1. Hỗ trợ cho vay đối với hộ mới thoát nghèoCác hộ mới thoát nghèo sẽ được hỗ trợ các chính sách cho vay theo quy định tại Quyết định
28/2015/QĐ-TTg như sau:
- Nguồn vốn: theo quy định tại Nghị định
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Mức cho vay: do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ.
- Thời hạn cho vay: do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm.
- Lãi suất cho vay: bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: thực hiện như đối với hộ nghèo theo quy định tại Nghị định
78/2002/NĐ-CP .
Nội dung này được thực hiện từ ngày 05/9/2015 và được thực hiện giải ngân đến hết ngày 31/12/2020.
2. Xử lý đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký nhiều ngườiNgày 23/7/2015, Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư
01/2015/TT-UBDT về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Theo đó:
- Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý để giải quyết theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm Thông tư này.
- Trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lại đơn và hướng dẫn cho một người đại diện cùng khiếu nại có họ tên, địa chỉ rõ ràng.
Việc chuyển đơn thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ, trả lại đơn và hướng dẫn theo Mẫu số 13-XLĐ ban hành kèm Thông tư này.
Thông tư
01/2015/TT-UBDT có hiệu lực từ ngày 07/9/2015 và thay thế Thông tư
02/2011/TT-UBDT .
3. Tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nướcTừ ngày 07/09/2015, việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư
33/2015/TT-BCA .
Theo đó, để tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải đảm bảo bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phải đảm bảo yêu cầu không để lộ, lọt tài liệu bí mật nhà nước.
- Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước phải đảm bảo đốt, xén, nghiền nhỏ, làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng, không thể phục hồi được.
Căn cứ vào tài liệu bí mật nhà nước không còn giá trị sử dụng hoặc không còn giá trị lưu giữ trên thực tế để tiêu hủy tài liệu này.
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật chỉ được thực hiện khi có quyết định đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền và phải được lập biên bản có xác nhận của người thực hiện tiêu hủy và lãnh đạo đơn vị quản lý, lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước được tiêu hủy.
Thông tư
33/2015/TT-BCA thay thế cho Thông tư
12/2002/TT-BCA .
4. Hướng dẫn cách thức giao dịch điện tử về thuếTừ ngày 10/9/2015, các đối tượng là người nộp thuế theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2006 sẽ thực hiện các thủ tục hành chính về thuế bằng phương thức điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư
110/2015/TT-BTC .
Theo đó, người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hay công nhận.
- Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại di động (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế.
Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
Ngoài ra, Thông tư
110/2015/TT-BTC cũng hướng dẫn cách thức thực hiện giao dịch điện tử trong việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…
5. Hướng dẫn thu thập thông tin về thị trường lao độngTừ ngày 10/9/2015, việc thu thập về cung và cầu của thị trường lao động sẽ được thực hiện dựa trên Người lao động và Người sử dụng lao động.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư
27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
Theo đó thời điểm tiến hành thu thập thông tin sẽ bắt đầu vào ngày 01/7 hàng năm và kéo dài trong 30 ngày. Nội dung thu thập bao gồm:
- Đối với Người lao động: nhân khẩu học; trình độ giáo dục phổ thông; chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục - đào tạo; thông tin về vị thế việc làm, công việc đang làm, nơi làm việc, loại hình kinh tế…
- Đối với Người sử dụng lao động: thông tin định danh; ngành, nghề kinh doanh chính; tiền lương; số lượng lao động đang làm việc theo giới tính, loại lao động…
Ngoài ra, Thông tư
27/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định cách thức thu thập thông tin đối với Người lao động là người nước ngoài hoặc trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài lao động.
Thông tư này thay thế Thông tư
25/2009/TT-BLĐTBXH .
6. Bảo vệ môi trường trong phát triển hạ tầng giao thôngTừ ngày 10/9/2015, Thông tư
32/2015/TT-BGTVT về Quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như sau:
- Phải được xây dựng hàng năm và thông báo công khai tới các cơ quan, đơn vị và chủ dự án có liên quan;
- Nội dung kiểm tra gồm việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các nội dung được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án trong thi công xây dựng;
- Việc kiểm tra phải được thông báo trước cho chủ dự án bằng văn bản trong thời hạn ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện kiểm tra.
Thông tư
32/2015/TT-BGTVT được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và thay thế Thông tư
09/2010/TT-BGTVT và
13/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.