Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Đê điều năm 2006

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lụt. Dưới đây là các văn bản hướng dẫn về đê điều.

Đê là gì? Đê được phân thành mấy cấp độ?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đê điều 2006  quy định Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

Đê được phân thành mấy cấp độ?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Đê điều năm 2006 phân loại và phân cấp đê được quy định như sau:

- Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.

- Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.

- Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:

+ Số dân được đê bảo vệ;

+ Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;

+ Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;

+ Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;

+ Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;

+ Lưu lượng lũ thiết kế.

- Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.

(Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Đê điều năm 2006. Nguồn hình: Internet)

Chính sách của Nhà nước trong quy hoạch đê điều

Căn cứ theo Điều 6 Luật Đê điều năm 2006 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều được quy định như sau:

- Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

- Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Đê điều năm 2006

 

1

Luật Đê điều 2006

Luật Đê điều năm 2006 quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.

 

2

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều, trong đó một số điều đã bị sửa đổi cần lưu ý như sau:

Điều 8 quy định về nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Điều 9 quy định về nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Bổ sung Điều 13a quy định về quy hoạch đê điều

 

3

Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020

Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều tại Điều 2 bao gồm các quy định đã bị sửa đổi cần lưu ý sau:
 
+ Khoản 3 Điều 2 sửa đổi Điều 25 quy định về cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều;
 
+ Khoản 4 Điều 2 Điều 28 quy định về xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều

4

Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều

Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều có hiệu lực từ ngày 03/08/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều, bao gồm:

- Điều 4 về phân loại và phân cấp đê;

- Điều 6 về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều;

- Điều 9 về nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;

- Điều 26 về sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng;

- Điều 27 về xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông;

- Khoản 2 Điều 37 về cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;

- Điều 44 về thanh tra đê điều và Điều 46 về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều của Luật Đê điều.

 

5

Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 07/02/2014 hướng dẫn việc phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Trong đó, nội dung hướng dẫn về phân cấp đê tại Chương II; về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê tại Điều 4

 

6

Thông tư 01/2009/TT-BNN hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Thông tư 01/2009/TT-BNN có hiệu lực kể từ ngày 06/02/2009 hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực từ ngày

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.35.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!