BẢO
HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1736/BHXH-CĐCS
V/v: Tính phụ cấp thâm niên cơ yếu.
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2007
|
Kính
gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương
Tiếp theo công văn số
2120/LĐTBXH-BHXH ngày 05/7/2005; công văn số 3964/LĐTBXH-BHXH ngày 17/11/2004;
công văn số 3373/LĐTBXH-BHXH ngày 01/10/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về giải quyết tồn đọng thâm niên cơ yếu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng
dẫn thực hiện tính phụ câp thâm niên cơ yếu hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất
sức lao động như sau:
I/. Đối tượng áp dụng:
Người làm công tác cơ yếu đã chuyển
ngành hoặc nghỉ hưu nghỉ mất sức lao động chưa được tính phụ cấp thâm niên cơ yếu
trong lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
II/. Cách tính phụ cấp thâm niên
trong lương hưu, trợ cấp mất sức lao động:
1/. Cách tính thâm niên cơ yếu được
quy định tại các văn bản:
1.1- Thời gian công tác cơ yếu trước
ngày 09/5/1984 theo quy định tại công văn số 32/VP-TW ngày 04/02/1961 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng quy định: “Từ 1 đến 5 năm được 5%; từ 6 đến 10 năm được
10%; từ 11 năm trở lên được 15%. Tỷ lệ phụ cấp tính theo lương chính”.
1.2- Thời gian làm công tác cơ yếu
từ ngày 01/5/1984 đến trước ngày 07/10/1991 theo Quyết định số 13/CT ngày
22/5/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Cán bộ, công nhân viên chức
Nhà nước làm công tác cơ yếu được áp dụng phụ cấp thâm niên đặc biệt với mức tối
đa 25%” cụ thể như sau: Sau 3 năm công tác trong ngành Cơ yếu, bắt đầu sang
tháng thứ nhất của năm thứ tư được phụ cấp bằng 5% lương chính. Sau đó cứ thêm
một năm công tác (đủ 12 tháng) được hưởng phụ cấp thêm 1%, tối đa không quá 25%
lương chính. Những trường hợp thuộc diện được hưởng phụ cấp thâm niên trên 25%
theo Quyết định số 43/QĐ ngày 30/4/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (trong
thời gian từ ngày 01/5/1984 đến ngày 21/5/1986) thì được bảo lưu.
1.3- Thời gian công tác cơ yếu từ
ngày 07/10/1991 đến ngày 30/3/1994 theo Thông tư số 14/TT-LB ngày 26/11/1994 của
Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Cơ yếu Trung ương. Cụ thể: “Làm
công tác cơ yếu được 3 năm (36 tháng), bắt đầu sang năm thứ 4 (tháng thứ 37) được
hưởng phụ cấp thâm niên Ngành bằng 5%. Sau đó từ năm thứ 5 trở đi cứ mỗi năm
công tác trong Ngành được hưởng phụ cấp thâm niên thêm 1%”.
1.4- Thời gian công tác cơ yếu từ
ngày 04/4/1994 đến ngày 27/02/2004 theo Thông tư số 10/LB-TT ngày 30/3/1994 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ
hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu.
Cụ thể: đủ 5 năm làm cơ yếu được hưởng phụ cấp thâm niên Ngành bằng 5%. Từ năm
thứ 6 trở đi, cứ thêm 1 năm công tác được hưởng thêm 1%.
1.5- Mức tiền lương để làm cơ sở
tính thâm niên cơ yếu là mức lương của thời điểm chuyển khỏi ngành Cơ yếu tính
theo bảng lương và thang lương quy định tại các Nghị định: số 25/CP ngày 05/7/1960
của Hội đồng Chính phủ; Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ
trưởng; Nghị định số 25/CP; Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ;
Thông tư số 10/LB-TT ngày 30/3/1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ
Tài chính, Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ.
2/. Cách tính phụ cấp thâm niên cơ
yếu trong lương hưu, trợ cấp mất sức lao động:
- Mức phụ cấp thâm niên cơ yếu để
tính lương hưu, trợ cấp mất sức lao động là phụ cấp thâm niên được hưởng theo
quy định (tỷ lệ %) nhân (x) với mức lương chính khi chuyển khỏi ngành Cơ yếu
(chuyên ngành hoặc nghỉ hưu, trợ cấp mất sức lao động), cộng với mức lương
chính trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động để tính hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động (theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội
đồng Bộ trưởng).
- Trường hợp mức lương chính khi
chuyển khỏi ngành Cơ yếu là mức lương chính cũ theo Nghị định số 25/CP ngày
05/7/1960 của Hội đồng Chính phủ thì căn cứ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ mất sức
lao động của người được hưởng phụ cấp thâm niên cơ yếu chuyển đổi sang mức
lương mới theo tiết 1.5 điểm 1 mục II nêu trên.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, có 22
năm làm công tác cơ yếu, được hưởng 23% phụ cấp thâm niên cơ yếu; tháng 12/1984
ông A chuyển ngành về công tác tại Bộ Giao thông vận tải, mức lương trước khi
chuyển ngành là 73 đồng (lương theo Nghị định số 25/CP ngày 05/7/1960 của Hội đồng
Chính phủ); tháng 10/1989 ông A nghỉ hưu với thời gian công tác thực tế là 26
năm 10 tháng, quy đổi là 32 năm 3 tháng, mức lương chính khi nghỉ hưu là 390 đồng
(lương theo Nghị định số 235/HĐBT, tỷ lệ % hưởng lương hưu là 77%). Tại thời điểm
nghỉ hưu, ông A chưa được tính phụ cấp thâm niên cơ yếu trong lương hưu. Nay
tính lại lương hưu như sau:
- Tính phụ cấp thâm niên cơ yếu:
+ Chuyển mức lương 73 đồng sang mức
lương 310 đồng (NĐ số 235/HĐBT).
+ Phụ cấp thâm niên được hưởng: 310
đ x 23% = 71 đ 30.
- Lương hưu tính theo NĐ số
236/HĐBT:
(390 đ + 71 đ 30) x 77% = 355 đ 20.
- Lương hưu tính theo NĐ số
203/HĐBT:
355,20
đ x 22.500 đ
|
=
36.327 đ 27
|
220
|
Mức lương hưu của ông Nguyễn Văn A
nêu trên được điều chỉnh lại theo từng thời điểm quy định của chính sách và được
truy lĩnh phần chênh lệch lương hưu kể từ tháng 11/1992 đến khi có quyết định điều
chỉnh của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Xuân K, nguyên
là cán bộ cơ yếu, nghỉ hưu tháng 12/1992, với thời gian công tác thực tế là 28
năm (trong đó có 6 năm công tác trong quân đội, 12 năm là cán bộ cơ yếu), quy đổi
35 năm 2 tháng, tỷ lệ % lương hưu được hưởng là 80% mức lương chính khi nghỉ hưu
là 390 đồng (lương theo NĐ số 235/HĐBT). Tại thời điểm nghỉ hưu ông K chưa được
tính phụ cấp thâm niên cơ yếu trong lương hưu. Nay tính lại lương hưu như sau:
- Thời gian công tác được tính thâm
niên cơ yếu là 18 năm (trong đó có 6 năm công tác trong quân đội), tỷ lệ % thâm
niên được tính là 19% (Thông tư Liên Bộ số 14/TT-LB).
- Phụ cấp thâm niên cơ yếu được hưởng:
390 đ x 19% = 74 đ 10.
- Lương hưu của ông K là:
(390 đ + 74,1 đ) x 80% = 371 đ 28.
Mức lương hưu của ông K được điều
chỉnh lại theo từng thời điểm quy định của chính sách và được truy lĩnh phần
chênh lệch lương hưu kể từ tháng 12/1992 đến khi có quyết định điều chỉnh của Bảo
hiểm xã hội tỉnh.
III/. Hồ sơ để làm cơ sở tính
thâm niên cơ yếu gồm:
Hồ sơ làm căn cứ xét hưởng thâm niên
đối với người làm công tác cơ yếu:
- Căn cứ hồ sơ hưu trí, mất sức lao
động của người làm công tác cơ yếu do cơ quan BHXH đang quản lý.
- Giấy chứng nhận thâm niên do Ban
Cơ yếu Chính phủ cấp. Trường hợp không có giấy chứng nhận thì thay bằng xác nhận
của Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Mức tiền lương tại thời điểm chuyển
khỏi ngành Cơ yếu hoặc giấy tờ có liên quan đến mức tiền lương đã được hưởng của
cán bộ cơ yếu.
IV/. Tổ chức thực hiện:
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố
căn cứ vào hồ sơ hưu trí, mất sức lao động và thời điểm thôi không làm công tác
cơ yếu chuyển sang làm công tác khác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động của từng
người thuộc đối tượng tại Mục I nêu trên để xác định thời gian làm công tác cơ
yếu, đối chiếu cách tính hưởng phụ cấp thâm niên cơ yếu quy định tại Mục II
công văn này để tính và điều chỉnh lại lương hưu, trợ cấp mất sức lao động. Bảo
hiểm xã hội Việt Nam gửi kèm theo danh sách đối tượng do Ban Cơ yếu Chính phủ
cung cấp để Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đối chiếu, xem xét. Thời điểm được
hưởng phụ cấp thâm niên cơ yếu đối với người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động
trước ngày 01/11/1992 được hưởng từ ngày nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Bảo
hiểm xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo tăng nguồn kinh phí theo công văn số
840 BHXH/CĐCS ngày 30/8/1996 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quá trình thực hiện có gì vướng mắc,
đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ban cơ yếu Chính phủ để hướng dẫn
tiếp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ LĐTB&XH;
- Ban Cơ yếu Chính phủ;
- TT Lưu trữ BHXH;
- Lưu VT, CĐCS (2b).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Huy Ban
|