|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 định hướng nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2015
Số hiệu:
|
1052/NQ-UBTVQH13
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Sinh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
24/10/2015
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1052/NQ-UBTVQH13
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 10 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 783/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội năm 2015;
Xét đề nghị của Đoàn giám sát “Kết quả quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế
giới (WTO)”,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ
bản tán thành Báo cáo số 957/BC-ĐGS ngày 14/10/2015 của Đoàn giám sát về “Kết
quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức
thương mại thế giới (WTO)”.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động toàn diện, mạnh
mẽ đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước. Từ khi gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã ngày càng chuyển biến về
chất và đi vào chiều sâu, đặc biệt Việt Nam đã tích cực tham gia và phát huy
vai trò trong các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế, đàm phán, ký kết nhiều hiệp
định thương mại tự do (FTA). Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội
nhập trong các lĩnh vực lao động việc làm, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, quốc phòng, an ninh...; thúc đẩy cải cách, đổi mới sâu rộng về thể
chế kinh tế, môi trường kinh doanh, cách thức điều hành kinh tế, quản trị quốc
gia; hình thành một cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò ngày càng lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống chính sách, pháp luật nước ta cơ bản phù hợp
với các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết WTO. Cải cách hành chính, cải cách
tư pháp được đẩy mạnh. Hội nhập đã mang lại những kết quả to lớn về thu hút nguồn
lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; mở rộng và tăng quy mô thị trường xuất
nhập khẩu; chuyển dịch và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực; đa dạng
thị trường tài chính; từng bước hoàn thiện thị trường lao động; phát triển mạnh
cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông; tăng cường năng lực sản xuất,
kinh doanh góp phần nâng cao đời sống nhân dân; gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc; xây dựng lòng tin, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần quan trọng
trong xử lý tốt quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, vấn đề biển Đông
và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng làm bộc
lộ rõ nét hơn những yếu kém của nền kinh tế. Chất lượng tăng trưởng và tính bền
vững của nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện; nhập siêu của khu vực
kinh tế trong nước lớn, sản xuất của nhiều ngành phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên
vật liệu đầu vào; giá trị gia tăng hàng xuất khẩu chưa cao, hàng Việt Nam chưa
có nhiều thương hiệu được thế giới biết đến; lợi ích từ hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài mang lại chưa tương xứng; chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông,
năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so với các nước
trong khu vực ASEAN. Điều hành giá điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước còn chậm so với mục tiêu đề ra. Nền nông nghiệp
chưa có nhiều mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, hiện đại và bền vững; năng suất,
chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản còn thấp. Đời sống nhiều người lao động
có khó khăn và thu nhập của người nông dân còn bấp bênh. Công nghiệp hỗ trợ
chưa đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết các sản phẩm có cơ cấu mặt hàng chưa hợp lý.
Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trước các rào cản kỹ thuật thương mại của
các nước. Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền còn lớn. Việc hạn chế những
tác động không thuận do hội nhập mang lại chưa đáp ứng yêu cầu.
Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân
khách quan là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước, nhưng
nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Công tác chuẩn bị để sẵn sàng hội nhập chưa
tốt; một số bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp chưa nhận thức đầy
đủ và chưa quan tâm đúng mức đến hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệu lực thực thi
pháp luật chưa cao. Chính sách kinh tế chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tận dụng
được cơ hội do hội nhập mang lại, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân. Một
số bộ, ngành, địa phương còn chưa tích cực, chủ động thực hiện cải cách hành
chính, cải cách khu vực công, điều hành thiếu quyết liệt, chưa năng động, sáng
tạo trong quá trình hội nhập; chưa thực sự coi trọng công tác hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các cam kết quốc tế. Công tác quy hoạch và đầu tư phát
triển một số ngành kinh tế chưa thực sự gắn với yêu cầu hội nhập. Không ít hiệp
hội ngành nghề, doanh nghiệp còn thụ động trong việc tiếp cận, xử lý thông tin
cũng như không tích cực tham vấn các cơ quan chủ trì đàm phán. Các cấp có thẩm
quyền chưa chủ động đề ra giải pháp hạn chế mặt trái của quá trình hội nhập đối
với lĩnh vực xã hội, văn hóa và môi trường.
Điều 2.
Thời gian tới, Việt Nam tiếp
tục hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa, sẽ tham gia nhiều hiệp định thương mại tự
do (FTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành vào cuối năm 2015, đặc biệt
phải hoàn thành nhiều cam kết quan trọng với WTO vào năm 2018, bắt đầu thực hiện
các cam kết FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu, Liên minh châu Âu, Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đăng cai các hoạt động đa phương lớn như Năm
APEC Việt Nam 2017, đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Để sẵn sàng tận
dụng tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu
Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện tốt một số định hướng, nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
Định hướng: Tiếp tục thực hiện các chủ
trương của Đảng và Nhà nước, các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về hội
nhập kinh tế quốc tế, tập trung khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế các
thách thức, mang lại kết quả cao nhất trong quá trình hội nhập. Tiếp tục cải
cách, đổi mới thể chế kinh tế, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để thực
hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu lực
của hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh
tranh bình đẳng; Tập trung hoàn thành tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng nhất là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài
chính, đầu tư công, ngành nông nghiệp; Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị
trường, phát triển mạnh thị trường xuất khẩu và hoàn thiện cơ chế quản lý, triển
khai các công cụ quản lý xuất, nhập khẩu mới, kiểm soát, kiềm chế nhập siêu phù
hợp với yêu cầu hội nhập; Tăng năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia,
doanh nghiệp, sản phẩm. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ và góp phần giảm chi phí, giảm giá thành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và viễn thông trong phát triển kinh tế-xã hội. Nâng cao khả năng tiếp
nhận, phát triển công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, góp phần
phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ với giá trị gia tăng cao. Nâng cao năng suất lao động và Chất lượng
đội ngũ lao động cả về ý thức, kiến thức, kỹ năng và thể chất. Nâng cao năng lực
cạnh tranh để tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị
toàn cầu mới. Đồng thời, xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm an sinh xã hội,
giữ vững quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững
và bảo vệ môi trường.
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án thông
tin, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế một cách thường xuyên, tạo nhận
thức và hành động thống nhất; có kế hoạch cụ thể và bổ sung các nguồn lực cần
thiết cho công tác này để có sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2016. Các cơ quan
trực tiếp tham gia đàm phán, các bộ, ngành quản lý tăng cường đối thoại, tham vấn
cộng đồng doanh nghiệp, cung cấp kịp thời các thông tin và nội dung các cam kết
cho doanh nghiệp và xã hội. Các viện, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội ngành, nghề
chủ động hơn trong nghiên cứu sâu về tác động của cam kết quốc tế đối với từng
lĩnh vực, ngành hàng cụ thể và tư vấn kịp thời cho các bộ, ngành, doanh nghiệp.
2) Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
các luật đồng bộ, kịp thời phục vụ hội nhập. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực về đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế,
hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp
tục cải cách tư pháp; rà soát, đàm phán để sửa đổi các điều ước quốc tế song
phương về tương trợ tư pháp; nghiên cứu, xem xét gia nhập các công ước đa
phương về tương trợ tư pháp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xét xử của Tòa án;
hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.
3) Có lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và kết cấu hạ tầng đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước hàng đầu trong
ASEAN. Ban hành thống nhất chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phù hợp với
thông lệ thống kê quốc tế ngay từ đầu năm 2016, góp phần đánh giá đầy đủ chất
lượng lao động trước xu hướng dịch chuyển lao động tự do nội khối theo quy định
của Cộng đồng ASEAN. Nâng cao năng suất lao động góp phần bảo đảm thu nhập về
lâu dài cho người lao động và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tăng đầu tư
phát triển hạ tầng đường sắt và cảng biển, trong đó có lộ trình phấn đấu sớm
đưa Việt Nam trở thành quốc gia có cảng biển trung chuyển quốc tế lớn ở khu vực
Đông Nam Á.
4) Quy hoạch và triển khai phát triển các vùng
nguyên liệu có chất lượng, hiệu quả cao, dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản
phẩm xuất khẩu chủ lực, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ban
hành quy định chính thức về bộ chỉ số hội nhập kinh tế phù hợp với chuẩn mực quốc
tế và thực tiễn của Việt Nam trong năm 2016. Hoàn thành việc thực hiện cơ chế
giá thị trường đối với dịch vụ công chậm nhất là cuối năm 2020. Đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao ngay
từ năm 2016.
5) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ,
áp dụng tiêu chuẩn của các nước phát triển, tiên tiến về môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm... đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thực hiện tốt công tác cảnh
báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác, đồng thời hỗ
trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng các quy định quốc tế về
chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, bản quyền, thương hiệu. Có chính sách mạnh để
hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp hỗ
trợ.
6) Chủ động áp dụng có hiệu quả Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước
ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh về chống bán
phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam. Vận dụng các quy định linh hoạt của các cam kết quốc tế để xây dựng những
quy định pháp lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Nâng cao
năng lực của các đơn vị thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm dịch, kiểm
tra tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu trọng yếu trên
toàn quốc.
Nghiên cứu, tiếp cận và gia nhập các thiết chế đa
phương về giải quyết tranh chấp và có phương án đưa đại diện Việt Nam vào thực
tập, làm việc tại các thiết chế này. Tăng cường năng lực của các cơ quan, hiệp
hội, nguồn nhân lực về pháp luật chất lượng cao và đội ngũ luật sư, công tác hỗ
trợ pháp lý cho hiệp hội và doanh nghiệp trong giải quyết các tranh chấp thương
mại quốc tế; chủ động vận dụng có hiệu quả quy định của các tổ chức và diễn đàn
kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại của WTO, để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước.
Tạo điều kiện để trọng tài trở thành phương thức hiệu quả trong giải quyết
tranh chấp.
7) Phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm,
tham gia tích cực các tổ chức và diễn đàn kinh tế quốc tế. Chỉ đạo đàm phán, ký
kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác có chọn lọc, ưu tiên
các nước có cơ cấu kinh tế bổ sung cho cơ cấu kinh tế nước ta, có khả năng chuyển
giao công nghệ cao, thị trường tiềm năng lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt
Nam hoặc có nguồn nguyên, vật liệu đầu vào phù hợp cho nhu cầu phát triển kinh
tế Việt Nam; coi thực hiện các cam kết quốc tế là điều kiện cần thiết để thúc đẩy
các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước, sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu
quả.
8) Tiếp tục phát huy vai trò điều phối, bố trí đủ
nguồn lực hỗ trợ các hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia và các Ban chỉ đạo liên
ngành trực thuộc, của các cấp, các ngành; kiện toàn các cơ quan, tổ chức có
liên quan, các đoàn đám phán về hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục tích cực
phát huy vai trò của các cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt
Nam định cư ở nước ngoài trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến
thương mại, du lịch và thu hút đầu tư, hỗ trợ thông tin về chính sách, pháp luật,
những rào cản kỹ thuật của nước sở tại, năng lực các đối tác tiềm năng của
doanh nghiệp.
Điều 3.
1. Chính phủ, các cơ quan, tổ
chức liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện đạt
hiệu quả cao Nghị quyết này và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp
cuối năm 2016.
2. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các
Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết
này.
3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Nơi nhận:
- Các vị đại biểu Quốc hội;
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- TANDTC, VKSNDTC;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- TT HĐDT, TT các UB của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Lãnh đạo VPQH;
- Các cơ quan của UBTVQH;
- Các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Lưu: HC, TH, KT, GS.
- Số E-pass: 72476
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|
Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 ngày 24/10/2015 về định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
4.913
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|