc lập và tự chủ.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
UBTVQH nhất trí với 10 hạn chế, vướng mắc nêu trong Báo cáo của Chính phủ và
cho rằng những hạn chế đó cần được khắc phục. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ cần
nêu rộng và sâu hơn và chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trên một số
lĩnh vực, ví dụ như: vấn đề nguồn nhân lực, vấn đề thực hiện cơ chế thị trường
cũng như vấn đề quốc phòng và an ninh.
UBTVQH ghi nhận các kiến nghị của
Chính phủ để cùng phối hợp nhằm xây dựng
hệ thống pháp Luật, tăng cường công tác giám sát và tổ chức thực hiện. Đặc biệt
bám sát Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, các Nghị quyết của Quốc hội để tiếp tục
đẩy nhanh, mạnh và có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề nghị
Chính phủ tiếp tục tiếp thu một cách đầy đủ ý kiến của các ủy viên UBTVQH, ý kiến
của Ủy ban Kinh tế để tiếp tục thực hiện
tốt hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần các Nghị quyết mới
của Trung ương, Bộ Chính trị cũng như của Quốc hội.
5. Về đánh giá kết
quả Kỳ họp thứ 2 và cho ý kiến chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa
XIV.
a) Đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 2: các
thành viên UBTVQH nhất trí cao với Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XIV. Nhìn chung, cử tri và Nhân dân cả nước đánh giá Kỳ họp thứ 2 có
nhiều đổi mới như: việc bố trí các đại biểu tranh luận tại Nghị trường, phân
công các Bộ trưởng, trưởng ngành giải trình trước Quốc hội, buộc thành viên
Chính phủ phải có trách nhiệm với dự án Luật mà Bộ, ngành trình ra; lần đầu tiên các ĐBQH đăng ký chất vấn đã được hỏi... Đây là Kỳ họp có sức
lan tỏa và nhận được sự quan tâm, theo dõi nhiệt tình từ cử tri cả nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc tổ chức
Kỳ họp thứ 2 vẫn còn một số hạn chế như: tiến độ và chất lượng chuẩn bị một số
dự án Luật, nghị quyết chưa được như mong muốn, còn thể hiện sự chủ quan của cơ
quan soạn thảo; việc tổng hợp ý kiến thảo
luận tại tổ của một số nội dung còn chậm, có nội dung không tiếp thu nhưng
không được giải trình; một số nội dung bổ sung vào chương trình kỳ họp quá gấp,
không đảm bảo thời gian theo quy định.
b) Cho ý kiến về chuẩn bị nội dung Kỳ
họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
- Về thời gian:
dự kiến Quốc hội làm việc 22,5 ngày (phiên trù bị và khai mạc vào thứ hai, ngày
22 tháng 5 năm 2017 do ngày 20 tháng 5 là ngày thứ sáu và bế mạc vào thứ tư,
ngày 21 tháng 6 năm 2017), không bố trí làm việc ngày thứ bảy để bảo đảm thời
gian nghỉ, nghiên cứu tài liệu của ĐBQH.
- Về nội dung:
xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm
2017; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Quốc hội giám sát tối
cao việc thực hiện chính sách, pháp Luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 -
2016; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri và nhân dân; UBTVQH báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến
nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; nghe chất vấn và trả lời
chất vấn; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có);
- Về công tác
xây dựng pháp Luật:
+ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự
án Luật và 01 Nghị quyết bao gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại
thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật
thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý
(sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật hình sự
số 100/2015/QH13; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, pháp Lệnh
năm 2018.
+ QH cho ý kiến 08 dự án Luật bao gồm:
Luật về hội; Luật bảo vệ bí mật nhà nước; Luật quản lý nợ công (sửa đổi); Luật
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật lao động; Luật bảo vệ và phát triển rừng
(sửa đổi); Luật thủy sản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật
tố cáo; Luật biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.
Đối với dự án Luật bảo vệ bí mật Nhà
nước, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề
nghị của Bộ Công an, rút dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước ra khỏi Chương trình
Kỳ họp thứ 3, chuyển sang Kỳ họp thứ 4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan liên quan, tập trung nguồn lực, khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo dự
án Luật bảo đảm chất lượng và tiến độ theo đúng quy định của pháp Luật; trình
Chính phủ xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2017 (Văn bản
số 11125/VPCP-PL ngày 22 tháng 12 năm 2016).
- Các báo cáo Chính phủ gửi đại biểu
Quốc hội tự nghiên cứu, bao gồm: việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; công
tác thực hành, tiết kiệm chống lãng phí; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;
thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm
y tế; công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tình hình thực hiện các
dự án, công trình quan trọng quốc gia theo các Nghị quyết của Quốc hội.
- Một số vấn đề cần lưu ý:
+ Về dự án Luật
công an xã và dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): đã được rút ra khỏi
chương trình Kỳ họp thứ 2 để Chính phủ có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện,
bảo đảm chất lượng dự án. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ căn cứ tình hình chuẩn
bị để sớm khẳng định việc có hay không trình 02 dự án Luật này tại Kỳ họp thứ
3.
+ Về dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 và dự án Luật
về hội: tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua 02 dự án Luật
này; đồng thời, sẽ tiếp tục xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 3. Đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra tiếp tục
rà soát, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự
thảo Luật.
+ Về dự án Luật
cạnh tranh (sửa đổi): Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình QH cho ý kiến từ Kỳ
họp thứ 3 sang Kỳ họp thứ 4 và thông qua tại Kỳ họp thứ 5. UBTVQH sẽ cho ý kiến
chỉ đạo về vấn đề này (dự kiến nội dung chưa có dự án Luật này).
+ Về báo cáo
tình hình thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia theo các Nghị quyết
của Quốc hội: Đề nghị UBTVQH giao Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục rà soát quy định của
pháp Luật hiện hành về việc định kỳ hàng năm Chính phủ, cơ quan hữu quan báo
cáo Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền. Nếu cần thiết sẽ đề nghị Quốc hội
cho phép dừng việc báo cáo tình hình, tiến độ triển khai thực hiện, nhất là đối
với các dự án, công trình quốc gia đã hoàn thành, ổn định hoạt động.
+ Đề nghị cho
phép từ Kỳ họp thứ 3 trở đi bố trí 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn tại Kỳ họp để đại biểu Quốc hội có thời gian tranh luận, làm rõ vấn đề nhằm
nâng cao chất lượng Kỳ họp Quốc hội.
6. Về việc Điều chỉnh
kế hoạch vốn nước ngoài 2016:
UBTVQH tán thành chủ trương Điều chỉnh
kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016 và thống nhất việc ban hành Nghị quyết của
UBTVQH về nội dung này; giao Chính phủ triển khai thực hiện.
Văn phòng Chính phủ xin trân trọng
báo cáo (xin gửi kèm dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ (để
biết);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý của TTg; TGĐ Cổng TTĐTCP; Các Vụ, VP
BCSĐCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3) Thuy.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng
|
DỰ KIẾN NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XIV
(kèm
theo Tờ trình số 428/TTr-TTKQH về việc chuẩn bị kỳ
họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV)
1. Công tác xây
dựng pháp Luật: 14,5 ngày
a. Xem xét thông qua 13 dự án
Luật, 01 dự thảo nghị quyết: 8,75 ngày
(tổ: 0,25 ngày x 1 dự án = 0,25 ngày; tổ: 0,5 ngày x 1 dự án = 0,5 ngày; hội trường: 0,5 ngày x 12 dự
án = 6 ngày, 1 ngày x 02 dự án = 2 ngày)
1. Luật đường sắt (sửa đổi);
2. Luật quản lý ngoại thương;
3. Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
4. Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;
5. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước (sửa đổi);
6. Luật thủy lợi;
7. Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi);
8. Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước (sửa đổi);
9. Luật cảnh vệ;
10. Luật du lịch (sửa đổi);
11. Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi);
12. Luật quy hoạch;
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 (tổ: 0,5 ngày; hội trường: 1 ngày);
14. Nghị quyết của Quốc hội về Chương
trình xây dựng Luật, pháp Lệnh năm 2018 (tổ: 0,25 ngày; hội trường: 1 ngày).
b. Cho ý kiến 8 dự án Luật: 5,75 ngày (tổ: 0,25
ngày x 7 dự án = 1,75 ngày; hội trường: 0,5
ngày x 8 dự án = 4 ngày)
1. Luật về hội;
2. Luật bảo vệ bí mật nhà nước;
3. Luật quản lý nợ công (sửa đổi);
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Bộ Luật lao động;
5. Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa
đổi);
6. Luật thủy sản (sửa đổi);
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật tố cáo;
8. Luật biện pháp khẩn cấp tạm thời
trước khi khởi kiện;
2. Các vấn đề
kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác: 7 ngày (Tổ: 01
ngày; hội trường: 6 ngày)
- Xem xét các báo cáo của Chính phủ về
đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 (tổ: 01 ngày; hội trường:
1,5 ngày).
- Quốc hội giám sát tối cao việc thực
hiện chính sách, pháp Luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 (hội
trường: 01 ngày).
- Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban thường
vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến
kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn: 3
ngày.
- Xem xét, quyết định một số vấn đề
quan trọng khác (nếu có): 0,5 ngày.
3. Các báo cáo
gửi đại biểu tự nghiên cứu:
- Các báo cáo kết quả giám sát chuyên
đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội (nếu có);
- Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,
các Ủy ban của Quốc hội;
- Báo cáo của Chính phủ về:
+ Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước[1];
+ Công tác thực hành, tiết kiệm chống
lãng phí[2];
+ Việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm
xã hội[3];
+ Việc thực hiện mục tiêu quốc gia về
bình đẳng giới[4];
+ Việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm
y tế[5];
+ Về công tác bảo
vệ môi trường trong phạm vi cả nước[6];
+ Về tình hình
thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia theo các Nghị quyết của Quốc
hội.
4. Khai mạc, bế
mạc, trình bày tờ trình, báo cáo: 01 ngày.
Dự kiến tổng thời gian tiến hành kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: 22,5 ngày.
[1] Theo Điều 7 của Luật quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước.
[2] Theo khoản 4 Điều 67 của Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
[3] Theo Điều 13 của Luật bảo hiểm xã hội.
[4] Theo Điều 25 của Luật bình đẳng
giới.
[5] Theo Điều 34 của Luật sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế.
[6] Theo Điều 134 của Luật bảo vệ
môi trường.