Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Các văn bản quan trọng cần biết

Dưới dây là tổng hợp văn bản về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng quan trọng được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp

1. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?

Theo quy định tại Điều 133 Luật Xây dựng 2014, nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:

+ Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

+ Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Các văn bản quan trọng cần biết (Hình từ internet)

2. Dự toán gói thầu xây dựng là gì? Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng như sau:

1. Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Theo đó, dự toán gói thầu xây dựng là một trong những nội dung của quản lý chi phí đầu tư xây dựng và được định nghĩa là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:

+ Gói thầu thi công xây dựng;

+ Gói thầu mua sắm thiết bị;

+ Gói thầu lắp đặt thiết bị;

+ Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;

+ Gói thầu hỗn hợp.

3. Giá gói thầu xây dựng

Theo quy định Điều 19 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, giá gói thầu xây dựng được quy định như sau:

- Giá gói thầu xây dựng là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

- Giá gói thầu được cập nhật trước ngày mở thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu nếu cần thiết.

4. Tổng hợp văn bản quan trọng về chi phí đầu tư xây dựng:

1

Luật Xây dựng 2014

Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015, quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Tại Mục 1 Chương VII Luật này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo các điều khoản sau:

+ Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Điều 132.

+ Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Điều 133.

+ Tổng mức đầu tư xây dựng tại Điều 134.

+ Dự toán xây dựng tại Điều 135.

+ Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng tại Điều 136.

+ Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng tại Điều 137.

2

Luật Đầu tư 2020

Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2021, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tại Phụ lục IV Luật này, kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3

Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2021, tại Khoản 50, Khoản 51, Khoản 53, Khoản 57,... Điều 1 Luật này quy định các nội dung liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4

Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Nghị định 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 26/01/2021, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.

Tại Điều 10 quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng là 1 trong 5 nội dung quản lý thi công xây dựng công trình tại Nghị định này.

5

Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghị định 10/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 09/02/2021, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tại Điều 12 Nghị định này, chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:

- Chi phí trực tiếp được xác định theo:

+ Khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết thì khối lượng xác định theo công việc, công tác xây dựng (CTXD) và đơn giá xây dựng chi tiết xác định theo khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

+ Khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại CTXD, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (BPCT) thì:

Khối lượng xác định phù hợp với nhóm loại CTXD, đơn vị kết cấu hoặc BPCT và giá công tác, nhóm loại CTXD, đơn vị kết cấu, BPCT xác định theo khoản 3 Điều 24 Nghị định này.

- Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;

- Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%);

- Thuế giá trị gia tăng theo quy định.

6

Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 03/03/2021, hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Tại Điều 72 Nghị định này quy định điều kiên cấp cho cá nhân các hạng chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng và các công việc được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

7

Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 28/01/2022, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Tại Điều 7 Nghị định này quy định hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phạt tiền từ 60-80 triệu đồng và buộc phải khắc phục hậu quả.

8

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/06/2023, sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Tại Điều 10 Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng.

9

Thông tư 14/2023/TT-BXD sửa đổi Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Thông tư 14/2023/TT-BXD có hiệu lực từ 15/02/2024, sửa đổi Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tại Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thông tư 11/2021/TT-BXD như sau:

+ Quản lý, công bố giá xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

+ Xác định giá xây dựng công trình bao gồm: giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

+ Một số Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD.

10

Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực từ 15/08/2021, quy định chi tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi theo Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

Tại Điều 3 quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động đầu tư xây dựng  áp dụng cấp công trình tại Thông tư này.

11

Thông tư 174/2021/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng

Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ 12/02/2022, hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng các dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.

Tại Điều 5, Điều 8 Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

12

Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Thông tư 11/2021/TT-BXD có hiệu lực từ 15/10/2021, về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

Tại Điều 4 Thông tư này, dự toán gói thầu thi công xây dựng (các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP) bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí xây dựng trọng dự toán gói thầu thi công xây dựng xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD .

- Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu, dự toán gói thầu thi công xây dựng được bổ sung một hoặc một số chi phí khác có liên quan để thực hiện các công việc thuộc phạm vi của gói thầu như:

+ Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường;

+ Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;

+ Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng;

+ Chi phí kho bãi chứa vật liệu…

- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.251.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!