Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
08/05/2024 09:00 AM

Xin cho tôi biết câu hỏi đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024? - Quang Huy (Bình Phước)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Kỳ thi tuần 2 bắt đầu từ 08:00 ngày 08/05/2024 đến 23:00 ngày 15/05/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:

Câu hỏi số 1: Những toán lính Nhật đầu tiên đến Hà Nội vào thời gian nào sau đây?

A. Tháng 9/1945

B. Tháng 10/1940

C. Tháng 12/1946

D. Tháng 3/1945

Câu hỏi số 2: “Tuần lễ vàng” ở Hà Nội được diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ ngày 10/10/1954

B. Từ ngày 9/10/1954

C. Từ ngày 2/9/1945

D. Từ ngày 16/9/1945

Câu hỏi số 3: Để chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 29/9/1954

B. Ngày 19/9/1954

C. Ngày 15/9/1954

D. Ngày 17/9/1954

Câu hỏi số 4: Ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô làm lễ tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ở đâu?

A. Chợ Đồng Xuân.

B. Rạp Chuông Vàng.

C. Hang Chùa Trầm.

D. Ô Chợ Dừa.

Câu hỏi số 5: Trong những năm 1945-1947, đội vũ trang tuyên truyền nào hoạt động ở nội thành Hà Nội?

A. Hội Cứu quốc thành Hà Nội.

B. Hội Sinh viên Hà Nội.

C. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong Nguyễn Tri Phương.

D. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu.

Câu hỏi số 6: Ngày 19/2/1947, Đội liên lạc Hồng Hà sau khi dẫn đường cho bộ đội rút khỏi Thủ đô đã hy sinh anh dũng. Ai là đội trưởng của Đội liên lạc Hồng Hà?

A. Đồng chí Thanh Nghị

B. Đồng chí Hoàng Văn Thái

C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại

D. Đồng chí Hoàng Siêu Hải

Câu hỏi số 7: Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự và trật tự giữa ta và Pháp được ký kết vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 30/7/1954

B. Ngày 30/9/1954

C. Ngày 30/8/1954

D. Ngày 30/6/1954

Câu hỏi số 8: Quân đội Trung hoa Dân quốc rút khỏi Hà Nội vào thời gian nào sau đây?

A. Tháng 3/1946

B. Tháng 6/1946

C. Tháng 12/1946

D. Tháng 3/1945

Câu hỏi số 9: Ai lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội trên cương vị Bí thư Thành ủy?

A. Đỗ Ngọc Du

B. Lều Thọ Nam

C. Nguyễn Quyết

D. Nguyễn Ngọc Vụ

Câu hỏi số 10: Ai là Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khi Đảng bộ được chính thức thành lập và kiện toàn tháng 6/1930?

A. Đồng chí Lê Văn Lương

B. Đồng chí Đỗ Ngọc Du

C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

D. Đồng chí Lê Thanh Nghị

Câu hỏi số 11: Chiến khu XI được thành lập ngày tháng năm nào?

A. Ngày 19/10/1947

B. Ngày 19/12/1946

C. Ngày 19/08/1945

D. Ngày 19/10/1946

Câu hỏi số 12: Ngày 30/8/1945, Chính phủ lâm thời chỉ định thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

B. Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội

C. Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu

D. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội

Câu hỏi số 13: Ngày 23/9/1945, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động phong trào nào sau đây?

A. Xây dựng “Quỹ Độc lập”

B. Phong trào Bình dân học vụ

C. Phong trào ủng hộ đồng bào Nam Bộ

D. Phong trào “Ba đảm đang”

Câu hỏi số 14: Tờ báo công khai của Đảng Cộng sản ra số đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 16/9/1936 có tên là gì?

A. Tin tức

B. Le Paria

C. Dân chúng

D. Le Travail

Câu hỏi số 15: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trụ sở Uỷ ban Quân sự Cách mạng (Uỷ ban khởi nghĩa) Hà Nội được đặt ở địa điểm nào sau đây?

A. Nhà số 48 phố Hàng Ngang

B. Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo

C. Nhà số 42 phố Hàng Thiếc

D. Nhà số 5D phố Hàm Long

Câu hỏi số 16: Trong thời gian 80 ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), nhân dân Hà Nội có phong trào nào sau đây?

A. Phá dỡ máy móc, kho tàng của tư bản Pháp

B. Giam chân quân Pháp không cho rút lui

C. Vận động nhân dân tản cư lên Việt Bắc

D. Chống địch cưỡng ép dân di cư vào Nam

Câu hỏi số 17: Tổ chức nào sau đây được thành lập vào tháng 8/1945 để chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội?

A. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội

B. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

C. Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội

D. Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội

Câu hỏi số 18: Những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố vào thời gian nào?

A. 16 giờ, ngày 09/10/1954

B. 14 giờ, ngày 08/10/1954

C. 14 giờ, ngày 09/10/1954

D. 02 giờ, ngày 10/10/1954

Câu hỏi số 19: Để thực hiện nhiệm vụ tiếp quản thành phố Hà Nội, ngày 17/9/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập cơ quan nào sau đây?

A. Ủy ban nhân dân Hà Nội.

B. Ủy ban nhân dân lâm thời.

C. Ủy ban Quân chính Hà Nội.

D. Ủy ban Giải phóng lâm thời.

Câu hỏi số 20: Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã cử các đồng chí nào sau đây trực tiếp lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô?

A. Các đồng chí: Trần Duy Hưng, Nguyễn Khang, Trường Chinh, Tố Hữu

B. Các đồng chí: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khang, Lê Văn Lương, Tố Hữu

C. Các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu

D. Các đồng chí: Trần Văn Lai, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Khuất Duy Tiến

Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng từ 250 từ đến tối đa không quá 500 từ)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

>> Xem tại đây

Thời gian diễn ra Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

* Phát động Cuộc thi: Ngày 22/4/2024

* Tổ chức các Vòng thi:

- Vòng sơ khảo: diễn ra trong 12 tuần từ ngày 01/5/2024 đến ngày 31/7/2024, cụ thể:

+ Giai đoạn 1: Chủ đề “Tiến về Hà Nội” (Từ khi thành lập Đảng bộ Thành phố đến giải phóng Thủ đô): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/5/2024 đến 23h00 ngày 31/5/2024

+ Giai đoạn 2: Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó” (Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/6/2024 đến 23h00 ngày 30/6/2024

+ Giai đoạn 3: Chủ đề “Thênh thang đường mới” (Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/7/2024 đến 23h00 ngày 31/7/2024.

- Vòng chung khảo: 16 thí sinh có thành tích xuất sắc tại vòng sơ khảo tham gia thi Vòng chung khảo dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024 dưới hình thức thi “sân khấu hoá”.

- Tổng kết và trao giải cuộc thi: được tổ chức ngay sau khi kết thúc vòng thi chung khảo.

Nội dung Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).

- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

(Nguồn Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)

Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Thủ đô Hà Nội

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại";

- Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực;

- Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô;

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống;

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô;

- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.

(Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 90,479

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]