Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1122/LĐTBXH-BHXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 15/04/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1122/LĐTBXH-BHXH
V/v thực hiện chế độ BHXH tự nguyện

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời Công văn số 973/BHXH-BT ngày 16/3/2011 của quý cơ quan đề nghị hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại tiết b khoản 1 mục 1 phần II Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên hoặc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hằng tháng.

Căn cứ quy định nêu trên, những người nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đã có tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 15 năm trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm, nếu chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì không thuộc đối tượng được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện như quy định nêu trên.

2. Để tạo điều kiện cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục để hưởng lương hưu hàng tháng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý với đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đối với những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày mà thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) nếu có nhu cầu được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1122/LĐTBXH-BHXH ngày 15/04/2011 về thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.658

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.105.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!