Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn 2025

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông.

1. Nồng độ cồn bao nhiêu được phép lái xe?

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.

4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

Theo đó, rượu bia là những đồ uống có cồn. Và độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019  như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

...

Theo đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì nghiêm cấm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

2. Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy năm 2025

(i) Theo điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(ii) Theo điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(ii) Theo điểm d khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

3. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô năm 2025

(i) Theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

(ii) Theo điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(iii) Theo điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn 2024 (Hình từ Internet)

4. Tổng hợp văn bản pháp luật quy định về Mức phạt nồng độ cồn

1

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia theo khoản 6 Điều 5 Luật này.

2

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

3

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. 
- Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy quy định tại: điểm c khoản 6 Điều 6; điểm c khoản 7 Điều 6 và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô quy định tại: điểm c khoản 6 Điều 5, điểm c khoản 8 Điều 5, điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nghị định này đã bị sửa đổi bởi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025.

4

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Theo điểm d khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Theo điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

6

Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành

Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA có hiệu lực từ ngày 19/09/2014. Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu và Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được quy định lần lượt tại Điều 3, Điều 5 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.93.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!