Đã có Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
30/12/2024 13:48 PM

Mới đây, Chính phủ đã công bố Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2025 và thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi 2019).

Đã có Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Đã có Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Mới đây, Chính phủ đã công bố Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2025 và thay thế Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi 2019).

Dự thảo Tờ trình

Đã có Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Cụ thể Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), gồm: 6 chương, 28 điều. So với Luật hiện hành giảm 01 chương, giảm 22 điều và có 03 mục mới, cụ thể:

- Chương I: Những quy định chung, có 08 điều;

- Chương II: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, có 3 mục và 9 điều, gồm:

+ Mục 1: Chính phủ, có 04 điều;

+ Mục 2: Thủ tướng Chính phủ, có 02 điều;

+ Mục 3: Các thành viên khác của Chính phủ, có 03 điều.

- Chương III: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, có 05 điều.

- Chương IV: Chế độ làm việc của Chính phủ, có 06 điều.

- Chương VI: Điều khoản thi hành, có 03 điều.

Việc giảm số lượng chương, điều so với Luật hiện hành để thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư về yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng luật khung; theo đó, Luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, quan trọng có tính nguyên tắc để bảo đảm tính ổn định lâu dài, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung.

Về nội dung dung cơ bản của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi):

(1) Về phạm vi điều chỉnh

Dự thảo Luật bổ sung 01 điều mới quy định phạm vi điều chỉnh của Luật. Tại điều này đã quy định các nội dung được quy định trong dự thảo Luật. Việc bổ sung điều này là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tương đồng với đa số các luật hiện hành.

(2) Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ: Cơ bản kế thừa các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ hiện hành.

(3) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Dự thảo luật đã khái quát hóa các nhóm nhiệm vụ của Chính phủ theo từng nhóm cụ thể: (1) Nhiệm vụ Chính phủ trình Quốc hội; (2) Nhiệm vụ Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (3) Nhiệm vụ Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh quyết định của Chủ tịch nước; (4) Nhiệm vụ quản lý tập trung thống nhất ở trung ương, không phân cấp cho chính quyền địa phương (gồm: Quốc phòng, an ninh, ngoại giao, tiền tệ, thuế, hải quan); (5) Nhiệm vụ Chính phủ thực hiện thống nhất trong việc phân công, phân cấp để phù hợp với khả năng, điều kiện, năng lực và đặc điểm của từng chủ thể.

Đồng thời, đề xuất bổ sung một số nhiệm vụ cụ thể khác thuộc quyền hành pháp của Chính phủ, nhưng chưa quy định rõ trong luật hiện hành hoặc đang được quy định tại các luật khác nay đề xuất chuyển giao cho Chính phủ theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Ví dụ: Quyền hạn của Chính phủ trong tình huống bất thường, nhưng chưa đến mức phải ban bố tình trạng khẩn cấp (như trong chống dịch Covid 19).

Theo đó, những nội dung này cần quy định rõ trong Luật để Chính phủ có công cụ, phương tiện chỉ đạo, điều hành bảo đảm theo đúng pháp luật. Quy định rõ một số quyền của Chính phủ trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và với cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

(4) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chinh phủ:

Dự thảo Luật đã thiết kế theo hướng phân định và khái quát hóa các nhóm nhiệm vụ: (1) Nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội; (2) Nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (3) Nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước; (4) Nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt của Chính phủ.

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất để chuyển các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Thủ tướng Chính phủ sang cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, bảo đảm tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp của Thủ tướng Chính phủ (các vấn đề quan trọng, liên ngành đang giao Thủ tướng Chính phủ sẽ được chuyển Chính phủ thống nhất quản lý).

(5) Về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Bổ sung và quy định rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Bổ sung và quy định rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là thành viên Chính phủ có trách nhiệm giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bổ sung quy định việc Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ hoặc ủy quyền cho thành viên Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ.

Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 127

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]